Marcom là gì? 5 công cụ tiếp thị truyền thông phổ biến nhất hiện nay

Marcom đang dần chứng tỏ tầm quan trọng trong việc thu hút khách hàng và góp phần thúc đẩy phát triển doanh nghiệp 1 cách bền vững. Vậy Marcom là gì? Marcom có điểm gì khác biệt so với Marketing? Nếu bạn đang tìm câu trả lời cho vấn đề này, đừng bỏ qua bài viết này của PharMarketing nhé!

Marcom là gì? Marcom Manager là gì?

Marcom là từ được viết tắt của Marketing Communications, có nghĩa là tiếp thị truyền thông. Thuật ngữ này là đại diện cho chữ P cuối cùng – Promotion trong mô hình 4P – (Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối) và Promotion (xúc tiến)). Marcom được dùng với mục đích tạo ra mối quan hệ vững chắc giữa thương hiệu với khách hàng tiềm năng. Để xây dựng tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng hầu hết các đơn vị sẽ sử dụng marcom qua một số kênh như: mạng xã hội, gửi thư trực tiếp, roadshow thu hút,…

Marcom là gì?
Marcom là gì?

Một công ty có thể sở hữu cho mình một phòng Marcom riêng hoặc thuê các Agency bên ngoài thể thực hiện cho mình. Việc tuyển cho mình một bộ phận là Marcom hay đi thuê sẽ phù thuộc vào tiềm lực của doanh nghiệp như kinh phí, nhân lực, thời gian… Trong đó, nếu công ty đã có sẵn bộ phận Marcom chắc chắn không thể thiếu vị trí Marcom Manager.

Marcom Manager hay chuyên gia “quản lý truyền thông tiếp thị” là những người chịu trách nhiệm trực tiếp cho hoạt động này, phụ trách việc phát triển các chiến lược tiếp thị và điều phối các thành viên trong team.

Mục tiêu của việc xây dựng Marcom

Việc xây dựng Marcom nhằm hướng tới hai mục tiêu chính sau đây:

Tạo ra vị thế cho sản phẩm hoặc thương hiệu

Đây là chiến lược dài hạn khi thực hiện Marcom với mục đích là sử dụng các công cụ truyền thông nhằm định vị sản phẩm hoặc thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng. Việc định vị, xây dựng hình ảnh phải thực hiện cẩn trọng theo từng bước và đòi hỏi sự nhất quán giữa các chiến lược truyền thông và sản phẩm.

Rút ngắn quy trình bán hàng của doanh nghiệp

Rút ngắn quy trình bán hàng được thực hiện qua việc hỗ trợ bộ phận sales xác định, tiếp cận và bán hàng. Marcom giúp tập trung để tạo ra những thông tin hữu ích cho khách hàng, giúp họ tin tưởng vào thương hiệu và sản phẩm, qua đó quá trình tư vấn bán hàng được rút gọn đáng kể.

Sự khác biệt giữa Marcom Và Marketing

Marketing và Marcom là những lĩnh vực hết sức quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp, tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. Trong khi Marketing đề cập đến khái niệm rộng rãi về việc phát triển các chiến lược nhằm đáp ứng khách hàng bằng các sản phẩm và thông điệp hấp dẫn, còn truyền thông tiếp thị là một phần nhỏ hơn trong Marketing, sử dụng các chiến thuật truyền thông cụ thể để thực hiện các chiến lược Marketing tổng thể.

Ngoài ra Marcom liên quan đến việc truyền, nhận và xử lý thông tin. Các nhà tiếp thị cần phải nhận thức chặt chẽ từng khía cạnh của quá trình truyền thông để đảm bảo rằng đối tượng mục tiêu nhận được một thông điệp nhất quán.

Marketing bao gồm tất cả những hoạt động cần thiết nhằm thúc đẩy bán hàng và tiếp thị thành công dịch vụ hoặc hàng hóa. Cụ thể:

  • Xây dựng chiến lược tiếp thị bằng cách nghiên cứu thị trường (vi mô và vĩ mô) và phân tích nhu cầu của khách hàng trên thị trường này.
  • Xác định phân khúc khách hàng mục tiêu và tiến hành định vị của thương hiệu.
  • Xác định những giá trị cốt lõi của sản phẩm, dịch vụ và từ đó quyết định hệ thống kênh phân phối (distribution channels) như online hay offline để có thể tiếp cận khách hàng.
  • Kiểm soát brand tracking, nghiên cứu và phân tích tất cả dữ liệu thu thập được nhằm tiếp tục tối ưu chiến dịch.
    …..

Phạm vi Marcom thì sẽ hẹp hơn so với Marketing, nó là một bộ phận trong Marketing tập trung vào việc khai thác những công cụ marketing nằm trong những kênh phân phối đã chọn, điển hình như social media, TVC, book KOLs, PR, sponsor, sản xuất video,,….

5 công cụ tiếp thị truyền thông phổ biến nhất hiện nay

Mỗi công cụ marcom đều tách biệt và có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Dưới đây PharMarketing đã tổng hợp 5 công cụ tiếp thị truyền thông phổ biến và các đặc điểm nổi trội của chúng:

Quảng cáo

Nếu bạn cần làm nổi bật tính năng sản phẩm nhắm vào những đối tượng mục tiêu cụ thể thì đừng bỏ qua hình thức quảng cáo. Doanh nghiệp sẽ phải trả phí trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các đơn vị agency quảng cáo để thông báo cho khách hàng về hàng hóa và dịch vụ của bạn thông qua truyền hình, đài phát thanh, phương tiện truyền thông in ấn, trang web trực tuyến… Đây cũng là một trong những chiến lược tiếp thị được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 

5 công cụ tiếp thị truyền thông phổ biến
Công cụ tiếp thị truyền thông phổ biến

Khuyến mại

Khuyến mại được thực hiện thông qua các cuộc thi, giảm giá, rút ​​thăm may mắn, phiếu thưởng và ưu đãi cho phép khách hàng tương tác với thương hiệu ngay lập tức. Nhờ hoạt động khuyến mại, doanh nghiệp có thể thúc đẩy khách hàng trải nghiệm thử sản phẩm và đẩy mạnh doanh số bán hơn.

Tổ chức sự kiện

Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng hình thức này để hướng người tiêu dùng tham dự các sự kiện với mục tiêu cụ thể, như tìm hiểu trải nghiệm sản phẩm mới, kết nối mạng lưới khách hàng hoặc gặp gỡ những khách hàng mới…

Hình thức được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất trong hoạt động tổ chức sự kiện là tham gia tài trợ chương trình. Bằng cách này doanh nghiệp có thể tiếp cận và dần củng cố định vị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. 

Quan hệ công chúng

Để xây dựng thương hiệu trong mắt người tiêu dùng, công ty cần thực hiện một số hoạt động Quan hệ công chúng nhằm tạo ra hình ảnh tích cực của họ trên thị trường. Một số hoạt động mà các công ty đang thực hiện như xây dựng các tiện ích công cộng, quyên góp một phần mua hàng của họ cho giáo dục trẻ em, tổ chức trại hiến máu, trồng cây,… là một số động thái chung để tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. 

Ngoài ra hoạt động quan hệ công chúng cũng giúp doanh nghiệp liên kết với các đơn vị thứ ba để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Đây cũng là cách nhiều doanh nghiệp áp dụng để tạo thêm niềm tin về thương hiệu từ đó thúc đẩy doanh thu tốt hơn.

Tiếp thị tương tác

Tiếp thị tương tác gần đây đã trở thành một trong những công cụ giao tiếp tiếp thị phổ biến, trong đó khách hàng có thể tương tác với các công ty trên môi trường trực tuyến và có thể truy vấn thông tin của mình trực tiếp.

Sàn thương mại điện tử Shopee được xem như một trong những ví dụ tốt nhất về tiếp thị tương tác trong đó khách hàng lựa chọn và có thể xem những gì họ đã chọn hoặc đặt hàng trong quá khứ gần đây. Ngoài ra, một số trang web cung cấp nền tảng cho khách hàng trong đó họ đặt câu hỏi và nhận câu trả lời trực tuyến như Hotroshopee.vn.

KẾT LUẬN

Marcom có ​​thể xây dựng giá trị thương hiệu cho một công ty bằng cách tạo ra nhận thức trong tâm trí khách hàng, thúc đẩy doanh thu mạnh mẽ. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về tiếp thị truyền thông và cách phân biệt nó với Marketing. Chúc bạn thành công!