Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Cây Trồng [Đề Tài + Bài Mẫu], NEW

Rate this post

Có phải bạn đang tìm Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Cây Trồng? Bạn đang là học viên học chuyên ngành khoa học? Bạn đang tìm tòi rất nhiều đề tài từ các trang mạng khác nhưng vẫn không khiến bạn hài lòng chẳng những thế còn làm bạn mất thời gian. Bài viết sau đây chúng tôi xin phép giới thiệu đến cho các bạn một loạt đề tài luận văn thạc sĩ khoa học cây trồng là một trong những đề tài đã được mình sưu tầm và liệt kê từ các bạn học viên khoá trước cho nên các bạn có thể yên tâm tham khảo và lựa chọn một trong số những đề tài sau đây nhé.

Để hoàn thiện một bài luận văn ngoài việc các bạn phải thành thạo các kĩ năng về phân tích tài liệu, thu thập tài liệu thì các kĩ năng mềm về vi tính văn phòng cũng rất quan trọng để hoàn thiện tốt bài luận văn thạc sĩ. Nhóm chúng tôi nhận viết luận văn thạc sĩ đảm bảo hoàn thiện từ hình thức cho đến nội dung giúp bài của bạn dễ dàng đạt điểm số cao. Cho nên, nếu như bạn có nhu cầu cần viết một bài luận văn hoàn chỉnh thì ngay bây giờ đây hãy liên hệ ngay đến dịch vụ làm thuê luận văn thạc sĩ của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được tư vấn báo giá làm bài luận văn trọn gói từ A đến Z nhé.

Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Cây Trồng – Điểm Cao

Đào tạo ngành khoa học cây trồng nhằm giúp các kỹ sư có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt. Khi các bạn lựa chọn ngành này sẽ có cơ hội tiếp cận lượng thông tin kiến thức khổng lồ và được phát triển năng lực thực hành, có khả năng phát triển chuyên môn, tận tụy với nghề nghiệp và ý thức phục vụ nhân dân, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế của đất nước.

1. Nghiên Cứu Liều Lượng N, P2o5, K2o Cho Giống Bơ Booth 7 Trồng Trên Đất Nâu Đỏ Bazan
2. Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Tái Canh Ngay Cây Cà Phê Vối Tại Tỉnh Đắk Lắk
3. Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Phẩm Chất Thanh Long
4. Nghiên Cứu Tuyển Chọn Giống Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Khả Năng Chịu Ngập Cho Đậu Tương Vụ Đông
5. Nghiên Cứu Tuyển Chọn Giống Và Xác Định Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Lúa
6. Nghiên Cứu Bón Phân Kali Và Lưu Huỳnh Cho Cây Lạc Trên Đất Cát Biển Tỉnh Bình Định
7. Sưu Tập, Tuyển Chọn Và Lọc Thuần Giống Lúa Mùa Chịu Mặn Phục Vụ Mô Hình Lúa-Tôm
8. Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Tăng Năng Suất Đậu Tương Vụ Hè Thu Tại Thái Nguyên
9. Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Giống Bưởi
10. Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Cho Giống Sắn Nếp Tân Lĩnh Phục Vụ Sản Xuất Hàng Hóa
11. Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Cây Thạch Đen
12. Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Canh Tác Cây Hoài Sơn Tại Tỉnh Lào Cai
13. Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Trong Nhân Giống Chè Shan Tại Thị Xã
14. Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Cho Giống Cam Không Hạt V2 Tại Huyện Hàm Yên, Tỉnh Tuyên Quang
15. Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng, Phát Triển Của Giống Chè
16. Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Giống
17. Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kĩ Thuật Đến Sinh Trưởng, Phát Triển Và Năng Suất Giống
18. Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Lá Và Chất Điều Hòa Sinh Trưởng Đến Năng Suất, Chất Lượng Bưởi Múc

19. Nghiên Cứu Giống Lúa Thơm Trong Điều Kiện Phèn Và Phèn Mặn
20. Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Một Số Loại Phân Bón Đối Với Giống Bưởi Đỏ Tân Lạc Tại Huyện
21. Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Năng Suất, Chất Lượng Hoa Lily Robina
22. Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Một Số Giống Cà Chua Nhập Nội Trong Điều Kiện Trồng
23. Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Các Mức Đạm Và Mật Độ Cấy Đến Sinh Trưởng, Phát Triển Giống Lúa Bắc Thơm Số 7
24. Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Một Số Tổ Hợp Ngô Lai Mới Tại Thái Nguyên
25. Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Một Số Giống Lúa Chất Lượng Mới Tại Huyện Mỹ Đức
26. Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Các Mức Đạm Và Mật Độ Cấy Đến Sinh Trưởng, Phát Triển Giống Lúa BC15 Vụ Mùa Năm
27. Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Bệnh Vàng Lá Thối Rễ
28. Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Liều Lượng Kali Và Nồng Độ Bo Đối Với Giống Bưởi Diễn Tại Huyện Chương Mỹ
29. Nghiên Cứu Chất Điều Hòa Sinh Trưởng Và Phân Bón Lá Cho Giống Bưởi Quế Dương Tại Huyện Chương Mỹ
30. Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Bưởi

Tham khảo thêm ⇒ Trọn bộ Đề cương chi tiết luận văn

Mẫu 1: Luận văn thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu Giá trị Nho tỉnh Ninh Thuận

Từ nhiều thập kỷ qua, cây nho đã gắn bó với cuộc sống của người dân vùng đất thừa nắng và gió như Ninh Thuận. Cây nho du nhập vào Việt Nam và được trồng chủ yếu tại Ninh Thuận, đây là vùng có đặc điểm khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng rất đặc thù, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của loài cây này.
Đặc điểm của cây nho cần có mùa khô đủ dài để tích lũy chất đường, tạo quả. Bên cạnh đó, lượng mưa thấp cũng cần thiết để quả nho không bị nứt, bệnh, rụng quả và đồng thời cũng cần độ ẩm không khí thấp để trái ngọt, vị ngon,… Ninh Thuận là vùng đất khô nhất của Việt Nam, có đầy đủ những yếu tố thuận lợi để phát triển. Vì vậy, cây nho đã trở thành cây trồng chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

Mặc dù có điều kiện trồng thuận lợi nhưng cây nho tại Ninh Thuận vẫn “ba chìm bảy nổi” trong hơn một thập kỷ qua. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận, năm 2014 toàn tỉnh hiện có 727 ha diện tích nho, năng suất đạt gần 25 tấn/ha, sản lượng 16.965 tấn. So với thời điểm năm 1998 (diện tích cây nho phát triển mạnh, đạt cao nhất là 2.400ha) thì đến nay diện tích, năng suất và chất lượng cây nho đã có sự sụt giảm khá mạnh. Trong khi đó, người trồng nho vẫn phải đầu tư rất lớn, làm cho hiệu quả trồng nho không cao và cây nho không cạnh tranh được so với một số cây trồng khác. Bên cạnh đó, việc được mùa mất giá, bị thương lái ép giá mua với giá rẻ, tình hình dịch bệnh trên cây nho luôn là những nổi lo lắng đối với nông dân trồng nho tại tỉnh Ninh Thuận. Thêm vào đó, do chưa được quan tâm đầu tư khoa học kỹ thuật nên cây nho ở đây chưa có điều kiện phát triển đúng với khả năng của nó. Những thiếu sót về chiến lược phát triển, cơ sở nghiên cứu, giống trồng và kỹ thuật canh tác cũng đang là những vấn đề khiến sự phát triển của chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận chưa bền vững.

Để cây nho Ninh Thuận có thể cạnh tranh được với các loại nho nhập khẩu cùng loại và hướng tới sản xuất nho an toàn nhằm cung cấp cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu thì cần phải có những biện pháp quy hoạch vùng sản xuất nho chất lượng cao, tập trung, đầu tư để nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật và người sản xuất,… Bên cạnh đó, việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận chưa đạt được hiệu quả cao, người nông dân trồng nho vẫn là đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất khi tình hình sản xuất và tiêu thụ nho gặp khó khăn. Do đó, cần phải có những nghiên cứu để giải quyết những vấn đề khó khăn hiện tại. Một số nghiên cứu trước đây về chuỗi giá trị nho thường tiếp cận theo hướng “kết nối chuỗi giá trị – Valuelinks” tập trung chủ yếu vào phân tích kinh tế trong chuỗi giá trị mà chưa xem xét đến các yếu tố vận hành thị trường của người bán và người mua thông qua các chính sách định giá, chủng loại sản phẩm, đầu tư phương tiện sản xuất,… Với mong muốn áp dụng kiến thức vào thực tiễn đồng thời xem xét tất cả các yếu tố trong chuỗi giá trị, tác giả sẽ tiến hành phân tích chuỗi giá trị nho Ninh Thuận và đề xuất những giải pháp để nghề trồng nho tại Ninh Thuận nói riêng và trên cả nước nói chung có thể phát triển bền vững.

luận văn thạc sĩ khoa học cây trồng

– Phương pháp thu thập số liệu trong bài Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng:

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các tác nhân trong chuỗi gồm nông dân trồng nho, thương lái, người bán sỉ trong tỉnh, người bán lẻ trong tỉnh, người tiêu dùng và cơ sở chế biến nho bằng việc sử dụng bảng câu hỏi.
Số liệu sơ cấp được thu thập: từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2015 và từ tháng 9/2015 đến tháng 11/2015. Được khảo sát ở 2 xã thuộc 2 huyện chủ yếu có trồng nho của Ninh Thuận là: xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải), xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước).
Dữ liệu thứ cấp về diện tích, sản lượng trồng nho được tác giả lấy từ Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận.

– Kết cấu đề tài Luận văn Khoa học cây trồng

Nội dung chính của đề tài nghiên cứu gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị Nho Ninh Thuận
Chương 4: Thảo luận kết quả và khuyến nghị.

Mẫu Luận Văn Thạc Sĩ: Cải Tiến Hệ Thống Cây Trồng Tại Thái Nguyên

Hệ thống cây trồng là sự sắp xếp, bố trí giống và các loại cây trồng trong không gian và thời gian nhất định, nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi về tự nhiên, kinh tế – xã hội. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm từ cây trồng không chỉ nhằm đáp ứng về vấn đề lương thực, thực phẩm tại chỗ cho người nông dân, mà còn trở thành loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, góp phần to lớn trong công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của đất nước. Do vậy để tăng năng suất, sản lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế cây trồng, thì công tác nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay.

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Trung du Bắc Bộ, có tổng diện tích tự nhiên là 354.110 ha, đất đồi núi chiếm gần 80% và mật độ dân số tương đối đông (1.046.163 người), lao động nông nghiệp chiếm trên 80%, như vậy xét về mặt dân số, đất đai thì kinh tế nông lâm nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Nhằm phát huy thế mạnh của tỉnh, trong những năm vừa qua Thái Nguyên đã triển khai nhiều công trình nghiên cứu khoa học về nông nghiệp, lâm nghiệp. Bao gồm các hoạt động cơ bản là: Thực hiện nghiên cứu khoa học để lựa chọn cây, con có thế mạnh, có khả năng phát triển phù hợp với điều kiện của tỉnh nói chung và từng vùng sinh thái trên địa bàn nói riêng, cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm của thị trường trong và ngoài nước đối với các mặt hàng nông sản; Nghiên cứu và chuyển giao để áp dụng những kỹ thuật tiến bộ mới về giống, công nghệ sản xuất trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với từng vùng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong đầu tư; Có những cơ chế và chính sách thích hợp để khuyến khích và thúc đẩy công tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nông lâm nghiệp vào sản xuất thực tế. Huyện Đồng Hỷ là một trong những địa phương nằm trong vùng phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích tự nhiên là 46.177 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp chiếm gần 26%; Đất lâm nghiệp chiếm khoảng 45%; Đất nuôi trông thủy sản khoảng 0,37%; Đất chuyên dùng chiếm 5%; Đất ở chiếm 2%; Đất chưa sử dụng chiếm 22%. Nhóm đất sản xuất nông nghiệp có cơ cấu diện tích gồm: Đất trồng cây hàng năm chiếm 53%; Đất trồng cây lâu năm chiếm 39%; Đất nông nghiệp khác chiếm 8%. Cơ cấu cây trồng hàng năm bao gồm: Nhóm cây lương thực có hạt; Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày; Nhóm rau, đậu các loại. Cơ cấu cây trồng lâu năm bao gồm: Chè, vải, nhãn. xoài, mít….

Song, thực tế hiện nay một trong những khó khăn của huyện Đồng Hỷ là cơ cấu sản xuất, cơ cấu sử dụng đất đai, đất đai có độ dốc quá lớn, đất bạc màu, tập quán canh tác thường làm theo thói quen lề lối cũ, sự tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp còn nhiều hạn chế, hệ thống cây trồng còn mang tính chất của sản xuất tự cung, tự cấp đã và đang là trở ngại đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Với diện tích đất đai, cơ cấu cây trồng, cũng như điều kiện về tự nhiên, kinh tế và xã hội của Đồng Hỷ như vậy, để từng bước chuyển dịch hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và phát triển nền sản xuất nông nghiệp bền vững, thì công tác nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng ở huyện Đồng Hỷ là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng đề tài: “Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên “

Mục tiêu của đề tài Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng
– Đánh giá được hiện trạng hệ thống cây trồng của huyện Đồng Hỷ;
– Xác định được các tiến bộ kỹ thuật và cơ cấu cây trồng phù hợp, đạt hiệu quả cao trên một số loại hình sử dụng đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Yêu cầu của đề tài Luận văn Khoa học cây trồng
– Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng nông nghiệp trên đất ruộng và đất gò đồi ở huyện Đồng Hỷ.
– Nghiên cứu thử nghiệm các loại giống cây trồng trong các vụ xuân, vụ mùa và vụ đông đối với đất ruộng; nghiên cứu thí nghiệm một số biện pháp canh tác thích hợp đối với cây chè ở thời kỳ kinh doanh trên đất gò đồi.
– Xây dựng mô hình canh tác trên đất ruộng dựa vào kết quả nghiên cứu thí nghiệm đã đạt được; xây dựng mô hình sản xuất chè kinh doanh bền vững và cho hiệu quả kinh tế cao.
– Đề xuất định hướng phát triển hệ thống cây trồng ở huyện Đồng Hỷ trong thời gian tới.

Luận văn Thạc sĩ đề tài: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân trên giống chè Kim Tuyên

Cây chè (Camellia sinensis L. Okuntze) là loại cây trồng có lịch sử lâu đời. Việt Nam là một trong một số ít nước trên thế giới có điều kiện tự nhiên và truyền thống sản xuất chè. Từ năm 2005 đến nay, Việt Nam luôn là một trong 5 nước sản xuất và xuất khẩu chè hàng đầu thế giới (Vitas, 2017).
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, được coi là cái nôi của ngành chè Việt Nam. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho phát triển cây chè, Phú Thọ có tiềm năng và lợi thế để phát triển chè theo hướng bền vững. Từ năm 2001, chương trình phát triển cây chè luôn được tỉnh xác định là một trong những chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm cần quan tâm chỉ đạo, đầu tư phát triển. Đến hết năm 2015, chương trình phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả quan trọng: Diện tích chè đạt 16,5 ngàn ha; năng suất đạt 101,1 tạ/ha, sản lượng đạt 154,7 nghìn tấn (so với năm 2010, diện tích tăng 959 ha, năng suất chè búp tươi tăng 20,3 tạ/ha, sản lượng tăng 43,1 ngàn tấn); diện tích sản xuất chè an toàn được mở rộng. Tuy nhiên sản phẩm chè của Phú Thọ hiện nay chủ yếu là chè đen phục vụ xuất khẩu (Sở KH&CN tỉnh Phú Thọ, 2015).
Nếu so sánh với giá bán của Srilanka là nước đứng đầu về sản xuất chè đen (giá 2,7 – 3,0 USD/kg) thì giá xuất khẩu chè đen của nước ta chỉ bằng một nửa. Đơn giá xuất khẩu bình quân của chè đen Việt Nam vào năm 2008 là 1,8 USD/kg; năm 2012 là 1,6 USD/kg; và hiện nay đạt khoảng 1,2 – 1,3 USD/kg. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta có đầu tư vào sản xuất chè đen ở mức cao cũng chỉ có thể đưa giá chè đen xuất khẩu lên mức 3,0 USD/kg như của Srilanka. Mức giá này tương đương với 5.000 đ/kg chè nguyên liệu và chưa đủ để nâng cao đời sống người làm chè (Bộ Công thương, 2014).

Xuất phát từ thực tế đó, ngành chè Phú Thọ phải chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất chè xanh phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Song hiện nay, sản xuất chè xanh của tỉnh Phú Thọ không có nhiều lợi thế. Về thương hiệu thì chè xanh Thái Nguyên đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vùng chè Tân Cương, về chất lượng thì các vùng chè Hà Giang, Yên Bái, Lâm Đồng có lợi thế về độ cao so với mực nước biển nên chất lượng chè cao

hơn những vùng thấp như Phú Thọ. Một nguyên nhân nữa là bộ giống chè của tỉnh Phú Thọ chỉ tập trung vào một số giống như Trung Du, PH1, … là những giống có chất lượng chè xanh thấp. Vậy để có thể tạo ưu thế cạnh tranh, ngành chè Phú Thọ cần có những thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Một trong những hướng có thể nâng cao hiệu quả sản xuất chè xanh ở Phú Thọ đó là sản xuất chè Vụ Đông Xuân. Bởi lẽ, sản xuất chè vụ Đông Xuân sẽ khai thác được lợi thế quan hệ cung cầu do ở Phú Thọ cây chè chủ yếu tập trung thu hoạch vụ Hè Thu, dẫn tới cung giảm. Mặt khác, do ảnh hưởng của chế độ khí hậu nên chất lượng chè vụ Đông Xuân cũng cao hơn các vụ khác.
Tuy nhiên, sản xuất chè vụ Đông Xuân ở Phú Thọ hiện nay đang gặp phải những khó khăn. Đó là, thiếu nước do lượng mưa phân bố không đều và chưa có quy trình kỹ thuật cụ thể trong sản xuất. Vì thế, để sản xuất chè xanh vụ Đông Xuân ở Phú Thọ đạt được kết quả cao và bền vững thì cùng với việc lựa chọn giống có chất lượng chè xanh tốt là giống chè Kim Tuyên, vấn đề rất quan trọng và cấp thiết là phải có các biện pháp kỹ thuật trồng trọt thích hợp.
Xuất phát từ những lý do trên, tiến hành thực hiện Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ Đông Xuân trên giống chè Kim Tuyên tại tỉnh Phú Thọ”

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng
Ý nghĩa khoa học
– Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học nghiên cứu về quan hệ giữa ẩm độ đất và năng suất của chè.
– Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học nghiên cứu về diễn biến hàm lượng tinh bột trong rễ của cây chè theo mùa và quan hệ của nó với thời vụ đốn chè, một biện pháp kỹ thuật độc đáo trong nghề trồng chè.
– Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học nghiên cứu về tương tác giữa biện pháp kỹ thuật tưới nước và bón phân bổ sung có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè trong vụ Đông Xuân.
– Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho cán bộ khoa học kỹ thuật, cho người sản xuất kinh doanh chè, cho giáo viên, sinh viên, học viên cao học trong học tập, nghiên cứu về cây chè.
Ý nghĩa thực tiễn
– Xác định được thời vụ đốn chè hợp lý cho sản xuất chè Đông Xuân trên cơ sở xác định diễn biến tích lũy hàm lượng tinh bột trong rễ chè và ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sự tích lũy đó.
– Xác định được lượng nước tưới và lượng phân bón bổ sung cho sản xuất chè vụ Đông Xuân trên giống Kim Tuyên tại Phú Thọ.
– Góp phần đa dạng sản phẩm chè nâng cao hiệu quả sản xuất chè cho tỉnh Phú Thọ.

Luận văn thạc sĩ Khoa học cây trồng đề tài: Nghiên cứu thử nhiệm giống quýt ngọt không hạt

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm đã tạo nên sự dạng về sinh thái, thuận lợi cho việc phát triển trồng cây ăn quả. Trong những năm qua, nghề trồng cây ăn quả đã góp vai trò hết sức quan trọng vào nền kinh tế nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo cũng như tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn nhân lực trong nước, làm thay đổi bộ mặt kinh tế của địa phương. Vùng Trung du miền núi phía Bắc có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu và nguồn gen phong phú thích hợp cho phát triển sản xuất cây ăn quả. Cây ăn quả có múi được xếp vào nhóm sản phẩm chủ yếu của Việt Nam với tỷ trọng chiếm khoảng 18-20% diện tích trồng cây ăn quả và sản lượng ước khoảng 1,3 triệu tấn. Trên thực tế, cây có múi đã và đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi trong cả nước, nhiều nơi trồng thành những vùng tập trung từ vài trăm đến vài nghìn hec ta như ở Bắc Sơn (Lạng Sơn), Bắc Quang, Vị Xuyên (Hà Giang), Hàm Yên, Chiêm Hoá (Tuyên Quang), Bạch Thông (Bắc Kạn)…

Cây ăn quả có múi (Citrus) là loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, đã và đang được chú trọng phát triển nhưng còn thiếu bền vững do dịch hại và cơ cấu giống chưa hợp lý. Các giống cam, quýt, bưởi trồng phổ biến ở nước ta như Cam Xã Đoài, Vân Du, cam Sành, cam Bù, bưởi Phúc Trạch… tuy là các giống đặc sản nhưng đều nhiều hạt. Do vậy, việc tạo giống cây ăn quả có múi không hạt là một trong những mục tiêu quan trọng của công tác giống cây ăn quả có múi. Trên thế giới, xu hướng chọn giống cam quýt ngoài việc chọn tạo các giống có năng suất, chất lượng cao, ổn định, chống chịu với điều kiện môi trường, sâu bệnh thì mục tiêu còn hướng tới chọn tạo ra các giống ít hạt hoặc không hạt. Quýt ngọt không hạt (Citrus unshiu Marc) có vai trò quan trọng bởi mùi vị và giá trị dinh dưỡng của nó. Đây là loại quả rất giàu Vitamin C, có sự cân bằng giữa hàm lượng vitamin A và B, có hàm lượng chất khoáng như Ca, P, sắt cao. Một trong những ưu điểm của giống quýt ngọt này là quả không có hạt, vỏ quả rất mỏng, dễ bóc vỏ so với các loại quả khác thuộc chi Cam chanh, nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay quýt ngọt không hạt đã được trồng phổ biến ở một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan và là một trong những loại cây ăn quả có giá trị thương mại cao, góp phần đáng kể trong việc nâng cao thu nhập cho người dân và ổn định phát triển kinh tế xã hội (Fadamiro và cs., 2011) [22]. Mặc dù quýt ngọt không hạt đã được trồng nhiều ở một số quốc gia trên thế giới, tuy nhiên giống quýt này ở Việt Nam gần như chưa có hoặc rất ít. Vì vậy, việc nghiên cứu và đưa giống quýt ngọt không hạt này vào trồng thử nghiệm và phát triển mở rộng là rất cần thiết cho sản xuất cây có múi nói chung và cây quýt ngọt nói riêng. Từ đó sẽ bổ sung được giống quýt mới này vào tập đoàn cây có múi, góp phần đa dạng hóa giống quýt trong tập đoàn cây có múi của nước ta. Với ưu điểm chín sớm (khoảng tháng 9-10) nên có ý nghĩa rất lớn trong việc rải vụ, nâng cao thu nhập cho người dân. Không chỉ có ưu điểm chín sớm, quýt ngọt này còn là giống không hạt, có chất lượng ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng do đó việc mở rộng phát triển diện tích sản xuất sẽ tạo ra được lượng quýt không hạt hàng hóa phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩu, nâng cao khả năng đa dạng hóa sản phẩm cây có múi cho các vùng trồng.

Huyện Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên có quỹ đất rất lớn phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích đất tự nhiên là 57,848 ha, trong đó có tổng diện tích đất hiện đang sử dụng là 93,8% còn lại là 6,2% diện tích đất chưa sử dụng. Không những có quỹ đất dồi dào mà tại đây có lượng mưa nhiều nên ẩm độ trung bình từ 70 – 80%, nhiệt độ trung bình dao động từ 22-27oC đây chính là những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây ăn quả có múi nói chung và quýt ngọt không hạt nói riêng. Bắc Kạn là tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc, được coi là tiềm năng phát triển cây ăn quả đặc biệt là cây quýt đang được người dân và chính quyền địa phương quan tâm và phát triển. Tuy nhiên trong sản xuất quýt của người dân Bắc Kạn và Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn như chất lượng giống kém, chưa có các giống mới không hạt có năng suất cao chất lượng tốt được người tiêu dùng ưa thích, cho nên việc trồng thử nghiệm giống quýt mới không hạt vào sản xuất cam quýt cho Bắc Kạn và Thái Nguyên, nhằm đa dạng hóa sản phẩm cây có múi, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất thông qua đặc tính tốt về chất lượng của giống quýt ngọt không hạt này cũng như thời gian chín của giống có ý nghĩa trong rải vụ nâng cao thu nhập. Không những khó khăn về giống, trong sản xuất cam quýt người dân ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch, bảo quản.

Trong đó những khó khăn về kỹ thuật ngay trong giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây làm cho cây con trong giai đoạn kiến thiết cơ bản sinh trưởng rất chậm dễ bị sâu bệnh phá hoại sẽ ảnh hưởng đến khả năng hình thành tán, đến khả năng ra hoa kết quả sau này vì vậy cần phải có những biện pháp kỹ thuật thích hợp ngay trong giai đoạn kiến thiết cơ bản để tạo cho cây có sức sinh trưởng tốt, có bộ khung tán khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt ngay từ giai đoạn đầu tiên là tiền đề cho việc nâng cao năng suất cây trồng sau này. Để giải quyết được những khó khăn trong sản xuất quýt ngọt cần có những nghiên cứu cụ thể về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, để từ đó hoàn thiện được quy trình trồng và chăm sóc quýt có hiệu quả cho giống quýt ngọt không hạt. Xuất phát từ những vấn đề thực tế đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng “Nghiên cứu trồng thử nghiệm giống quýt ngọt không hạt (Citrus unshiu Marc) tại Bắc Kạn và Thái Nguyên”.

Yêu cầu của đề tài Luận văn Khoa học cây trồng

– Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của giống quýt ngọt không hạt tại Bắc Kạn và Thái Nguyên.
– Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển của giống quýt ngọt không hạt trong giai đoạn kiến thiết cơ bản tại Bắc Kạn và Thái Nguyên.
– Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đến khả năng phòng trừ sâu bệnh hại và sinh trưởng phát triển của giống quýt ngọt không hạt trong giai đoạn kiến thiết cơ bản tại Bắc Kạn và Thái Nguyên.

Luận văn Khoa học cây trồng: Nghiên cứu khả năng đánh giá xuất hiện sương muối phục vụ phát triển chè, cà phê 

Vùng Tây Bắc đang được đánh giá là vùng có nhiều lợi thế để phát triển diện tích trồng các cây lâu năm, nhất là các cây công nghiệp dài ngày (cao su, cà phê) và các cây ăn quả. Sương muối và sương giá là những hiện tượng rất nguy hại đối với cây trồng, trong đó sự sinh trưởng, phát triển, hình thành năng suất và hiệu quả kinh tế của các cây dài ngày phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động của sương muối và nhiệt độ thấp. Tác hại nghiêm trọng của các đợt sương muối đối với các mô hình trồng các cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cà phê ở vùng Tây Bắc trong những năm gần đây đã góp phần minh chứng vai trò và ảnh hưởng của nó.
2 tỉnh Sơn La và Điện Biên, với một hệ thống núi non trùng điệp bao quanh các bồn địa, các cao nguyên nằm ở phía tây dãy Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu ôn hòa thích hợp với cây cà phê chè. Cà phê được trồng trên các sườn dốc của chân các dãy núi thấp hoặc trên các chỏm đồi với độ cao trên mực nước biển chừng 600m với một vùng đất đỏ đá vôi có tầng thật dày và độ phì nhiêu khá cao. Tuy độ cao trên mặt biển chưa thật là cao song vùng cà phê Sơn La, Điện Biên có đặc điểm là nằm ở vĩ độ khá cao về phía Bắc, có vị trí địa lý tương tự như vùng cà phê chè tập trung vùng Sao Paulo, Minas Gerais của Braxin cùng với độ cao khoảng 600m so với mực nước biển, có khác chăng là hai vùng cà phê ở hai phía bắc và nam bán cầu. Khí hậu Sơn La, Điện Biên nóng và nhiều mưa vào mùa hạ, lạnh và khô vào mùa đông. Cây cà phê ở đây sinh trưởng xanh tốt cho sản lượng cao.
Đồng bộ với hình thành hệ thống chế biến tốt, cà phê Tây Bắc hoàn toàn ghi tên trên bản đồ cà phê chất lượng của thế giới. Ông Joao Brandao – Đại diện Tập đoàn số một thế giới về thiết bị chế biến cà phê quả tươi khẳng định: “Nếu lựa chọn định hướng phát triển bền vững, cà phê Tây Bắc có thể sánh ngang với cà phê Brazil về chất lượng”.

Vừa qua được sự giúp đỡ, cho vay vốn với điều kiện ưu đãi của cơ quan phát triển Pháp, chúng ta đã mở rộng diện tích cà phê chè ở một số địa phương, đưa tổng diện tích cà phê chè trong cả nước lên trên 2 vạn hecta. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chương trình phát triển cây cà phê chè cũng có những thiếu sót dẫn đến hiệu quả thấp, một số vùng trồng rồi lại phải hủy bỏ đi vì vườn cây quá xấu kém. Và người ta đã truy tìm các nguyên nhân dẫn đến những tổn thất đó. Không ít người cho là vì công tác quy hoạch kém, trồng cà phê vào vùng đất xấu không thích hợp hoặc vùng có sương muối.
Lựa chọn định hướng phát triển cà phê bền vững sẽ mang lại những lợi ích to lớn như giá trị sản phẩm được nâng lên, tạo việc làm, đảm bảo an ninh xã hội. Quan trọng hơn là thông qua phát triển cà phê bền vững theo chứng chỉ sẽ góp phần tạo ra cộng đồng có trách nhiệm – một yếu tố phát triển xã hội bền vững. Lựa chọn phát triển cà phê bền vững là con đường tốt nhất để xây dựng vùng cà phê Tây Bắc đạt một tầm vóc mới, hoàn toàn có thể đối xứng vùng phát triển cà phê với Tây Nguyên, không chỉ về số lượng mà cả chất lượng. Vùng cà phê Tây Bắc có ưu thế là thích hợp cho phát triển cà phê chè – đang là xu hướng tiêu dùng của thế giới, do đó bán được với giá cao, hiện từ 2.300 – 2.400 USD/tấn nhân, trong khi cà phê Robussta Tây Nguyên chỉ bán được với giá 1.400 – 1500 USD/tấn. Là nhà hàng đầu Việt Nam về sản xuất, chế biến cà phê, Tập đoàn Thái Hòa cam kết quyết tâm cùng người dân Tây Bắc phát triển cà phê bền vững theo quy tắc quốc tế và xây dựng trở thành thương hiệu lớn trên thị trường thế giới
Vì vậy sau 10 năm thiệt hại nặng nề của trận sương muối thiêu rụi gần cả vùng cà phê của năm 1999, cây cà phê đã được khôi phục và khẳng định là một trong những cây công nghiệp chủ lực trong chương trình xuất khẩu.
Nằm trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp – nông thôn và miền núi, cây cà phê đã lên vùng Tây Bắc trong sự hy vọng của người dân cũng như lãnh đạo các cấp. Thời gian đầu, cây phát triển tương đối tốt và ổn định, nhưng khi bước vào thời kỳ thu

hoạch đã “vấp” phải sự khắc nghiệt của thời tiết nơi đây. Sương muối đã làm hàng nghìn hecta cà phê không ra quả và chết dần. Sau 4 năm liền mất trắng, từ sự háo hức ban đầu, người dân chán nản và bỏ mặc cà phê.
Nhận thấy sự thiệt hại to lớn đối với sản xuất cà phê chủ yếu do điều kiện thời tiết – khí hậu mà đặc biệt là sương muối gây ra, học viên đã chọn Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng suất hiện sương muối phục vụ phát triển cây cà phê chè ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên” nhằm góp phần phát triển bền vững cây cà phê chè ở khu vực Tây Bắc.

Cơ sở dữ liệu đã sử dụng trong bài Luận văn Khoa học cây trồng

Về các dữ liệu khí tượng
– Các số liệu khí tượng được thu thập từ các trạm khí tượng trong vùng với chuỗi số liệu trong thời gian đủ dài (từ năm 1981 đến 2010);
– Các tài liệu từ các đề tài, các tạp chí và các nguồn khác cũng đã được thu thập để tham khảo và lựa chọn sử dụng;
Các dữ liệu về viễn thám
– Các ảnh viễn thám cũng được thu thập từ các nguồn miễn phí (Phòng nghiên cứu Viễn thám và GIS – Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường; Trung tâm Viễn thám Quốc gia và trên một số trang web)

Bố cục của đề tài Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về sương muối và tình hình phát triển cây cà phê chè ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên
Chương 2. Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiện sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên
Chương 3. Xây dựng tâp bản đồ chuyên đề về sương muối và đề xuất vùng an toàn sương muối ở 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên.

Bài viết trên đây là toàn bộ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Cây Trồng là một trong những bài mẫu hoàn toàn hữu ích đáng để xem và theo dõi mà các bạn học viên không nên bỏ qua nhé. Ngoài ra, hiện nay bên mình có nhận viết thuê luận văn thạc sĩ với đa dạng các đề tài phổ biến nhất hiện nay, cho nên nếu như bạn đang có nhu cầu cần viết thuê luận văn thì hãy tìm đến ngay dịch vụ nhận viết thuê luận văn thạc sĩ của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149  để được tư vấn báo giá làm bài luận văn trọn gói nhé.

Admin Luận Văn Anpha