Marketer là gì? Vai trò và Các công việc của một Marketer Chuyên Nghiệp

Marketer là gì?

Marketer là những người làm việc trong lĩnh vực marketing, chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích thị trường và lên kế hoạch chiến lược nhằm cung cấp sản phẩm/ dịch vụ có giá trị đến khách hàng tiềm năng.

Công việc của Marketer giúp mở rộng thị trường, đem về khách hàng mới và tăng nhận diện thương hiệu dựa trên việc nghiên cứu nhu cầu cũng như tạo nhu cầu mới

Các công việc của họ sẽ bao gồm các công việc như xác định mục tiêu, phân khúc các khách hàng mục tiêu, nghiên cứu đối thủ, tiếp cận các khách hàng mục tiêu qua các phương tiện truyền thông, nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng, tạo ra các content, thiết lập ngân sách, thiết lập các chiến dịch quảng cáo.

Marketer là gì? Vai trò và Các công việc của một Marketer Chuyên Nghiệp

Tại sao doanh nghiệp cần có những chuyên viên Marketing?

Doanh nghiệp có thể thành công hay không đều dựa vào khả năng marketing của họ. Các hoạt động tài chính như sản xuất, phân phối đều không thể hiệu quả nếu như thị trường không có đủ nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Họ sẽ giúp xây dựng vốn thương hiệu bằng việc sử dụng các logo thương hiệu, biểu tượng, tên, .. trên cả kênh online và offline. Và khi mà càng có nhiều người biết về sản phẩm/dịch vụ của bạn, thì càng có nhiều người muốn mua chúng.

Công việc của nhân viên Marketing – Marketer là gì

Đối với Digital marketer

Một số vị trí phổ biến liên quan đến ngành digital marketing:

  • Social media manager (Quản lý các trang mạng xã hội)
  • SEO specialist (Chuyên viên SEO)
  • Digital brand manager (Quản lý thương hiệu trên các kênh điện tử)
  • Paid-media specialist (Chuyên viên mảng truyền thông trả tiền)
  • Content marketing specialist (Chuyên viên mảng content marketing)

PPC Marketing

PPC Marketing bao gồm việc chi tiền để đưa các nội dung của doanh nghiệp xuất hiện trên các trang kết quả tìm kiếm. Các Digital Marketer sẽ có nhiệm vụ đảm bảo trang landing page sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp luôn đứng trong top các trang kết quả tìm kiếm, thông qua việc trả tiền cho các công cụ tìm kiếm( Google Ads) và tối ưu các chiến dịch đó để mang lại hiệu quả cao và lâu dài.

SEO Marketing

SEO cũng bao gồm là công việc liên quan đến các công cụ tìm kiếm, nhưng thay vì phải trả tiền, thì các marketer cần phải nghiên cứu và tuân theo thuật toán của các công cụ này để đưa các trang của họ xuất hiện trong các trang kết quả tìm kiếm. SEO marketing, đặc biệt là với mục đích mang lại lợi nhuận, dù không mang lại lợi ích tức thì, nhưng lại là hình thức marketing lại hiệu quả với chi phí hợp lý nhất. Tuy nhiên, bạn cần phải liên tục cập nhật các thay đổi và thuật toán mới của Google nếu như bạn không muốn mất đi các kết quả hiện tại.

Content Marketing

Sự khác nhau giữa content marketing và những hình thức khác là content marketing không bán sản phẩm hay dịch vụ. Mục đích chính của content marketing là để mang lại giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ giữa thương hiệu và khách hàng. Cũng như SEO, content marketing cần phải có thời gian xây dựng để có thể mang lại hiệu quả. Là một content marketer, bạn nên biết cách tìm những cách thức kết nối, sáng tạo và ngắn gọn nhất để truyền thông về công ty. Và để có thể thu hút các khách hàng của mình, họ sẽ tìm những chủ đề mà những người xem tiềm năng của mình quan tâm đến và tạo ra những nội dung thật thú vị để truyền thông đến họ.

Video Marketing

Video marketers có khả năng tạo kết nối tốt hơn và sâu hơn với các người xem của mình. Họ có thể biết được ai đã xem video, ai bấm dừng, xem lại, xem đến lần thứ 2 hoặc bỏ qua các video. Và từ đó, tạo ra các nội dung tốt hơn, giúp mang lại hiệu quả hơn. Video cũng đang là hình thức quảng cáo mang lại chuyển đổi cao trong các loại hình Marketing.

Đối với marketing truyền thống

Marketing truyền thống thì không quá phụ thuộc vào các công cụ công nghệ hiện đại mà digital marketing đang sử dụng. Đối với một số công ty, những phương thức tiếp cận phi-công nghệ lại có khả năng kết nối tốt hơn với nền tảng khách hàng của họ.

Marketing dựa vào trải nghiệm

Với cách marketing này, các doanh nghiệp sẽ kết nối với khách hàng bằng cách mời họ tham gia vào các hoạt động tương tác, đời thực, và liên quan đến thương hiệu của mình(pop-up store, các chuỗi sự kiện, .. ) Do các chiến dịch Marketing này thiên về việc xây dựng các mối quan hệ. nó có thể giúp xây dựng và giữ vững lòng trung thành với của khách hàng với thương hiệu. Các sự kiện trải nghiệm thực tế này có thể giúp doanh nghiệp giáo dục khách hàng và giúp họ hiểu thêm về thương hiệu. Đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, khi mà các khách hàng đã bắt đầu hứng thú hơn với trải nghiệm thực tế bên ngoài màn hình máy tính, điện thoại.

Local marketing

Banner gắn trên đường, trạm xe buýt, ngã tư, .. đều là những hình thức của Local Marketing. Nếu như thương hiệu của bạn hiện hữu ở vị trí vật lý nào đó, thì có thể doanh nghiệp bạn đang ứng dụng local marketing như là một phần của các chiến dịch truyền thông. Để tăng hiệu quả cho các chiến dịch của mình, các nhà marketer nên sử dụng nhiều phương thức khác nhau đối với các hoạt động Marketing của mình. Đối với ngành này, bạn cần phải liên tục phát triển các kỹ năng của mình. Có thể hôm nay bạn đang lên một chiến dịch email B2B, thì nhiều khi hôm sau là sếp sẽ giao cho bạn công việc kết hợp với một bạn designer khác để lên một chiến dịch quảng cáo ngoài trời tại các điểm dừng xe bus rồi.

Nghiên cứu thị trường

Đây là một trong những công việc quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động Marketing, dù là online hay offline. Nghiên cứu thị trường chính là các hoạt động khai thác những hình thức khác nhau của dữ liệu để có thể tiếp thị tốt nhất cho một sản phẩm. Để có thể làm được điều đó, họ cần phải triển khai các hoạt động nghiên cứu, khảo sát khách hàng, v.v. để thu thập thông tin. Các thông tin này, sau đó, sẽ được dùng cho việc xác định vị thế, giá thành, thông điệp chính của sản phẩm, cũng như là vật liệu để giúp các nhà Marketer, nhà quản lý đưa ra các quyết định chiến lược.

Xem thêm

6 Kỹ năng cần có ở Marketer trong thời đại Kỷ Nguyên Số

80-90% Marketer Dược mắc lỗi sau khi tung sản phẩm mới

 

Was this article helpful?

14

11