Ngành Khoa học hàng hải – Tuyển Sinh
Khoa học hàng hải là ngành nghề chưa được nhiều người biết đến. Tuy nhiên học Ngành khoa học hàng hải có những điều gì cần phải quan tâm và tìm hiểu? Chúng ta hãy tham khảo qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
1. Tìm hiểu về ngành Khoa học hàng hải
Ngành Khoa học hàng hải (tiếng Anh là Maritime Science) là ngành đào tạo ra những sinh viên trở thành sĩ quan hàng hải phục vụ trên tàu biển, bao gồm các tàu vận tải hàng hoá, vận tải dầu, khí, vận tải hành khách, hoa tiêu, công trình, dịch vụ, quốc phòng… Đào tạo học viên sau đại học trở thành những nhà quản lý hàng hải có chuyên môn vững chắc.
Mục tiêu của ngành Khoa học hàng hải đó là đào tạo sinh viên có đủ phẩm chất và kỹ năng phục vụ trên tàu biển, quản lý hàng hải có chuyên môn vững chắc; có kỹ năng thực hành tốt và khả năng thích ứng cao trong môi trường làm việc; có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, khả năng tác nghiệp độc lập và sáng tạo, khả năng giao tiếp và làm việc theo nhóm, hội nhập được trong môi trường quốc tế. Đồng thời, có khả năng sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp với các đồng nghiệp nước ngoài về chuyên môn và những vấn đề xã hội thông thường.
Sinh viên khi theo học ngành Khoa học hàng hải sẽ được đào tạo và học tập những môn học từ cơ bản đến chuyên ngành, hướng tới mục đích cuối cùng là có một công việc ổn định với mức thu nhập hấp dẫn. Được học lý thuyết song song với thực hành và kỹ năng mềm giúp sinh viên không còn bỡ ngỡ khi tốt nghiệp và làm việc thực tế với nghề. Cơ hội việc làm ngành Khoa học hàng hải rất nhiều. Bạn có thể làm việc tại các cơ sở nghiên cứu an toàn hàng hải, các cảng biển, khai thác cảng, làm chuyên gia tư vấn các lĩnh vực liên quan đến hàng hải, giảng dạy tại các trường đại học cao đẳng có đào tạo ngành Khoa học hàng hải…
2. Các khối thi vào ngành Khoa học hàng hải
Để có thể được học tập và trúng tuyển vào ngành Khoa học hàng hải ở các trường đại học thì bạn cần lựa chọn một trong những khối tuyển sinh phù hợp với năng lực và trình độ học tập của mình.
– Mã ngành: 7840106
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành:
- A00 – Toán, Lý, Hóa
- A01 – Toán, Vật Lý. Tiếng Anh
- D90 – Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
- C01 – Ngữ văn, Toán, Vật lí
- D07 – Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- D01 – Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
3. Điểm chuẩn ngành Khoa học hàng hải
Trong năm 2018, điểm chuẩn ngành Khoa học hàng hải của các trường đại học dao động trong khoảng 14 đến 20 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.
4. Các trường đào tạo ngành Khoa học hàng hải
Trên cả nước hiện nay chưa có nhiều trường đào tạo ngành Khoa học hàng hải mặc dù nhu cầu học tập và theo đuổi ngành nghề này rất đông đảo. Một số trường đào tạo ngành học này đó là:
- Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
- Đại học Nha Trang
5. Cơ hội việc làm ngành Khoa học hàng hải
Cơ hội việc làm sau khi bạn tốt nghiệp và cầm trên tay tấm bằng chuyên ngành Khoa học hàng hải thực sự rất rộng mở. Bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí tại các cơ quan khác nhau như:
- Giảng dạy ở trường đại học có đào tạo ngành quản lý hàng hải;
- Điều khiển tàu biển;
- Bảo đảm an toàn hàng hải, kinh tế vận tải biển;
- Bảo hiểm hàng hải, luật hàng hải;
- Các trường cao đẳng và dạy nghề về hàng hải và thủy sản;
- Các cơ sở nghiên cứu an toàn hàng hải, cảng vụ, bảo đảm an toàn hàng hải;
- Các doanh nghiệp hoạt động vận tải biển, bảo hiểm hàng hải, khai thác cảng, môi giới hàng hải;
- Chuyên gia tư vấn về các lĩnh vực liên quan đến hàng hải.
6. Mức lương ngành Khoa học hàng hải
Cũng giống như những ngành nghề khác thì thu nhập ngành Khoa học hàng hải cũng phụ thuộc nhiều vào số năm kinh nghiệm làm việc của bạn. Đối với những sinh viên mới ra trường bạn sẽ nhận được mức lương từ 7 đến 9 triệu đồng một tháng. Khi trau dồi được nhiều kỹ năng làm việc hơn mức lương cũng vì thế mà được tăng lên theo cấp số nhân.
7. Những tố chất phù hợp với ngành Khoa học hàng hải
Học tập và làm việc ở bất cứ cơ quan, đoàn thể hay lĩnh vực nào đi chăng nữa bạn cũng cần phải có kiến thức và phẩm chất, đạo đức. Trong ngành Khoa học hàng hải bạn cần có:
- Có tinh thần làm việc tốt;
- Có lòng yêu nghề và đam mê với nghề;
- Chuyên môn nghiệp luôn nắm vững;
- Có sức khỏe tốt;
- Biết quản lý và làm việc khoa học hiểu quả;
- Khả năng giao tiếp tốt;
- Có trình độ ngoại ngữ;
- Trình độ tin học thành thạo;
- Biết ứng dụng khoa học công nghệ vào trong công việc thường ngày…