Ngành khoa học quản lý là gì? Cơ hội nghề nghiệp – JobsGO Blog

Đánh giá post

Khoa học quản lý là hoạt động lên kế hoạch và tổ chức sắp xếp công việc sao cho giảm thiểu tối đa các khoản chi phí và nhân lực. Sinh viên ngành khoa học quản lý được trang bị kỹ năng hoạch định, phân tích và tổ chức thực hiện các chiến lược – dự án phát triển kinh tế xã hội… Nếu bạn đang quan tâm và muốn hiểu hơn về ngành khoa học quản lý, hãy cùng JobsGO tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

1. Tìm hiểu chung về ngành khoa học quản lý

Ngành khoa học quản lý (Mã ngành 7340401) có tên gọi khác là Management Science. Đây là chuyên ngành nghiên cứu các tri thức khoa học về vai trò của quy trình quản lý, nguyên tắc quản lý, phương pháp quản lý và quyết định quản lý. Từ đó ứng dụng vào thực tế công việc nhằm tối ưu chi phí và nhân lực cho doanh nghiệp.

ngành khoa học quản lýngành khoa học quản lý

Với ngành học này, sinh viên nắm vững tầng kiến thức chuyên sâu về tư vấn quản lý, năng lực phân tích và giải quyết vấn đề thực tiễn. Sinh viên có nền tảng nhận thức đúng đắn về ngành nghề và biết ứng dụng hiệu quả vào thực tế công việc.

2. Ngành khoa học quản lý học những gì?

Thời gian để một sinh viên hoàn thành tốt nghiệp chuyên ngành khoa học quản lý thường kéo dài trong 4 năm. Với tiêu chuẩn chương trình học và các môn học như sau:

I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG

Ngoại ngữ cơ sở 1, 2, 3 (Anh, Nga, Pháp, Trung)

Tin học cơ sở 1, 2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam

Giáo dục thể chất

Kỹ năng bổ trợ

Giáo dục Quốc phòng an ninh

II. KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC
Học phần bắt buộc:

Xã hội học đại cương

Tâm lý học đại cương

Logic học đại cương

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Pháp luật đại cương

Lịch sử văn minh thế giới

Các phương pháp nghiên cứu khoa học

Học phần tự chọn:

Nhập môn Năng lực thông tin

Môi trường và phát triển

Kinh tế học đại cương

Thực hành văn bản tiếng Việt

Thống kê cho khoa học xã hội

III. KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH
Học phần bắt buộc:

Tâm lý học quản lý

Quản lý nguồn nhân lực

Khoa học quản lý đại cương

Đại cương về quản trị kinh doanh

Học phần tự chọn:

Thông tin học đại cương

Lý thuyết hệ thống

Văn hóa tổ chức

Luật hành chính Việt Nam

Địa lý thế giới

IV. KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH
Học phần bắt buộc:

Đại cương về sở hữu trí tuệ

Hành chính học đại cương

Học phần tự chọn:

Luật Hiến pháp

Xử lý dữ liệu

Quản lý biến đổi

Nghiệp vụ thư ký

Xã hội học quản lý

Soạn thảo và ban hành văn bản quản lý

V. KIẾN THỨC NGÀNH
Học phần bắt buộc:

Văn hóa và đạo đức quản lý

Lý thuyết quyết định

Quản lý khoa học và công nghệ

Quản lý chất lượng

Kỹ năng quản lý

Khoa học tổ chức

Khoa học và công nghệ luận

Lịch sử tư tưởng quản lý

Khoa học chính sách

Học phần tự chọn theo hướng chuyên ngành:
a) Chuyên ngành Quản lý hành chính cấp cơ sở

Phân cấp quản lý hành chính

Quản lý cấp cơ sở

Quản lý cấp cơ sở về văn hóa – xã hội

Quản lý cấp cơ sở về kinh tế

Dịch vụ công

b) Chuyên ngành Quản lý nguồn nhân lực

Tuyển dụng nhân lực

Tổ chức lao động khoa học

Bảo hiểm xã hội

Pháp luật về lao động và việc làm

Định mức lao động và Tổ chức tiền lương

c) Chuyên ngành Chính sách xã hội

Chính sách phòng chống tệ nạn xã hội

Chính sách dân tộc và tôn giáo

Chính sách giảm nghèo bền vững

Chính sách Trợ giúp xã hội

Chính sách văn hóa và giáo dục

d) Chuyên ngành Quản lý Sở hữu trí tuệ

Quản lý SHTT trong doanh nghiệp

Nhãn hiệu và các chỉ dẫn thương mại khác

Quyền tác giả và quyền liên quan

Kiểu dáng công nghiệp

Sáng chế và giải pháp hữu ích

e) Chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Chính sách khoa học và công nghệ

Hệ thống đổi mới quốc gia

Nghiên cứu xã hội về khoa học, công nghệ và môi trường

Pháp luật về Khoa học và công nghệ

Học phần tự chọn:

Quản lý tài sản công

Quản lý tài chính công

Công pháp quốc tế

Quản lý dự án

VI. THỰC TẬP & KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP/HỌC PHẦN THAY THẾ

Khóa luận tốt nghiệp

Thực tập tốt nghiệp

Thực tập thực tế

Học phần cho sinh viên không làm khóa luận:

Lý luận và phương pháp quản lý

Các vấn đề đương đại trong quản lý

Bảng 1. Chương trình các môn học ngành khoa học quản lý.

3. Ngành khoa học quản lý có được ưa chuộng không?

Ngành khoa học quản lý không chỉ được ưa chuộng ở những bạn trẻ sáng tạo, linh hoạt mà còn ở những cá nhân luôn muốn tìm ra sự mới mẻ trong công việc. Ngành học này cũng mang lại cơ hội nghề nghiệp triển vọng trong tương lai bởi:

3.1 Xã hội nào cũng cần khoa học quản lý

Thuở sơ khai, con người đã biết quản lý đời sống xã hội nguyên thuỷ theo hình thức thị tộc, bộ lạc. Ngày nay, với tổ chức xã hội hiện đại phức tạp, chúng ta buộc phải trau dồi tri thức về con người và xã hội để quản lý nó. Doanh nghiệp, tổ chức, nhà nước… hay thậm chí gia đình và chính bản thân chúng ta đều cần tới quản lý.

khoa học quản lýkhoa học quản lý

Đây là lý do ngành khoa học quản lý đóng vai trò quan trọng đối với xã hội và với mỗi cá nhân.

3.2 Cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp

Một quản lý/ lãnh đạo nếu được trang bị kiến thức, kỹ năng và phẩm chất vốn có của người quản lý sẽ mở ra tương lai rộng mở. Đặc biệt khi họ tham gia vào cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, công ty… thì cơ hội thăng tiến trong công việc là không giới hạn.

khoa học quản lý là gìkhoa học quản lý là gì

3.3 Rèn luyện sự tự tin, năng động

Nếu tham gia vào ngành khoa học quản lý, bạn có thể trở thành chuyên viên, tư vấn viên hoặc ở vị trí cao hơn như doanh nhân, nhà lãnh đạo đứng đầu các tổ chức, doanh nghiệp… Ngành học này sẽ giúp bạn trở nên tự tin, năng động, có khả năng quản lý, lãnh đạo nhóm các cá nhân, tập thể.

4. Cách xác định ngành Khoa học quản lý có phù hợp với bạn?

Với đặc thù riêng của ngành, ngành quản lý khoa học sẽ phù hợp với những cá nhân thích sự quản lý, quản trị và thích thách thức bản thân phải sáng tạo trong công việc. Vì vậy, nếu bạn mang trong mình những tố chất sau, ngành Khoa học quản lý chắc chắn dành cho bạn:

  • Có ý chí hoàn thiện bản thân.
  • Cá tính độc lập, sáng tạo và quyết đoán.
  • Nhạy bén với các thông tin và chủ động linh hoạt.
  • Có tham vọng thăng tiến.

5. Ngành khoa học quản lý thi khối gì?

Có khá nhiều tổ hợp môn xét ngành khoa học quản lý phù hợp với học lực và thế mạnh của từng bạn. Tuy vậy, hầu hết các trường không sử dụng tổ hợp xét tuyển giống nhau. Dưới đây là tất cả những tổ hợp môn/ khối thi ngành khoa học quản lý năm 2022:

Khối thi
Môn học

A00
Toán, Vật lý, Hóa học

A01
Toán, Vật lý, Tiếng Anh

C00
Văn, Lịch sử, Địa lý

D01
Toán, Văn, Tiếng Anh

D07
Toán, Hóa học, Tiếng Anh

học quản lýhọc quản lý

6. Học khoa học quản lý tại trường nào?

Tuy khoa học quản lý là ngành học không thể thiếu trong mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội và đời sống nhưng các trường đại học tại Việt Nam có ngành này còn ít.

Nhằm giúp bạn tìm ra đích đến phù hợp, JobsGO đã cập nhật danh sách các trường kèm điểm chuẩn xét tuyển ngành khoa học quản lý trong phạm vi 3 năm gần nhất:

STT
Tên trường
Khối xét tuyển
Điểm chuẩn
Năm 2020
Năm 2021
Năm 2022

1
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Trường ĐHQG Hà Nội
A01, C00, D01, D04, D78, D83
20.25 – 28.5
24.0 – 28.6
22.0 – 29.0

2
Đại học Kinh tế Quốc dân
A00, A01, D01, D07
26.25
27.2
20.3 – 26.85

3
Đại học Khoa học Thái Nguyên
C00, C14, D01, D04
15.0
15.0
15.0 – 18.0

Bảng 3. Các trường có hệ thống đào tạo ngành học khoa học quản lý.

7. Ngành khoa học quản lý ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành khoa học quản lý có cơ hội hoạt động tại các cơ quan, tổ chức nhà nước, chính trị xã hội, doanh nghiệp,… Cụ thể như:

  • Cán bộ, công chức quản lý nhà nước ở nhiều lĩnh vực (kinh tế – xã hội, tài chính…);
  • Chuyên viên tư vấn, hoạch định chính sách về quản lý kinh tế, khoa học;
  • Quản lý HCNS tại các tập đoàn, doanh nghiệp;
  • Giảng viên ngành khoa học quản lý tại các trường đại học, cao đẳng

Hình 3. Vị trí quản lý HCNS tại một doanh nghiệp.

8. Mức lương dành cho ngành khoa học quản lý

Tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm cá nhân và mức độ đóng góp đối với doanh nghiệp mà mỗi vị trí ngành khoa học quản lý sẽ có một mức lương khác nhau. Cụ thể:

  • Nhóm sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm: Lương khởi điểm từ 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ/ tháng;
  • Nhóm nhân sự đã có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm: Mức lương trung bình từ 10.000.000 – 14.000.000 VNĐ/ tháng;
  • Nhóm quản lý, trưởng phòng cấp cao: Mức lương trung bình từ 20.000.000 – 30.000.000 VNĐ/ tháng

9. Kết luận

Quá trình học tập, làm việc của sinh viên ngành khoa học quản lý tuy nhiều thử thách nhưng bù lại thu nhập và đãi ngộ hoàn toàn xứng đáng. Nếu bạn là một người nhanh nhạy, có khả năng lãnh đạo và đặc biệt yêu thích nghiệp vụ quản lý thì đây là ngành học đáng để bạn đầu tư!

(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

JobsGO BannerJobsGO Banner