NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA HIỆU QUẢ NHẤT NĂM 2021 — WISE Business

5/5 – (3 bình chọn)

Dù bạn là mới bắt đầu làm SEO hay là một chuyên gia SEO thì chắc chắn bạn phải đồng ý rằng nghiên cứu từ khóa là nhiệm vụ quan trọng và bắt buộc khi làm SEO.

Trong bài viết này, WISE Business sẽ chia sẻ với các bạn phương pháp nghiên cứu hiệu quả cho bất kỳ dự án SEO nào của bạn. Đây cũng là một trong những bài học quan trọng của khóa học dịch vụ SEO tổng thể Website mà WISE đã chia sẻ với học viên.

Sau khi đọc hết bài viết này các bạn sẽ nắm được:

  • Bản chất của từ khóa
  • Cách nghiên cứu từ khóa Google và phân loại triển khai
  • Quy trình nghiên cứu từ khóa

I. Nghiên cứu từ khóa là gì?

Hiểu một cách đơn giản, từ khóa là bất kỳ từ hoặc cụm từ mà người dùng sẽ nhập vào các công cụ tìm kiếm để tìm hiểu thông tin trên Internet.

Nghiên cứu từ khóa hay còn gọi là keyword research là quá trình tìm kiếm, phân tích, đánh giá các từ hoặc cụm từ mà mọi người sử dụng để tìm kiếm thông tin trên Internet.

Nghiên cứu từ khóa có thể xem là một trong những bước đầu tiên cần thực hiện khi triển khai SEO giúp doanh nghiệp xác định bộ từ khóa và đưa ra chiến lược thực hiện SEO phù hợp.

Xem ngay: 8 cách giúp Google Index URL nhanh hơn

II. Tại sao nghiên cứu từ khóa có vai trò quan trọng khi thực hiện SEO?

Thiếu kiến thức và kinh nghiệm về nghiên cứu từ khóa có thể khiến bạn mắc sai lầm khi lựa chọn các từ khóa không đúng mục tiêu và tiêu tốn nguồn lực của doanh nghiệp.

Nghiên cứu từ khóa giúp bạn có thể xây dựng cấu trúc website dễ dàng hơn, từ đó có thể tối ưu Onpage tốt hơn. Việc nghiên cứu từ khóa thường là bước đầu tiên trong quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của bất kỳ trang web nào.

Nghiên cứu từ khóa là nền móng cần thiết để tạo ra một trang web thành công với SEO. Qua nghiên cứu từ khóa, bạn xác định được mục đích tìm kiếm của các từ khóa để từ đó có kế hoạch tạo content đáp ứng ý định tìm kiếm của người dùng.

Hơn nữa, nghiên cứu từ khóa không chỉ giúp bạn nắm được xu hướng trong ngành mà còn khám phá ra loại cạnh tranh nào bạn sẽ gặp phải đối với các cụm từ khóa mà bạn muốn xếp hạng.

nhận tư vấn
WISE BUSINESS

Tên

Email

Phone

Lĩnh vực quan tâm

III. Bản chất của từ khóa

3 bản chất của từ khóa mà mọi SEOer nên biết:

1. Mỗi Keyword đều ẩn chứa một “ý định” tìm kiếm

Mỗi từ khóa được search đều ẩn chứa một ý định của người dùng! Điều này đồng nghĩa với việc nếu lựa chọn SEO đúng các từ khóa chứa ý định của khách hàng muốn mua sản phẩm, bạn sẽ dễ dàng tăng tỉ lệ chuyển đổi của mình hơn!

Ví dụ: “TOEIC là gì” mang ý định là tìm kiếm thông tin, còn “học TOEIC Đà Nẵng” thì người dùng đang có ý định học TOEIC ở Đà Nẵng, cũng có thể là đang tìm các trung tâm tiếng Anh tại Đà Nẵng dạy về TOEIC.

2. Keyword Modifier (từ khóa bổ nghĩa) – Yếu tố quyết định ý định tìm kiếm của người dùng

Khi nghiên cứu chuyên sâu về từ khóa, các chuyên gia SEO đã chỉ ra rằng: Tất cả từ khóa đều có chung một cấu trúc:

Cấu trúc dạng: HEAD (đầu, từ gốc) | MODIFIER (từ bổ nghĩa)

  • Head (phần gốc): hay còn gọi là Seed Keyword (từ khóa hạt giống) là những từ, cụm từ chính tập trung toàn bộ tiêu điểm tìm kiếm của người dùng.
  • Modifier (phần bổ nghĩa): Modifier Keyword là từ khóa mà khi thay nó bằng những từ/cụm từ khác, với ý nghĩa từ khóa không thay đổi, tuy nhiên ý định tìm kiếm của người dùng sẽ thay đổi hoàn toàn!

3. Xác định Search Intent (ý định tìm kiếm) bằng cách sử dụng Modifier Keyword

Modifier Keyword sẽ được phân chia thành từng nhóm riêng sao cho phù hợp với mục đích tìm kiếm khác nhau:

Thông tinĐiều tra thương mại (Review)Mua hàngcách/cách làmtốt nhất/đẹp/chất lượngmualà gìgiá/giá rẻ/bảng giágiảm giákhi nàoreview/đánh giákhuyến mãiở đâuvà/so sánh/vscoupontại saochính hãngvouchercho/dành chosale

Ví dụ: Từ khóa “học IELTS

  • Ý định tìm hiểu thông tin bao gồm các từ khóa: cách học IELTS hiệu quả cho người bận rộn, tại sao nên học IELTS, học IELTS ở đâu…
  • Có ý định review bao gồm các từ khóa: học ielts ở đâu tốt nhất, nên học IELTS hay tiếng Anh giao tiếp, đánh giá khóa học IELTS tại WISE English…
  • Ý định mua hàng bao gồm các từ khóa: đăng ký học IELTS, voucher tháng 5 cho khóa học IELTS tại WISE ENGLISH…

Tìm hiểu thêm: Cách SEO từ khóa lên TOP Google nhanh và bên vững

IV. Nghiên Cứu Từ Khóa Google, Phân Loại và Triển Khai

Trong phần này, WISE Business sẽ cung cấp cho bạn hi tiết về cách nghiên cnhững hướng dẫn cứu từ khóa hiệu quả, cách phân loại và cách ước lượng độ hiệu quả khi triển khai SEO cho keyword.

1. Xác định lĩnh vực trước khi nghiên cứu từ khóa

Để nghiên cứu từ khóa và chọn ra được từ khóa tốt nhất thì trước hết bạn phải nghiên cứu kỹ về lĩnh vực và đối tượng khách hàng. Mục đích để chọn ra những từ khóa vừa có khả năng lên thứ hạng, vừa thỏa mãn nhu cầu của người dùng mục tiêu.

Vì sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi bạn bỏ ra nhiều thời gian và công sức SEO bộ từ khóa vào trang nhất Google, thu về lượng traffic lớn nhưng lại không tạo ra giá trị chuyển đổi nào vì target sai thị trường và khách hàng.

nghien-cuu-tu-khoanghien-cuu-tu-khoa

2. Xác định parent keyword:

Muốn lọc được danh sách các bộ từ khóa chất lượng nhất thì bạn cần phải tìm được đúng parent keyword; tức là keyword gốc làm nền để tìm kiếm những keyword khác.

Ví dụ như các từ: học TOEIC, học IELTS, tiếng Anh trẻ em,

Sau đó gõ các parent keyword này vào các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa như Ahrefs, Keyword Tool, Google Suggestion,… để có thể tìm kiếm thêm nhiều từ khóa liên quan.

3. Kiểm tra độ khó từ khóa:

Keyword Difficulty là chỉ số đánh giá độ khó của từ khóa để có thể đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google.

Chỉ số này ở mỗi công cụ thường khác nhau và các con số hiển thị trên các công cụ chỉ mang tính tham khảo. Độ khó của từ khóa còn tùy thuộc vào từng lĩnh vực và kinh nghiệm SEO của bạn. Thông thường thì các từ khóa càng ngắn, càng bao quát thì độ khó của từ khóa càng cao.

Ngược lại, các long-tail keyword là những từ khóa chứa nhiều hơn 3 từ, có nội dung cụ thể nên có lượng search volume thấp, do đó cũng ít cạnh tranh hơn.

Vì vậy nếu bạn đầu tư viết một bài với nội dung thật chất lượng về 1 từ khóa dài thì khả năng cao là bạn sẽ đánh bại đối thủ, đứng top 1 trên trang kết quả tìm kiếm và thu về nhiều traffic cho website. Đây là hướng đi an toàn cho những website mới thành lập và chưa có độ trust cao trong ngành.

4. Phân nhóm từ khóa

Có thể phân chia từ khóa thành 3 nhóm chính sau:

Buyer keyword: là những cụm từ người dùng sử dụng để tìm kiếm khi đã có ý định mua hàng và thậm chí họ đã biết mình sẽ muốn mua món hàng nào.

So sánh với phễu hành trình mua hàng thì người dùng đang ở giai đoạn cuối trong phễu hành trình tức là ở giữa giai đoạn so sánh các sản phẩm và chuẩn bị mua hàng.

Như vậy, đây chính là những từ khóa có tỷ lệ chuyển đổi cao và giá trị thực sự cho doanh nghiệp.

Information keyword: là những từ khóa thông tin và đây là loại từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất. Khi tìm những từ khóa này, người dùng chỉ đơn thuần muốn tìm kiếm thông tin chứ không có ý định mua hàng.

Tire kicker keyword: Người dùng tìm kiếm những từ khóa này khi muốn download hay nhận được thứ gì đó miễn phí trên Internet.

Ví dụ: Miễn phí, Torrent, Tải xuống,…

Mô hình chuyển đổi AIDA:

Trong SEO có một mô hình để phân loại từ khóa dựa vào mục đích tìm kiếm của người dùng rất hay dùng là: MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI AIDA

nghien-cuu-tu-khoa-mo-hinh-aidanghien-cuu-tu-khoa-mo-hinh-aida

Giai đoạn Attention (Thu hút khách hàng) – Từ khóa Informational:

  • What – Cái gì
  • Who – Ai
  • Where – Ở đâu
  • When – Khi nào
  • How – Như thế nào
  • Why – Tại sao
  • Những keyword từ đơn như giày, áo, quần, …

Giai đoạn Interest (Gây thích thú) – Từ khóa Navigational:

  • Tên thương hiệu
  • Tên sản phẩm hoặc dịch vụ

Giai đoạn Desire (Khao khát) – Từ khóa Commercial Investigation:

  • Màu sắc: đen, xanh dương, đỏ, xanh lá
  • Kích thước: nhỏ, vừa, lớn, 32, 11
  • Giới tính hay độ tuổi: nam, nữ, con nít, trẻ em,…
  • Keyword chứa từ “vs”
  • Tốt nhất
  • Địa điểm: Đà Nẵng, Hà Nội, Việt Nam,…

Giai đoạn Action (Ra quyết định) – Từ khóa Transactional:

  • Giá cả
  • Chi phí
  • Định giá
  • Miễn phí
  • Rẻ tiền
  • Phiếu mua hàng/phiếu giảm giá
  • Discount – Chiết khấu/ giảm giá
  • Sale – Bán/ giảm giá

Ví dụ thực tế:

Người dùng tìm kiếm “ielts là gì” khi đang ở giai đoạn đầu của phễu chuyển đổi, họ đang muốn tìm kiếm thông tin – Informational về IELTS.

Tuy nhiên, nếu người dùng tìm kiếm “trung tâm học ielts tốt nhất” thì chứng tỏ họ đang ở giai đoạn giữa của phễu chuyển đổi. Điều này cho thấy khách hàng vẫn còn muốn dò tìm các trung tâm, xem các đánh giá về trung tâm.

Hình dưới đây là sự tương quan giữa số lượng chữ trong cụm từ khóa mà bạn đang muốn target so với tỷ lệ chuyển đổi của nó!

Chắc bạn rất quen thuộc với quy tắc 80:20 của Parento. Theo quy tắc này thì 80% tài sản của thế giới đến từ 20% doanh số và 80% doanh số còn lại chỉ tạo 20% giá trị tài sản.

Quy tắc này luôn đúng trong mọi trường hợp và nghiên cứu từ khóa cũng không ngoại lệ.

Các bạn sẽ thấy trong biểu đồ về từ khóa do trang backlinko.com rất nổi tiếng trên thế giới thì 80% người dùng search từ khóa ngắn nhưng đóng góp cho việc chuyển đổi mua hàng chỉ có 20%. Còn từ khóa dài thì ít người search hơn chỉ chiếm 20% nhưng lại đem lại tỉ lệ chuyển đổi là tới 80%.

nghien-cuu-tu-khoanghien-cuu-tu-khoa

Nguồn baclinko.com

keyword research keyword research

Nguồn baclinko.com

Hình ảnh trên hiển thị rằng những từ khóa chứa 3 từ hoặc nhiều hơn 3 từ (thường là các từ khoá dài) chiếm khoảng 70% tổng lượt tìm kiếm; và tỷ lệ chuyển đổi trung bình cao hơn gấp 3 – 4 lần.

Tham khảo: Phân biệt SEO Onpage và SEO Offpage

V. Quy trình nghiên cứu từ khóa

1. Nghiên cứu từ khóa đối với website mới xây dựng

Bước 1: Vào Ahrefs → Keyword Explorer → Nhập Từ khóa gốc (head) của bạn:

nghien-cuu-tu-khoanghien-cuu-tu-khoa

Lưu ý: Từ khóa gốc (head) là một cụm từ, không phải một từ. Cụm từ này có thể có 2,3 hoặc 4 từ trở lên chứ không phải 1 từ duy nhất.

Bước 2: Chọn Phrase Match → Export danh sách key word

Nghiên cứu từ khóa SEONghiên cứu từ khóa SEO

Xuất ra các từ khóa phù hợp với nhu cầu bằng Ahrefs

Bước 3: Sau khi Export, mở file Excel ra, chỉ giữ lại các cột Keywords và Volume, lược bỏ các cột không cần thiết, đồng thời thêm 3 cột là: Phân loại, Chuyển đổi và Allintitle.

Bước 4: Phân loại từ khóa dựa trên Modifier keyword.

Dựa vào MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI AIDA, bước này chúng ta sẽ phân loại lại từ khóa.

huong-dan-nghien-cuu-tu-khoahuong-dan-nghien-cuu-tu-khoa

Các cụm từ có từ khóa chính là “học ielts”

Bước 5: Nhóm từ khoá

Việc nhóm từ khóa giúp bạn có thể SEO nhiều từ khóa trong 1 trang, tránh trùng lặp từ khoá, loãng nội dung trên website.

Ví dụ: “luyện thi IELTS”

Chúng ta có thể nhóm từ khóa cùng với các từ “lộ trình học IELTS” “luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu”.

2. Cách nghiên cứu từ khóa đối với website đã có sẵn nội dung

Cách 1: Xem danh sách từ khóa của bạn đã xếp hạng

Nguồn dữ liệu tốt nhất là trong Google Search Console bởi công cụ này sẽ giúp bạn biết được các từ khóa đang đứng TOP và có lượt nhấp cao nhất.

nghien-cuu-tu-khoanghien-cuu-tu-khoa Nghiên cứu từ khóa cho website đã có sẵn nội dung

Cách 2: Tham khảo danh sách xếp hạng từ khóa của đối thủ

Ở bước này, các bạn hãy sử dụng công cụ Ahrefs vì Ahrefs có một tính năng rất tuyệt vời – Site Explorer, tính năng có thể giúp bạn trong việc tham khảo xếp hạng các từ khóa phân tích website đối thủ.

Quy trình: 

  • Nhập URL vào mục Site Explorer
  • Giữ chế độ “Domain”, bạn sẽ có file dữ liệu keyword trên cả domain của đối thủ, không chỉ riêng URL đó.
  • Bỏ qua những thứ khác trên page Site Explorer, bạn chỉ tập trung vào mục Organic Keywords.

nghien-cuu-tu-khoanghien-cuu-tu-khoa

Kết quả phân tích ielts-fighter.com của Ahrefs

Ngoài ra, bạn có thể vào mục “Competing domains” để có thể tìm thêm website của các đối thủ khác:

nghien-cuu-tu-khoanghien-cuu-tu-khoa

Tìm ý tưởng từ khóa thông qua Competing domains

Một số tips hữu ích trong quá trình nghiên cứu từ khóa:

Tip 1: Một page đơn có thể xếp hạng hàng trăm hoặc hàng nghìn các keyword liên quan. Do đó tốt nhất bạn nên tập trung vào trang xuất hiện đầu tiên của đối thủ thay vì chỉ dò tìm các keyword riêng lẻ.

Hint: Hãy thiết lập “Top Pages” trong Site Explorer của Ahrefs

Tip 2: Có một số keyword mà tất cả các đối thủ của bạn đang nhắm đến nhưng bạn thì không. Vì vậy các keyword tốt nhất của bạn không hề mang lại giá trị nào.

Hint: Hãy sử dụng “Content Gap” của Ahrefs để nhanh chóng tìm ra những keyword đó

Cách 3: Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa SEO:

Khi nghiên cứu từ khóa của đối thủ hiệu quả, bạn sẽ lập được một danh sách với vô số ý tưởng từ khóa liên quan. Nhưng nếu bạn là một trong những SEO leader thì chiến lược đó không hiệu quả. Nhiệm vụ của bạn là phải tìm ra những từ khóa duy nhất mà chưa có đối thủ nào đang nhắm vào.

Vì vậy, để quá trình nghiên cứu từ khoá hiệu quả hơn thì bạn có thể tham khảo một số công cụ khác như:

https://soovle.com/

https://ubersuggest.io/

https://answerthepublic.com/

Đa số các công cụ nghiên cứu từ khóa cho ra các đề xuất từ khóa từ các nguồn sau:

  • Đưa ra các ý tưởng keyword trực tiếp từ Google Keyword Planner
  • Đề xuất tự động từ Google (Google auto‐suggest)
  • Đưa ra “tìm kiếm tương tự” trên Google.

Ngoài các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí, các bạn có thể trả phí để sử dụng các công cụ chuyên nghiệp hơn như: Ahrefs, Keyword Tool, Moz, SEMRush. Các công cụ này tạo ra một database về keyword của chính nó và sau đó các công cụ sẽ đề xuất cho bạn nhiều ý tưởng keyword hơn.

Cách 4: Nghiên cứu thị trường ngách

Nghiên cứu thị trường ngách của mình tốt giúp bạn có thể tìm ra những từ khóa tốt mà chưa có ai trên thị trường ngách của bạn nhắm đến.

Dưới đây là cách suy nghĩ “out-of-box” – thoát khỏi hộp kín để có chiến lược triển khai thực hiện SEO hiệu quả:

  • Đặt mình vào vị trí của khách hàng tiềm năng xem họ là ai, điều gì ảnh hưởng đến họ.
  • Thường xuyên trò chuyện với khách hàng có sẵn của bạn để hiểu họ rõ hơn, nghiên cứu ngôn ngữ họ sử dụng.
  • Là thành viên năng nổ trong các mạng lưới xã hội và cộng đồng trong thị trường ngách.

Xem thêm: Google Penalty là gì? Hướng dẫn cách kiểm tra và khắc phục Google Penalty

VI. Công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả

Một số cung cụ nghiên cứu từ khóa mà bạn có thể tham khảo:

  • Ahrefs
  • Keyword Tool
  • Sử dụng Keyword Planner của Google Ads
  • Lấy ý tưởng từ Google Suggestion của Google
  • Sử dụng Google Search Console

Xem thêm: TOP 10 công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất các SEOer nên thử

VII. Lập kế hoạch triển khai Content sau khi nghiên cứu từ khóa

Cuối cùng, khi đã có trong tay bộ từ khóa được phân loại, các bạn sẽ lập kế hoạch triển khai nội dung.

1. Xây dựng các cụm chủ đề nội dung (Topic Clusters)

Trước đây SEOer thường có xu hướng biên tập rất nhiều nội dung xoay quanh 1 từ khóa chính và dùng các liên kết nội bộ trỏ về bài viết muốn SEO Top. Hiện nay phương pháp này vẫn hiệu quả tuy nhiên cách làm này không ưu việt như mô hình Topic Clusters.

Có thể hiểu một cách đơn giản mô hình Topic Clusters có 2 loại nội dung chính:

Nội dung chính: Các bài đăng chính có có nội dung khái quát với mục tiêu SEO các từ khóa mang nhiều ý nghĩa.

Nhóm nội dung: Gồm các bài đăng hỗ trợ giải thích, bổ sung cho các chủ đề phụ với mục tiêu SEO các từ khóa chi tiết.

Trong mô hình Topic Cluster, nội dung chính và và các nhóm nội dung được liên kết với nhau giúp Googlebots và người dùng có thể hiểu rõ các thông tin hơn, giúp tăng tính chuyên môn cho trang web của bạn hơn.

2. Tối ưu từ khóa trong bài viết

Sau khi đã chọn lọc được danh sách từ khóa và phân loại các từ khóa theo nhóm để SEO, bạn có thể lặp lại các từ khóa đó trong bài viết. Đây là một số kỹ thuật bạn cần thực hiện:

  • Nhắc đến từ khóa trong thẻ tiêu đề và thẻ Heading 1
  • Nhắc đến từ khóa trong thẻ miêu tả (meta description)
  • Nhắc lại từ khóa trong các thẻ heading khác (H2, H3, H4)
  • Nhắc đến từ khóa trong đoạn nội dung đầu tiên của bài viết
  • Nhắc lại vài lần trong nội dung một cách tự nhiên và hợp lý
  • Nhắc lại trong thẻ Alt của những hình ảnh có trong bài

3. Tạo nội dung hấp dẫn, có chiều sâu và chuẩn SEO

Để website của bạn có lượng truy cập lớn, ngoài việc tạo nội dung bài viết chuẩn SEO, bạn cần viết bài có nội dung hấp dẫn và đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

Tham khảo bài viết: Bài viết chuẩn SEO là gì? Cách viết bài chuẩn SEO

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm nghiên cứu từ khóa của WISE Business. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học và làm SEO.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay ý kiến bổ sung cho bài viết về nghiên cứu từ khóa, các bạn hãy để lại bình luận để WISE có thể hoàn thiện bài viết tốt hơn và hãy theo dõi WISE Business và like FANPAGE để được cập nhật những bài viết sớm nhất nhé!