Mẫu CV xin việc làm đầu bếp chuẩn giúp ứng viên xin việc dễ dàng

1. Vai trò của CV xin việc đầu bếp như thế nào? 

Vai trò của CV xin việc đầu bếp như thế nào? Vai trò của CV xin việc đầu bếp như thế nào? 

Một xã hội hiện đại với nhu cầu không ngừng tăng về chất lượng cuộc sống của con người, tác động tới cung cầu mọi mặt với những con số đáng bất ngờ tác động tới nền kinh tế. Đặc biệt về nhu cầu du lịch ăn uống nghỉ ngơi trong những ngày nghỉ và dịp lễ tết có sự biến động theo xu hướng tích cực, giúp các nhà đầu tư nắm bắt được cơ hội phát triển về thị trường tiềm năng. 

Bên cạnh đó còn có sự tác động trực tiếp tới những người lao động khi tạo ra nhiều vị trí việc làm hấp dẫn liên quan tới dịch vụ ăn uống, nổi bật như đầu bếp những người tạo ra món ăn. Một vị trí đã và đang thật sự “thiếu khát” về nhân lực được nhà tuyển dụng săn đón và đón đầu bất cứ lúc nào khi có ứng viên.

Chính vì vậy mà nếu bạn đang muốn theo đuổi lĩnh vực bếp trong vai trò một người đầu bếp sẽ có cơ hội rất lớn và sự thành công trong tương lai. Tuy nhiên, để lọt được vào mắt xanh của nhà tuyển dụng thì đâu là yếu tố – bản CV xin việc làm đầu bếp sẽ giúp bạn. 

CV xin việc làm đầu bếp là một lời giới thiệu bản thân, một bản PR cho kỹ năng trình độ tuyệt vời của bạn. Nếu CV của bạn có sự khác biệt đúng theo ý muốn của nhà tuyển dụng thì đó đã là sự cạnh tranh vô cùng lớn với trăm nghìn ứng viên khác. Giúp bạn trở thành ứng viên sáng giá, đáp ứng đầy đủ về chuyên môn công việc theo yêu cầu. 

Vậy để giúp bạn nắm chắc được hơn cho cách viết một bản CV xin việc làm đầu bếp, cũng như đâu sẽ nơi tham khảo mẫu khi bạn “bí” về ý tưởng. Hãy cùng theo dõi thông tin được cung cấp ngay phần tiếp theo. 

Xem thêm: Tìm việc làm nấu ăn

2. Bật mí cách viết CV xin việc làm đầu bếp “most perfect”

Tất nhiên rằng khi bản thân có dự định tìm việc làm đầu bếp thì bạn sẽ cần chuẩn bị cho bản thân một CV ứng tuyển, bạn hoang mang cho việc không biết nên viết gì vào CV. Cũng như làm sao để tạo ra bản CV xin việc ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng, đừng lo lắng bạn sẽ tìm được gợi ý về mẫu CV đầu bếp chuẩn ngay đây thôi.

2.1. CV đầu bếp cần những thông tin gì? 

CV đầu bếp cần những thông tin gì? CV đầu bếp cần những thông tin gì? 

Một CV xin việc đầu bếp đạt chuẩn là khi cung cấp tới nhà tuyển dụng những thông tin cơ bản nhất. Thông tin được cho là khung cố định để trình bày tất cả thông tin cần thiết về ứng viên bao gồm: 

+ Thông tin ứng viên

+ Mục tiêu nghề nghiệp

+ Trình độ học vấn 

+ Kinh nghiệm làm việc

+ Kỹ năng ứng viên

+ Chứng chỉ học tập

+ Sở thích

+ Các hoạt động

+ Dự án tham gia

+ Người tham khảo

Việc trình bày bố cục này có thể là sự cố định với các ứng viên chưa có kinh nghiệm hoặc mới ra trường, công việc xin đó là trái ngành để tạo nên sự an toàn. Còn đối với ứng viên đã từng có kinh nghiệm hay thâm niên lâu tròn nghề, bạn có sự sáng tạo thì cách trình bày có thể linh hoạt hơn, thêm hoặc bớt về nội dung, đưa ra các giải pháp thay thế tạo nên sự ấn tượng. Nhưng dù thế nào thì đó vẫn sẽ luôn là cách mà ứng viên thể hiện bản thân là người có đầy đủ về tiềm năng, đầy đủ nhất về tiêu chuẩn với công việc mong muốn. 

2.2. Cung cấp thông tin đầy đủ cho một CV xin việc làm đầu bếp

Để CV đầu bếp của bạn giúp đó trở thành một phương tiện hữu ích cho việc giới thiệu và PR bản thân thì tại mỗi phần bạn sẽ cần cung cấp các thông tin cơ bản như dưới đây. Sau đó dựa theo chính phong cách ngôn ngữ của mình để có thể biến tấu hài hòa. 

2.2.1. Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân Thông tin cá nhân

Cách mà bạn nêu rõ chính xác nhất về bản thân, đáp ứng đầy đủ về việc bạn là ai? Bạn từ đâu tới? Vị trí bạn muốn tham gia làm việc là gì? Cách thức có thể liên hệ với bạn khi cần sẽ ra sao?…

Đưa ra về thông tin cá nhân (tên, tuổi, giới tính), thông tin liên hệ (số điện thoại, email và địa chỉ nơi ở) và đừng quên vị trí ứng tuyển là “đầu bếp”. Vì dù chỉ quên một điều thì nhà tuyển dụng đã thấy về việc bạn là ứng viên thiếu đi sự chuyên nghiệp và các mục tiếp theo sẽ không được “sờ” đến. 

2.2.2. Mục tiêu nghề nghiệp 

Mục tiêu nghề nghiệp trong cv cần được trình bày một cách linh hoạt và có sự định hướng cho tương lai phát triển theo công việc và môi trường tham gia, giúp nhà tuyển dụng thấy bạn có sự quan tâm tới công việc và công ty. Gợi ý cho bạn đó là việc đưa ra các mục tiêu theo hướng ngắn và dài hạn liên quan tới nghề để làm nổi bật hơn cho bản thân. 

Mục tiêu nghề nghiệp Mục tiêu nghề nghiệp 

Ví dụ dành cho bạn: “Mục tiêu ngắn hạn: Mong muốn học được các kỹ năng nấu món âu để hoàn thiện chuyên môn nấu nướng của mình”, “Mục tiêu dài hạn: Đứng vai trò là bếp trưởng, một con át chủ bài giúp thúc đầy cho quá trình kinh doanh của nhà hàng”

2.2.3. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn trong cv là mục mà bạn sẽ nêu đầy đủ về tên trường tham gia học tập, tốt nghiệp khóa thời gian bao nhiêu, chuyên ngành cùng loại tốt nghiệp. Thông tin cung cấp ưu tiên cho việc ngắn gọn hết mức nhưng lại thể hiện được chuyên môn và năng lực của bản thân ra sao. Đặc biệt đừng bỏ qua vì một số nhà hàng khách sạn, quán ăn với quy mô phát triển lớn và sao cao sẽ có yêu cầu đặc biệt về điều này cho vị trí đầu bếp.

2.2.4. Kinh nghiệm làm việc 

Kinh nghiệm làm việc Kinh nghiệm làm việc

Có lẽ để tạo ra những món ăn thật sự hấp dẫn thực khách và thúc đẩy quá trình kinh doanh đem lại doanh số thì kinh nghiệm làm việc thực tế của bạn được cho là điều kiện nền tảng nhất. Vì qua đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá được việc bạn sẽ hoàn thành công việc ra sao, tỷ lệ thành công và xử lý mọi vấn đề có tốt hay không. 

Bởi vậy để cung cấp thông tin bạn sẽ cần liệt kê những vị trí công việc trước đó hoặc đang đảm nhận có liên quan tới đầu bếp. Lưu ý rằng việc trình bày sẽ cần cùng cấp đầy đủ thông tin về nhiệm vụ cụ thể, thành tích đạt được ở từng vị trí khi làm việc có thể như xếp loại thực tập viên xuất sắc, nhân viên xuất sắc tháng,…

Linh hoạt cho từng vị trí là cần thiết và mốc thời gian có sự ưu tiên dài hạn, công việc mới nhất. Đừng điền về công việc không liên quan, làm việc quá ngắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn, còn nếu bạn thật sự chưa có nhiều kinh nghiệm có thể thay thế bằng khóa đào tạo hoặc thẳng thắn hơn. Vì nghề bếp có thể theo học sau này khi bạn thể hiện mình là người có niềm đam mê, ý chiến phấn đấu không ngừng. 

2.2.5. Kỹ năng

Việc đưa ra các kỹ năng tốt nhất đó là có sự liên quan trực tiếp và hỗ trợ cho vị trí công việc đầu bếp thay vì đưa vào những kỹ năng không cần thiết tạo nên một CV xin việc làm dài dòng. Bạn có thể đưa ra các kỹ năng trong cv như: Kỹ năng nấu tiệc, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, Biết cách lên thực đơn, trang trí món ăn, kỹ năng quản lý, chịu được áp lực, có trách nhiệm cho công việc, sự cẩn thận tỉ mỉ, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ,…

2.2.6. Chứng chỉ

Chứng chỉ Chứng chỉ

Đối với nghề đầu bếp thì có lẽ chứng chỉ sẽ là một yếu tố quan trọng và tạo nên sự quyết định rất lớn từ nhà tuyển dụng. Bởi với một vai trò là nhà quản lý nhân viên khi làm việc kết hợp nhận chỉ đạo thì chứng chỉ là cách bạn tạo sự khác biệt, xứng đáng hơn với vị trí so với những ứng viên khác. 

Các chứng chỉ liên quan tới nghề bếp hãy lần lượt liệt kê ra, tất nhiên đâu sẽ là cao nhất luôn được ưu tiên đầu tiên: Chứng chỉ sơ cấp nâng cao nghề nấu ăn, chứng chỉ thẩm mỹ món ăn, chứng chỉ nấu tiệc cưới, chứng chỉ đầu bếp, chứng chỉ nghiệp vụ bánh,…

Ngoài ra các bạn cũng nên cung cấp về chính các hoạt động, các dự án tham gia, sở thích của bản thân, đặc biệt là người tham chiếu. Cung cấp một cách chính xác về tên, công ty làm việc, số điện thoại liên hệ,…để nhà tuyển dụng có thể xác nhận lại thông tin bạn cung cấp khi cần thiết. 

Tham khảo: Tuyệt chiêu viết cv bếp trưởng đốn tim nhà tuyển dụng

3. Tạo CV xin việc làm đầu bếp ở đâu? 

Tạo CV xin việc làm đầu bếp ở đâu? Tạo CV xin việc làm đầu bếp ở đâu? 

Khi nhắc tới việc tạo CV xin việc thì bạn có thể tự tạo cho chính bản thân một mẫu CV của cá nhân đúng và đẹp qua việc tham khảo thông tin về bố cục hoặc  dựa vào template cv đẹp sau đó tạo trên chính phần mềm. Điển hình phần mềm làm cv dễ sử dụng và thể hiện khả năng sáng tạo như: Word, Excel hay Powerpoint,…

Nếu trường hợp về việc bạn chưa thực sự tự tin cho kỹ năng của bản thân thì bạn có thể tải mẫu cho bản thân sau đó chỉnh sửa theo khung sườn, thông tin có sẵn. Hoặc là sự lựa chọn tạo một CV xin việc làm đầu bếp online tại các website việc làm với sự uy tín, nổi bật đó là vieclam88.vn hiện nay. 

Tại đây bạn sẽ nhận được cho bản thân những mẫu CV nấu ăn đúng chuẩn nhất theo yêu cầu từ nhà tuyển dụng, các thiết kế là độc và mới nhất tránh sự nhàm chán chung chung. Hơn nữa về hình thức CV luôn có sự hài hòa, kết hợp hoàn hảo và bạn chắc chắn sẽ chọn lựa được mẫu CV xin việc mang đậm phong cách cá nhân của bản thân. 

Bên cạnh đó, website còn là một địa chỉ hỗ trợ bạn cho chính quá trình chọn lọc công việc, vị trí và môi trường làm việc. Điều này sẽ giúp bạn có lợi hơn rất nhiều so với các ứng viên chưa biết tới, tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Vậy nên, hãy thử trải nghiệm cho bản thân với việc đăng ký một mẫu CV online để gửi tới nhà tuyển dụng để thấy được kết quả nhé. 

4. Lưu ý về CV xin việc làm đầu bếp, lỗi thường gặp 

Lưu ý về CV xin việc làm đầu bếp, lỗi thường gặp Lưu ý về CV xin việc làm đầu bếp, lỗi thường gặp 

Bất kỳ ai khi viết cho bản thân một CV sẽ luôn gặp phải lỗi xảy ra, dù bạn có là ứng viên chuyên nghiệp đi chăng nữa. Chỉ là nếu bạn nắm bắt được trước về các lỗi thường gặp và lưu ý để kiểm tra lại trước khi gửi tới nhà tuyển dụng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. 

+ CV dài dòng: Ứng viên nào cũng sẽ luôn muốn thể hiện tất cả về các kỹ năng, kinh nghiệm cho bản thân để tạo nên sự nổi bật nhưng bạn cần nhớ rằng giới hạn tốt nhất đó là 1 – 2 trang A4 (1 mặt). Vì vậy sự chắt lọc thông tin và đưa ra sự ưu tiên là điều cần thiết để CV đầu bếp trở nên hài hòa hơn. 

+ Hình thức CV quá nhạt nhòa hoặc quá chói mắt: Ngay cả đến cách trình bày cũng cần có sự lưu ý khi viết cv đặc biệt khi đầu bếp có yêu cầu về con mắt thẩm mỹ. Việc bạn trình bày CV cũng giống như việc bạn trình bày một món ăn vậy, nhà tuyển dụng sẽ thông qua đó để đánh giá bạn. Đừng sử dụng về các gam màu chìm hay sử dụng quá nhiều về các gam màu nổi bật, điều đó là không nên. 

+ Lỗi chính tả: Điểm này sẽ luôn được đánh giá cao nhất cho tất cả các văn bản chứ không riêng gì về CV xin việc của ứng viên. Vậy nên hãy nhớ thật cẩn thận, rà soát nhiều hơn để tránh khi gửi tới nhà tuyển dụng và bị đánh giá về sự cẩu thả. 

Ngoài ra các lỗi về trình bày, cách đoạn, font chữ, cỡ chữ trong cv, sự đồng nhất văn bản, bố cục trình bày,…bạn cũng sẽ cần lưu ý và kiểm tra tất cả để giúp CV hoàn hảo hơn. Hy vọng thông tin trên đây đã giúp bạn nắm được về CV xin việc làm đầu bếp là gì, cách thức trình bày CV xin việc đó ra sao và đâu sẽ là điểm nhấn dành cho bạn. Cũng theo dõi vieclam88.vn nhiều hơn để được cập nhật thông tin về các ngành nghề, vị trí việc làm liên quan khác nhé!