“Ngôi làng cổ tích” của Trung Quốc hóa ra chỉ là một thị trấn với những người nông dân giả danh và ngư dân rởm

Cảnh bình minh bình dị ló dạng trên huyện Xiapu, một thị trấn nông thôn ở Phúc Kiến, Trung Quốc. Từ những bãi biển của Xiapu, bạn có thể nhìn thấy một ngư dân đơn độc chèo thuyền về phía chân trời vô tận. Và đi sâu hơn, bạn có thể bắt gặp những đàn trâu đang thả rông và phát hiện những chú gà đang chạy tán loạn trên vùng đất nông nghiệp tươi tốt.

Hình ảnh về những danh lam thắng cảnh này ở Xiapu có rất nhiều trên Weibo, phiên bản Twitter của Trung Quốc.

"Ngôi làng cổ tích" của Trung Quốc hóa ra chỉ là một thì trấn với những người nông dân giả danh và ngư dân rởm - Ảnh 1.

Giống như Colonial Williamsburg ở Virginia, Xiapu gợi cho người ta nhớ về những ngày đã qua của vùng nông thôn Trung Quốc. Trên thực tế, Xiapu (Hà Phố) vẫn là một thị trấn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nhưng phần lớn cảnh quan đẹp như tranh vẽ của nó – và những con người bên trong những bức ảnh mà chúng ta vẫn thấy – được tạo ra bởi những người giả làm nông dân và ngư dân.

Trước khi lễ hội hóa trang này diễn ra, Xiapu được biết đến nhiều nhất với hải sản. Tuy nhiên, nhiều năm thất thu từ biển đã khiến nền kinh tế của khu vực bị ảnh hưởng. Sau đó, chính quyền địa phương đã có một ý tưởng táo bạo, đó là: thu tiền từ du lịch nông thôn, nhằm biến Xiapu trở thành ngôi làng nông thôn ven biển trong mơ của mọi người.

Tuy nhiên, hiện tại Xiapu được biết đến với một cái gì đó hoàn toàn khác. Với đủ mọi mức giá phù hợp với túi tiền của nhiều người, du khách Trung Quốc và nước ngoài đều có thể có được bức ảnh đẹp để đưa lên mạng xã hội.

"Ngôi làng cổ tích" của Trung Quốc hóa ra chỉ là một thì trấn với những người nông dân giả danh và ngư dân rởm - Ảnh 2.

Hà Phố từng là huyện làm nông và ngư nghiệp nhưng bị thất thu kinh tế, sau đó chính quyền chuyển đổi nơi này thành điểm chụp hình, biến hàng trăm người dân thành diễn viên, người đốt rơm tạo khói sương cho bối cảnh, hướng dẫn viên, người thu phí vào cửa… Từ năm 2008 đến 2019, số lượng du khách đến đây ngày một tăng và trở thành nguồn thu chính cho dân địa phương.

Theo The New York Times, hứa hẹn về những bức ảnh tuyệt đẹp từ các buổi chụp ảnh được dàn dựng là điều thực sự thu hút đám đông đến với Xiapu. Đám đông các “nhiếp ảnh gia” sẽ được xếp thành một hàng ngay ngắn dọc theo cây cầu để chụp được một bức ảnh đã được dàn dựng với những người đóng giả ngư dân đội những chiếc mũ truyền thống đang chèo thuyền về phía cây cầu.

"Ngôi làng cổ tích" của Trung Quốc hóa ra chỉ là một thì trấn với những người nông dân giả danh và ngư dân rởm - Ảnh 3.

The Times đã nói chuyện với Liu Weishun, 40 tuổi, người quản lý một điểm chụp ảnh nơi sở hữu các lưới đánh cá khổng lồ – đạo cụ để chụp ảnh. Liu cho biết thời gian cao điểm tháng 4 đến tháng 6, chỗ Liu sẽ đón khoảng 500 lượt khách đi xe buýt tới chụp ảnh mỗi ngày và trả cho anh ấy 3 đô la mỗi người để có thể chụp ảnh những người đang đúc lưới. Một số khách hàng có yêu cầu đặc biệt sẽ phải trả thêm phụ phí để Liu liên lạc với những “người mẫu” thông qua bộ đàm để điều chỉnh bối cảnh.

“Các nhiếp ảnh gia có kỳ vọng rất cao vào các tác phẩm của họ”, Liu nói với The Times. “Họ cần ai đó ở những vị trí cụ thể, theo cách đáp ứng nhu cầu sáng tác của họ”.

"Ngôi làng cổ tích" của Trung Quốc hóa ra chỉ là một thì trấn với những người nông dân giả danh và ngư dân rởm - Ảnh 4.

Cả du khách cũng có thể đóng vai nông dân để chụp hình kỷ niệm. Những con trâu làm mẫu ở đây đã lâu không sử dụng cho công việc đồng áng mà thay vào đó là “phụ kiện” chụp ảnh. Dù giả hay không, các điểm du lịch nông thôn như Xiapu gần đây đã chứng kiến sự nổi tiếng trở lại. CNN đưa tin vào tháng 5 rằng cư dân thành phố đang hướng về vùng nông thôn để tìm kiếm các thú vui mới. Sự bùng nổ du lịch nông thôn cũng được thúc đẩy bởi sự nổi tiếng của Li Ziqi (Lý Tử Thất), một ngôi sao trực tuyến đã trở thành một trong những người có ảnh hưởng hàng đầu của Trung Quốc trên Weibo vì những bức ảnh miêu tả chân thực về vùng nông thôn Trung Quốc của cô.

"Ngôi làng cổ tích" của Trung Quốc hóa ra chỉ là một thì trấn với những người nông dân giả danh và ngư dân rởm - Ảnh 5.

Một số du khách đến thăm nơi đây thậm chí đã ví cảnh quan của nó với những cảnh trong “Spirited Away”, bộ phim hoạt hình đoạt giải Oscar của nghệ sĩ Nhật Bản Hayao Miyazaki . Một người dùng Weibo, ShenghuiFashi đã ví nơi đây là: “Thiên đường trên Trái đất”, đồng thời đăng một video dài 30 giây về cảnh quan đã được “dàn dựng”. Người đăng Weibo OuQiDeBao viết: “Dưới những tán cây, những người già đi xung quanh trông giống như một bộ phim. Nhưng màn sương chỉ là khói từ một đống rơm đang cháy” . “À, nhưng trên đời này, ai quan tâm là giả hay không, miễn là trong ảnh đẹp là được”.

"Ngôi làng cổ tích" của Trung Quốc hóa ra chỉ là một thì trấn với những người nông dân giả danh và ngư dân rởm - Ảnh 6.

“Sương mù” được nhìn thấy trong các bức ảnh về khu vực này thực tế được tạo ra bởi một người đàn ông đẫm mồ hôi đang “điên cuồng” quạt một đống rơm đang cháy

"Ngôi làng cổ tích" của Trung Quốc hóa ra chỉ là một thì trấn với những người nông dân giả danh và ngư dân rởm - Ảnh 7.

Tuy nhiên với một số người thì đây không phải là những gì họ thực sự mong muốn được thấy. Một người đăng Weibo khác có tên Sentez viết : “Đây là một trò lừa đảo. Mọi người đã bị lừa khi tới đây vì nghĩ rằng tất cả đều là thật. Điều tồi tệ hơn là có những phát hiện ra nông dân, ngư dân ở đây đều là rởm nhưng vẫn quyết định không nói, thay vào đó là tiếp tục đăng lên những bức ảnh ‘dàn dựng’ lên mạng”.

"Ngôi làng cổ tích" của Trung Quốc hóa ra chỉ là một thì trấn với những người nông dân giả danh và ngư dân rởm - Ảnh 8.

Du khách sẽ trả 3 USD để chụp hình những người mẫu đang đánh cá hoặc đắt hơn nếu chụp với trang phục truyền thống.

"Ngôi làng cổ tích" của Trung Quốc hóa ra chỉ là một thì trấn với những người nông dân giả danh và ngư dân rởm - Ảnh 9.

"Ngôi làng cổ tích" của Trung Quốc hóa ra chỉ là một thì trấn với những người nông dân giả danh và ngư dân rởm - Ảnh 10.

https://genk.vn/ngoi-lang-co-tich-cua-trung-quoc-hoa-ra-chi-la-mot-thi-tran-voi-nhung-nguoi-nong-dan-gia-danh-va-ngu-dan-rom-20220219161259864.chn