Ngành tiêu dùng nhanh: Vinamilk, Unilever và Masan dẫn đầu thị trường

Ngành tiêu dùng nhanh: Vinamilk, Unilever và Masan dẫn đầu thị trường

Theo Kantar Worldpanel, Vinamilk là công ty dẫn đầu thị trường tiêu dùng nhanh (FMCG) ở khu vực thành thị Việt Nam. Trong khi đó, ở nông thôn, Masan Consumer mới là thương hiệu được biết đến nhiều nhất.

Theo Kantar Worldpanel, Vinamilk là công ty dẫn đầu thị trường tiêu dùng nhanh (FMCG) ở khu vực thành thị Việt Nam. Trong khi đó, ở nông thôn, Masan Consumer mới là thương hiệu được biết đến nhiều nhất.

Cụ thể, trong báo cáo thường niên Brand Footprint 2022 mới đây của Kantar Worldpanel, đơn vị này nhận định, Vinamilk chính là thương hiệu dẫn đầu thị trường thành thị Việt Nam ở nhóm ngành FMCG với 67 CRP (Customer Reach Point – chỉ số tiếp cận người tiêu dùng). Unilever đứng thứ 2 với 52,2 CRP. Với 43,6 CRP, Masan Consumer xếp thứ 3.

kantar

Xếp hạng tiếp cận thị trường FMCG của Kantar Worldpanel Việt Nam (ảnh: Kantar)

Ở thị trường nông thôn, vị thế có sự đảo ngược khi Masan Consumer vươn lên dẫn đầu với 330 CRP. Unilever đứng vị trí thứ 2 với 305 CRP còn Vinamilk xếp vị trí thứ ba với 223 CRP.

Theo đại diện của đơn vị nghiên cứu thị trường đến từ Anh quốc, năm qua ngành hàng FMCG Việt Nam đối diện với loạt khó khăn, thách thức khi sự tăng trưởng có chiều hướng chậm lại. Cũng theo Kantar Worldpanel, CRP là thước đo nhằm đo lường bao nhiêu hộ gia đình trong phạm vi nghiên cứu có chọn mua một thương hiệu (tỷ lệ hộ mua) và mức độ thường xuyên mua (tần suất mua). Có thể xem thước đo này là đại diện chân thực về sự lựa chọn của người tiêu dùng.

“Có19 trong top 50 thương hiệu tăng điểm CRP so với năm 2020. Con số này ở khu vực nông thôn là 15 trên tổng số 50 thương hiệu. Thực phẩm đóng gói và Sữa là 2 ngành hàng chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường FMCG cả thành phố lẫn nông thôn. Trong khi đó, tình hình ngành hàng đồ uống lại không mấy khả quan, đặc biệt là ở nông thôn.” – bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc khối Kinh doanh Kantar Worldpanel Việt Nam trả lời truyền thông.

Vinamilk cũng là thương hiệu dẫn đầu thị trường sữa ở cả nông thôn lẫn thành thị, bỏ xa các thương hiệu xếp sau là TH True, Fami, Ông Thọ, Milo…

Theo đại diện của Kantar Worldpanel, bất chấp những khó khăn bủa vây như lạm phát, đại dịch… ngành FMCG Việt Nam đã có sự tăng trưởng tốt.

Trong khi đó, các chuyên gia thị trường có một cũng cho rằng trụ cột của thị trường tiêu dùng hiện tại là Gen Y (1981 – 1995) và Gen Z (1996 – 2014). Đây cũng là đối tượng khách hàng chính của ngành hàng mang tính đặc thù này.

Nếu như gen Y phần nào đã trải qua những khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008 – 2010, thì gen Z, thế hệ sinh ra và lớn lên cùng công nghệ sẽ lần đầu đối mặt với cuộc khủng hoảng sắp tới.

Theo Forbes, khía cạnh trải nghiệm của thế hệ trẻ đang thay đổi. Khảo sát Gen Z và Millennial (Gen Y) năm 2022 của Deloitte cho thấy mối lo lớn nhất là nển tảng tài chính bấp bênh của họ trong thế giới ngày càng đắt đỏ.

Còn mối quan tâm cấp bách nhất của thế hệ này không còn là nhu cầu trải nghiệm, hưởng thụ cuộc sống nữa. Sự chuyển dịch mối quan tâm trong khảo sát cho thấy thực tế thị trường.

Khi chi phí sinh hoạt, bao gồm tiền thuê nhà, phương tiện đi lại và các hóa đơn điện, nước mới là mối quan tâm hàng đầu của 29% những người lao động ở độ tuổi Gen Z. Trong khi đó, 46% chia sẻ rằng toàn bộ thu nhập của họ chỉ đủ chi trả sinh hoạt phí, không dành dụm được đồng nào. Chỉ 25% số này có thể thoải mái chi tiêu hàng tháng.

Trái ngược với suy nghĩ này, bà Nguyễn Phương Nga cho rằng, tại thị trường Việt Nam sẽ xuất hiện những nhu cầu tiêu dùng mới trong ngành FMCG, khi trong thập kỷ tiếp theo, có khoảng 75% dân số chi tiêu hơn 11USD/ngày. Đại diện của Kantar Worldpanel dự đoán đến cuối năm 2022, GDP bình quân đầu người sẽ đạt 3900 USD/người. Hiện nay, chi tiêu trung bình hàng tháng của hộ gia đình ở khu vực thành thị là khoảng 1,6 triệu đồng, tăng 45% so với 10 năm trước. Con số này ở nông thôn là 1 triệu đồng/ tháng, tăng gấp đôi 10 năm trước.