Ngành kinh tế xây dựng là ngành gì? Từ A- Z mọi thông tin về ngành này

Ngành kinh tế xây dựng là ngành gì? Từ A- Z mọi thông tin về ngành này. Chia sẻ về cơ hội việc làm cũng như mức lương của những bạn trẻ sau khi ra trường sẽ được đề cập đầy đủ trong bài viết sau đây. Cùng khám phá nhé.

Ngành kinh tế xây dựng trong những năm hiện nay đang trở thành một trong những ngành nghề rất được các bạn trẻ quan tâm. Vậy thì kinh tế xây dựng là gì và việc làm của ngành kinh tế xây dựng là gì sau khi ra trường trong ngành xây dựng? Chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc đó trong bài viết dưới đây.

I. Bạn có biết kinh tế xây dựng là gì không?  

1. Tìm hiểu về kinh tế xây dựng là gì?

Ngành kinh tế xây dựng là một trong những chuyên ngành của khối ngành xây dựng. Kinh tế xây dựng là sự kết hợp của hai lĩnh vực khác nhau đó là kinh tế và lĩnh vực ngành xây dựng. Thông qua kinh tế xây dựng thì sẽ giúp để có thể quản lý các vấn đề về tài chính trong quá trình của ngành xây dựng, thống kê về tài chính sử dụng trong quá trình triển khai các dự án xây dựng của các doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính minh bạch và tối ưu nhất.

Ngành kinh tế xây dựng là ngành gì? Từ A- Z mọi thông tin về ngành này

Bạn có biết kinh tế xây dựng là gì không?

Nếu như bạn yêu thích về khối ngành kinh tế cũng như cùng với khối ngành xây dựng thì đây là một sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn cho bạn trong việc chọn ngành học và nghề nghiệp của bản thân. Đây là một nghề nghiệp rất có triển vọng trong tương lai bởi vì khối ngành xây dựng là một trong những ngành cần thiết hiện nay và tương lai thì sẽ không ngừng có xu hướng phát triển hơn nữa. Và để có thể hiểu rõ hơn về khối ngành kinh tế xây dựng là gì trong nền kinh tế hiện đại hiện nay thì chúng ta sẽ có thể mô tả ngành kinh tế xây dựng khi bạn là một kỹ sư kinh tế xây dựng như sau 

  • Bạn sẽ là người phải lập và quản lý các hồ sơ về các vấn đề và dự án của doanh nghiệp để đầu tư vào đó
  • Bạn phải lên kế hoạch cho việc xây dựng công trình của doanh nghiệp. Bạn cần phải đảm bảo nhiệm vụ công việc lập hồ sơ dự thầu cho doanh nghiệp, tính toán cho công trình đó với mức giá bao nhiêu, kiểm tra khối lượng và hồ sơ thầu cũng như Làm sao để có thể nâng giá thầu công trình ở mức tối thiểu nhất mà vẫn có thể đạt được lợi ích ở mức tối đa 
  • Bạn cần có một sự chủ động để có thể kết hợp các bộ phận chức năng thi công trong công trình và hoàn thành tốt nhất cho công trình của công ty xây dựng của mình 
  • Bạn sẽ là người phải quản lý về kinh phí cho công trình của mình, quản lý đơn giá và giá cả của vật liệu trên thị trường sử dụng vào công trình
  • Khi là kỹ sư kinh tế xây dựng thì bạn cần phải có các kỹ năng chuyên môn về ngành kinh tế xây dựng. Hiểu rõ được kinh tế xây dựng là gì để sử dụng trong dự án có hiệu quả nhất 
  • Một kỹ sư kinh tế xây dựng thì phải làm công tác thẩm tra chất lượng của dự án để hoàn thiện dự án dự toán về tài chính và dự án trong công trình. 

2. Tố chất cần có để theo đuổi ngành kinh tế xây dựng là gì? 

Để có thể theo đuổi về khối ngành kinh tế xây dựng, làm tốt công việc của một kỹ sư kinh tế xây dựng thì bạn cần phải có tố chất như sau 

  • Đầu tiên đây là một trong những bước đệm và là tiền đề để bạn có thể học Khối ngành kinh tế xây dựng này đó là bạn cần phải học được, ổn những môn tự nhiên như Toán Lý Hóa và tiếng Anh đây là một trong những ngoại ngữ rất cần thiết hiện nay 
  • Bạn có niềm yêu thích nhất định đối với ngành xây dựng và cả khối ngành kinh tế. Bởi vì khi mà bạn yêu thích khối ngành cũng như việc làm bạn làm thì bạn mới có thể làm tốt được 
  • Bạn thích tìm tòi ham học hỏi cái mới và luôn luôn muốn đem đến sự sáng tạo cho công việc. Nó sẽ giúp bạn đi đến thành công và phát triển ngành nghề của bản thân mình 
  • Kỹ năng làm việc nhóm cũng là một trong những yếu tố chất rất quan trọng và cần thiết để bạn có thể thành công với công việc và đoàn kết để hoàn thành công việc một cách tốt nhất 
  • Đối với khối ngành này thì bạn cần phải chịu được áp lực với công việc về quản lý tài chính cho dự án xây dựng của doanh nghiệp 
  • Ngoài ra thì bạn cũng cần phải có một tư duy độc lập và logic về các vấn đề liên quan một cách khoa học để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất 

Nếu như mà bạn đã có đầy đủ các tố chất trên đây thì hãy tự tin theo đuổi của ngành kinh tế xây dựng này bởi vì đây là một trong những khối ngành nghề có thể đem đến cho bạn nhiều cơ hội làm việc tuyệt vời trong tương lai.

Xem thêm: Bật mí tuyệt chiêu thành công trong ngành kinh tế xây dựng

II. Mô tả công việc kỹ sư kinh tế xây dựng

Kỹ sư kinh tế xây dựng là người đóng vai trò vô cùng quan trọng, công việc của kỹ sư kinh tế xây dựng tác động tới nền tảng thành công cho các dự án xây dựng liên quan của doanh nghiệp. Nếu như chi phí quá hạn chế thì khả năng cao chất lượng chung của dự án có thể bị ảnh hưởng, còn nếu như trong trường hợp chi quá nhiều, thì tiền vốn đầu tư có thể cạn kiệt trước khi mà công trình được hoàn thành. Việc cân đối chi phí và hoạt động xây dựng là một việc vô cùng quan trọng và là công việc chính của người kỹ sư kinh tế xây dựng.

Ngành kinh tế xây dựng là ngành gì? Từ A- Z mọi thông tin về ngành này

Mô tả công việc kỹ sư kinh tế xây dựng

Phụ thuộc vào quy mô của công trình thì việc chịu trách nhiệm của kỹ sư kinh tế xây dựng sẽ có thể khác nhau nhưng tuy nhiên về cơ bản, kỹ sư kinh tế xây dựng phụ trách:

  • Nghiên cứu cũng như là chuẩn bị ngân sách xây dựng cho một loạt các hoạt động dự án liên quan đến xây dựng và việc thiết kế thi công.
  • Lập ra bản kế hoạch chi phí của từng giai đoạn khác nhau của dự án để có thể đảm bảo việc chi tiêu hợp lý, và đảm bảo tính bền vững cho tổng thể toàn dự án.
  • Chịu trách nhiệm tư vấn cho nhà thầu và cơ quan của nhà nước về các vấn đề liên quan đến chi phí đầu tư cho dự án xây dựng.
  • Tư vấn cho doanh nghiệp để chọn nhà thầu hợp lý và quy trình mua vật liệu xây dựng công trình.
  • Quản lý các vấn đề liên quan đến chi phí trong dự án cho cả nhà thầu và cả các bên liên quan khác liên quan đến công trình, chẳng hạn như khách hàng.
  • Đàm phán và giải quyết tranh chấp nếu có trong quá trình nhập mua vật tư cho công trình và thi công tại công trường.
  • Chịu trách nhiệm báo cáo chi phí tài chính của công trình xây dựng.
  • Hỗ trợ quá trình nghiệm thu khi công trình thi công đã được hoàn tất.

Xem thêm : Cái nhìn bao quát nhất về trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

III. Một số vấn đề về ngành kinh tế xây dựng bạn nên biết 

1. Chương trình đào tạo ngành kinh tế xây dựng

Nếu như bạn đã quyết định theo học khối ngành kinh tế xây dựng thì bạn sẽ được đào tạo về các môn học cụ thể như sau 

1.1. Về các môn học đại cương:

Trong các môn học đại cương thì bạn sẽ phải học các môn học như là: môn giải tích, môn đại số tuyến tính, môn pháp luật đại cương, môn ngoại ngữ, môn Giáo dục thể chất, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, xác suất thống kê, kỹ năng hoạt động nhóm, Ngữ Văn,… 

1.2. Về các môn cơ sở 

Các môn cơ sở thì các bạn sẽ học như sau: 

  • Các môn bắt buộc trên chương trình như là: kinh tế học, tài chính tiền tệ, kinh tế lượng, điều tra quy hoạch, kỹ thuật cơ học, Xây Dựng thiết kế đường ô tô,…
  • Các môn học tự chọn cho các các bạn học trong chương trình: đào tạo cơ sở khoa học quản lý, quản trị kinh doanh, Pháp luật xây dựng, pháp luật kinh tế, tài chính doanh nghiệp, xây dựng thị trường tài chính,đường sắt thủy văn, quản lý hợp đồng xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng,…. 
  • Các môn chuyên ngành thì phải học các môn bắt buộc với các khối chuyên ngành như sau: kinh tế Quản lý khai thác cầu đường, kinh tế Quản lý khai thác công trình, kế hoạch khai thác và an toàn giao thông, bảo dưỡng sửa chữa đường ô tô, tổ chức thi công, bảo dưỡng đường sửa chữa công trình, kinh tế xây dựng công trình giao thông, chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa, thống kê, đầu tư xây dựng, kế toán xây dựng cơ bản,…

1.3. Với các môn học tự chọn

Các môn học tự chọn cho phần tự chọn: kinh tế Quản lý khai thác cầu đường, quản lý tài chính trong khai thác cầu đường, thanh toán và quyết toán trong xây dựng, quản lý đơn vị khai thác, kinh tế xây dựng công trình, marketing trong xây dựng, hạch toán nội bộ, lập hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự án trong xây dựng 

Trên đây thì là các môn học sẽ được đào tạo trong khối ngành kinh tế xây dựng. Trong các chương trình giảng dạy của mỗi trường đại học thì đôi lúc sẽ có chút khác biệt với nhau để có thể phù hợp nhất về mô hình giảng dạy của nhà trường. Nhưng mà cho dù trong lòng bất kỳ mô hình nào thì nó sẽ vẫn cung cấp đầy đủ cho bạn những kiến thức cũng như là những kỹ năng chuyên môn trong khối ngành kinh tế xây dựng này để bạn có thể tự tin làm việc sau khi ra trường.

2.  Mã ngành kinh tế xây dựng và điểm chuẩn xét tuyển ngành?

Hiện nay thì mã ngành của khối ngành kinh tế xây dựng là: 7580301 

Và điểm chuẩn của khối ngành kinh tế xây dựng ở môi trường sẽ có chút khác nhau do hiện nay thì có hai hình thức xét tuyển vào chuyên ngành này. Với việc xét tuyển theo kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia hiện nay thì điểm chuẩn sẽ dao động từ khoảng là 13 cho đến 18 điểm tùy vào quyết định của từng trường. Còn đối với hình thức xét tuyển bằng học bạ thì bạn có thể tham khảo các trường và sẽ dao động từ khoảng là 18 cho đến 19 điểm 

Điểm xét tuyển chuyên ngành kinh tế xây dựng hiện nay thì sẽ không quá cao và phù hợp với rất nhiều các đối tượng. Với điểm xét tuyển không quá cao như vậy thì nếu như vậy bạn có niềm đam mê và khối ngành kinh tế xây dựng có thể đăng ký xét tuyển và học tập theo đuổi nghề nghiệp và tương lai của bản thân mình

Xem thêm: Tuyệt chiêu viết CV ngành kỹ sư công trình xây dựng mới nhất

IV. Muốn học kinh tế xây dựng thì thi khối nào, trường nào

1. Các trường đào tạo ngành Kinh tế xây dựng

Dưới đây là hình ảnh của những trường đào tạo về khối ngành kinh tế xây dựng của 3 miền nước ta hiện nay. Thông qua hình ảnh này thì mong rằng các bạn có thể tìm hiểu và chọn lựa cho mình được một trường đại học học ở tỉnh thành, vùng miền và mình mong muốn, để có thể theo học khối ngành kinh tế xây dựng này nhé:

Ngành kinh tế xây dựng là ngành gì? Từ A- Z mọi thông tin về ngành này

Các trường đào tạo ngành Kinh tế xây dựng

2. Các khối thi ngành Kinh tế xây dựng

Tại Việt Nam hiện nay thì các trường đào tạo về khối ngành kinh tế xây dựng sẽ xét tuyển theo các khối như sau 

Ngành kinh tế xây dựng là ngành gì? Từ A- Z mọi thông tin về ngành này

Các khối thi ngành Kinh tế xây dựng

Các bạn có thể tham khảo để có thể vạch ra cho mình một bản kế hoạch học tập tập đúng đắn phù hợp với cả khối ngành mà mình có lợi thế. Cũng như là được xét tuyển vào khối ngành kinh tế xây dựng để sau này khi ra trường có thể có cơ hội trở thành một kỹ sư kinh tế xây dựng hoặc là bất kỳ ngành nghề nào có liên quan đến khối ngành kinh tế xây dựng này nhé.

V. Cơ hội việc làm cho bạn trong ngành kinh tế xây dựng hiện nay?

1. Bạn có thể làm việc ngành kinh tế xây dựng ở đâu?

Sau khi đã hiểu rõ về ngành kinh tế xây dựng là gì và quyết định theo học về khối ngành kinh tế dựa vào các trường đại học. Bạn sẽ hoàn thành chương trình học tập của ngành kinh tế xây dựng. Sau khi mà bạn đã có đầy đủ các kiến thức về chuyên môn và vững chắc các kỹ năng, sẵn sàng để có thể làm việc thì bạn sẽ sẽ có thể bắt đầu từ việc và dần dần có thể thăng tiến ở trên những cấp độ khác nhau của khối hình này. Các bạn sinh viên nên biết rằng: bản thân là một người mới ra trường thì các bạn đừng vội khi nghĩ đến các vị trí cao cấp bởi vì rất nhiều người phải mất thậm chí cả chục năm để có thể làm được ở các vị trí như là: quản lý, giám đốc, phó giám đốc,… Vì thế khi mới ra trường thì các bạn nên quan tâm các vị trí ý như sau 

  • Bạn có thể trở thành các cán bộ của các cơ quan quản lý đầu tư và xây dựng từ các địa phương từ cấp Trung ương 
  • Ngoài ra thì bạn cũng có thể là cán bộ quản lý xây dựng của nhà nước về việc quản lý các việc đầu tư xây dựng quản lý các bộ phận doanh nghiệp đầu tư 
  • Đấu thầu và quản lý các công trường, các công ty kinh doanh về xây dựng và bất động sản 
  • Có thể trở thành một chuyên viên tư vấn và phân tích các dự án đầu tư để cung cấp phương án đầu tư công trình thông minh
  • Ngoài ra thì bạn có thể trở thành quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng 
  • Bạn cũng có thể tham gia vào các công tác giảng dạy về chuyên ngành kinh tế xây dựng tại các trường đại học, ở các trường cao đẳng nếu như vậy bạn đã có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm 
  • Còn đối với những bạn mà muốn được phát triển và nâng cao thêm kiến thức bản thân thì bạn có thể học tập và tiếp tục học khối ngành này.

2. Giải đáp thắc mắc về mức lương cho ngành kinh tế xây dựng như thế nào?

Mặc dù là khối ngành kinh tế xây dựng không phải là một trong những khối ngành nghề hot nhất hiện nay. Tuy nhiên thì đây cũng là một trong những ngành và bạn có thể phát triển và thăng tiến được trong tương lai. Về mức lương bạn mới ra trường có thể nhận được dao động từ khoảng 7 đến 10 triệu. Mức lương khá cao cho các bạn sinh viên mới ra trường hiện nay và đây không phải là mức lương chắc chắn nó có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí làm việc của bạn và kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn của bạn

VI. Kết luận 

Vậy là trên đây thì chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin về khối ngành kinh tế xây dựng là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường của ngành kinh tế xây dựng là gì? Mong rằng thông qua bài viết này thì bạn có thể hiểu được ngành kinh tế xây dựng là gì và tìm kiếm được cho mình một ngành học phù hợp với bản thân.