Một số thuật ngữ nghiên cứu khoa học

TS. Đinh Công Tiến

  • Nghiên cứu khoa học: là một hoạt động xã hội hướng vào tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết; hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp  mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới.
  • Đề tài nghiên cứu là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học được đặc trưng bởi nhiệm vụ nghiên cứu do một người hay một nhóm người thực hiện.
  • Dự án nghiên cứu: là đề tài nghiên cứu có mục đích ứng dụng xác định, cụ thể
  • Đề án nghiên cứu: là một đề tài, dự án nghiên cứu được trình một cấp quản lý hay một cơ quan tài trợ
  • Chương trình nghiên cứu: là nhóm các đề tài hay dự án theo một mục tiêu xác định
  • Đối tượng nghiên cứu: là sự vật, hiện tượng hoặc quá trình mà người nghiên cứu phải làm rõ bản chất, quy luật vận động
  • Khách thể nghiên cứu: là sự vật, hiện tượng hoặc quá trình chứa đối tượng nghiên cứu
  • Đối tượng khảo sát: là bộ phận của khách thể nghiên cứu mà người nghiên cứu lựa chọn để thu thập thông tin.
  • Trường phái khoa học: Là một phương hướng khoa học phát triển đến một cách nhìn mới đối với đối tượng nghiên cứu, là tiền đề cho sự hình thành một hướng mới về lý thuyết hoặc phương pháp luận
  • Bộ môn khoa học: Là hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về một loại đối tượng nghiên cứu
  • Đặc trưng của một bộ môn khoa học:

              Có đối tượng nghiên cứu cụ thể

              Có hệ thống lý thuyết (hệ thống tri thức khoa học- khái niệm, phạm trù, quy luật) riêng

             Có phương pháp và phương pháp luận đặc trưng

             Có mục đích ứng dụng cụ thể

             Có lịch sử nghiên cứu

  • Đặc trưng cơ bản cùa nghiên cứu định tính (Qualitative Research): (1) sử dụng mẫu điều tra nhỏ, các trường hợp điển hình; (2) dữ liệu phi cấu trúc; (3) phân tích dữ liệu phi thống kê; (4) kết luận rút ra là những hiểu biết về bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu.
  • Định hướng quan trọng nhất của nghiên cứu định tính là nghiên cứu lý thuyết nền tảng (grounded theory) và nghiên cứu tình huống điển hình (case studies).
  • Đặc trưng của nghiên cứu định lượng (Quantitative Research): Mẫu điều tra đủ lớn; Dữ liệu định lượng; Phân tích dữ liệu bằng phương pháp định lượng; Kết luận là những bản chất, quy luật thống kê
  • Một số định hướng nghiên cứu định lượng: Kiểm định giả thuyết khoa học dựa vào phương sai (tương quan, hồi quy, kiểm định thang đo, phân tích nhân tố, phân tích biệt số, phân tích cụm); Mô hình toán:  vận tải, phục vụ đám đông, quảnlý dự trữ…
  • Các cấp độ định lượng: Mô tả định lượng; Phân tích định lượng; Nghiên cứu định lương

Tài liệu tham khảo:

1.       Vũ Cao Đàm, phương pháp luận nghiên cứu khoa học,

2.       W. Lawrence Neuman, Social research methods