Mẫu giấy xác nhận đang công tác (làm việc) tại công ty mới nhất

Mẫu giấy xác nhận đang công tác tại công ty là gì? Mẫu giấy xác nhận đang công tác tại công ty? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy xác nhận đang làm việc tại công ty?

    Giấy xác nhận nghề nghiệp này là một văn bản xác nhận và chứng minh người lao động đang công tác và làm việc ở đơn vị.

    Các việc liên quan tới xuất khẩu ra nước ngoài, liên quan tới tài chính như làm visa, vay vốn ngân hàng, xin visa đi du lịch .. đều cần giấy tờ này bởi giấy xác nhận này giống như căn cứ để cho các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xác nhận bạn có công việc và nguồn thu nhập ổn định. Hơn nữa, giấy này còn là một bằng chứng để cho các nhà tuyển dụng biết rằng bạn đã có các kinh nghiệm làm việc ở nơi cũ nếu nhà nhà tuyển dụng yêu cầu giấy xác nhận này.

    Bên cạnh đó nếu muốn xác nhận thời gian làm việc, bạn sẽ cần đến Giấy xác nhận thời gian công tác có dấu đỏ công ty và chữ ký của lãnh đạo đơn vị, Giấy xác nhận thời gian công tác liệt kê chi tiết theo các mốc thời gian quan trọng hoặc theo địa điểm công tác của các cá nhân.

    Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

    1. Mẫu giấy xác nhận đang công tác tại công ty là gì?

    Mẫu giấy xác nhận công tác là mẫu giấy được lập ra để xác nhận về việc đang công tác tại công ty, đơn vị doanh nghiệp. Mẫu giấy xác nhận nêu rõ thông tin của người xin xác nhận, lý do xin xác nhận…

    Chính nhờ vào đặc điểm, chức năng của mẫu giấy xác nhận công tác này mà người sử dụng có thể linh hoạt sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau nhưng tựu chung là để chứng minh năng lực làm việc, năng lực hoạt động, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động trong khoảng thời gian công tác.

    Mẫu giấy này được dùng với nhiều mục đích khác nhau như làm visa, vay vốn ngân hàng, chứng minh tài chính, du học,… giúp cho người lao động được hưởng các quyền lợi tương xứng với thời gian đã cống hiến cho cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.

    Đặc biệt, không ít lao động khi tìm kiếm công việc mới, nhà tuyển dụng yêu cầu phải có giấy xác nhận công tác để làm bằng chứng chứng minh cho kinh nghiệm của ứng viên. Lúc này, giấy xác nhận công tác là một phần không thể thiếu trong hồ sơ xin việc.

    2. Mẫu giấy xác nhận đang công tác tại công ty:

    Mẫu đơn số 1:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ——— oOo ———

    GIẤY XÁC NHẬN CÔNG TÁC TẠI CÔNG TY

    Kính gửi (1): Ban Giám đốc Công ty …

    Họ và tên: …

    Địa chỉ (2): …

    Số CMND: … Ngày cấp: … Nơi cấp: …

    Hiện đang công tác tại:

    Công ty (3): …

    Địa chỉ (4): …

    Điện thoại (5): … Fax: …

    Vị trí công tác (6): …

    Chức danh/chức vụ (7): …

    Loại Hợp đồng lao động (đánh dấu “x”):

    …Không xác định thời hạn

    …Xác định thời hạn 01 năm

    …Xác định thời hạn 02 năm

    …Xác định thời hạn 03 năm

    …Khác (8) (ghi rõ): …

    Ngày vào làm việc: …

    Ngày kết thúc (nếu có): …

    Vị trí công việc đảm nhận theo quá trình công tác (9) (nếu có): …

    Lý do xin xác nhận công tác (10): ….

    Tôi xin cam đoan những lời khai trên là chính xác, nếu có gì sai trái tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật và trước Công ty.

    Kính trình Giám đốc/Tổng Giám đốc xem xét và xác nhận.

    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY

    Xác nhận các thông tin về vị trí công việc, thời gian làm việc nêu trên là chính xác

    (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

    NGƯỜI KHAI

    (Ký, ghi rõ họ tên)

    Mẫu đơn số 2:

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ——o0o——

    GIẤY XÁC NHẬN

    ĐANG CÔNG TÁC TẠI CÔNG TY

    Kính gửi: Ban giám đốc Công ty …

    Tôi tên là: …

    Sinh ngày: …

    Số điện thoại: …

    Thường trú: …

    CMND số: …

    Cấp ngày: …

    Do công an … cấp.

    Hiện đang công tác tại: …

    Thời gian nhận việc ngày: …

    Chức vụ: …

    Nay tôi làm đơn này kính mong ban giám đốc công ty … xác nhận cho tôi hiện đang công tác tại công ty để tôi bổ sung giấy tờ theo đúng quy định của …

    Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của Ban giám đốc Công ty, tôi xin chân thành cảm ơn!

    …, ngày…tháng…năm…

    Xác nhận của công ty 

    Người làm đơn

     (Ký và ghi rõ họ tên)

    3. Hướng dẫn soạn thảo giấy xác nhận đang làm việc tại công ty:

    Có thể thấy, các mẫu đơn xác nhận công tác xuất hiện nhan nhãn trên khắp trang web và bạn có thể dễ dàng tải về trong nháy mắt. Tuy nhiên, làm thế nào để điền thông tin mẫu đơn chuẩn xác và đáp ứng được các yêu cầu sử dụng thì không phải ai cũng làm được. Chính vì vậy, Luật Dương Gia sẽ hướng dẫn thật chi tiết và trình bày rõ ràng cách điền thông tin trong đơn xác nhận công tác giúp bạn tham khảo một cách cụ thể?

    1. Phụ thuộc vào việc người lao động đã/đang làm việc cho doanh nghiệp hay cơ quan, tổ chức, có thể gửi tới Ban Giám đốc hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.

    2. Người khai ghi cụ thể địa chỉ nơi đăng ký thường trú/tạm trú của mình: xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

    3. Tương tự mục (1), có thể là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, tuy nhiên, người khai phải ghi đúng tên công ty, cơ quan, tổ chức theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập.

    4. Ghi đúng địa chỉ trụ sở theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập.

    5. Ghi số điện thoại cố định của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

    6. Ghi cụ thể phòng, ban, bộ phận làm việc của người khai.

    7. Ghi cụ thể chức danh, chức vụ của người khai: trưởng phòng, phó phòng, nhân viên, chuyên viên,…

    8. Nếu không làm việc theo một trong những hợp đồng nêu trên, người khai phải ghi rõ hình thức làm việc của mình: Hợp đồng lao động theo mùa vụ, hợp đồng lao động theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, hợp đồng cộng tác viên,…

    9. Trong quá trình làm việc, trong nội bộ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, người lao động có thể được thuyên chuyển, điều động làm việc ở nhiều ví trí, nhiều bộ phận khác nhau. Chính vì vậy, người khai nên ghi chi tiết thời gian làm việc cho từng vị trí, bộ phận.

    10. Tùy thuộc vào mục đích của người xin xác nhận, có thể là: Xác nhận kinh nghiệm làm việc, chứng minh tài chính, làm hồ sơ du học, làm visa du lịch, vay vốn ngân hàng,…

    4. Một số quy định pháp luật về xác nhận công tác:

    Khi nào cần dùng mẫu giấy xác nhận công tác

    Mẫu giấy xác nhận công tác được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mới nhằm đánh giá năng lực hoạt động, kết quả của người lao động trong thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cũ. Và có thể liệt kê một số trường hợp cụ thể như sau:

    – Chứng minh thu nhập khi cần làm thẻ visa, thẻ mastercard, vay vốn ngân hàng;

    – Chứng minh công việc để làm rõ nhân thân khi làm visa đi du lịch, du học sang các quốc gia khác như Mỹ, Úc, Canada…;

    – Chứng minh kinh nghiệm làm việc khi cần ứng tuyển, nộp hồ sơ xin việc vào cơ quan, doanh nghiệp mới chưa rõ về hoạt động của ứng viên trước đây.

    Đặc điểm của Giấy xác nhận công tác

    Giấy xác nhận công tác có 2 đặc điểm cơ bản sau đây:

    – Về nội dung: Chỉ xác nhận thông tin cá nhân, đơn vị công tác, công việc hiện tại mà không xác nhận về lý lịch, nơi cư trú hay tiền lương, thu nhập.

    – Về tính bảo mật: Xác nhận công việc là quyền lợi chính đáng của người lao động, chính vì vậy, đại diện cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có thể dễ dàng ký xác nhận cho người lao động. Không giống như việc xác nhận thu nhập bởi nó còn liên quan đến việc bảo mật thông tin, sự cạnh tranh trong thị trường lao động.

    – Trình bày rõ khoảng thời gian hoặc ngày, tháng, năm bạn muốn xác nhận thời gian làm việc;

    – Trình bày rõ vị trí công việc và những công việc được phân công cụ thể trong khoảng thời gian làm việc;

    – Nêu rõ lý do để xin giấy xác nhận thời gian làm việc. Ví dụ: do tôi cần xin giấy xác nhận thời gian làm việc tại cơ quan/đơn vị để làm thủ tục xin visa du học…;

    – Đề nghị ban giám đốc/thủ trưởng đơn vị xem xét và giải quyết.

    – Mỗi cơ quan, đơn vị chỉ có thẩm quyền xác nhận thông tin của cá nhân trong thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị đó.

    – Xác nhận của Cơ quan/đơn vị xác nhận phải được Ký, ghi rõ họ tên người đại diện theo pháp luật của cơ quan/đơn vị xác nhận đó và đóng dấu.

    Danh sách CNV Công ty:

    – Danh sách CNV gồm các cột sau: Số thứ tự, họ tên nhân viên, ngày tháng năm sinh, giới tính, hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú – nơi ở hiện nay, số CMND, số điện thoại liên lạc.

    – Danh sách CNV do Phòng HCNS lập và cập nhật hàng tháng chính xác theo biểu mẫu: 1/BM-QDQLNS.

    Quản lý hồ sơ nhân sự:

    – Phòng HCNS chịu trách nhiệm tổ chức việc quản lý hồ sơ của CNV đầy đủ theo yêu cầu của thủ tục tuyển dụng.

    – CNV có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ phục vụ cho nhu cầu quản lý của công ty.

    Quản lý giờ công lao động:

    Bảng chấm công: Công ty lập bảng chấm công để theo dõi thời gian làm việc của nhân viên theo biểu mẫu: 2/BM-QDQLNS. Trưởng bộ phận có trách nhiệm cung cấp bảng chấm công cho Phòng HCNS kiểm tra đột xuất về thời giờ làm việc của nhân viên.

    Khi có nhu cầu tăng ca, bộ phận và cá nhân gửi giấy để nghị tăng ca theo biểu mẫu: 3/BM-QDQLNS, và chuyển về cho Phòng HCNS, trường hợp không chuyển kịp thì phải chuyển về chậm nhất hết ngày hôm sau. Trưởng bộ phận có trách nhiệm chấm công giờ tăng ca vào bảng chấm công cho nhân viên theo biểu mẫu: 4/BM-QDQLNS và chuyển bảng chấm công cho Phòng HCNS chậm nhất hết ngày hôm sau.

    Giấy công tác: CNV đi công tác phải có giấy công tác do Trưởng bộ phận ký, giấy công tác phải chuyển kèm bảng chấm công về Phòng HCNS vào cuối kỳ kết toán.

    Quản lý đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Quản lý việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được thực hiện theo Thủ tục Đào tạo.

    Quản lý lương, thưởng, chế độ cho người lao động: thực hiện theo quy chế lương thưởng và chế độ cho người lao động.

    Quản lý nghỉ phép:

    – CNV được nghỉ phép theo quy định của nội quy lao động của công ty.

    – CNV muốn nghỉ phép phải làm giấy đề nghị theo biểu mẫu: 5/BM-QDQLNS, chuyển Trưởng bộ phận ký, sao đó chuyển phòng HCNS xem xét, nếu Phòng HCNS đồng ý thì CNV mới được nghỉ.

    – Trước khi duyệt đồng ý cho nhân viên nghỉ phép, Trưởng bộ phận phải thu xếp công việc cho người khác làm thay, đảm bảo công việc được thực hiện trôi chảy.

    – Trường hợp Trưởng bộ phận xin nghỉ phép hoặc nhân viên nghỉ việc từ 4 ngày trở lên thì Phòng HCNS phải chuyển giấy nghỉ phép cho Ban Giám đốc duyệt.