Lòng tự trọng là gì? Biểu hiện của lòng tự trọng – JobsGO Blog

Đánh giá post

Lòng tự trọng là một phẩm giá cao đẹp mà mỗi người chúng ta đều cần gìn giữ. Người có lòng tự trọng dễ gặp thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Vậy lòng tự trọng là gì? Nuôi dưỡng nó bằng cách nào? Ở bài viết dưới đây, JobsGO sẽ giúp bạn làm rõ!

Lòng tự trọng là gì?

lòng tự trọng là gìlòng tự trọng là gì

Ắt hẳn trong chúng ta ai cũng mơ hồ hiểu được ý nghĩa của lòng tự trọng là gì? Song, để nói đến một khái niệm cụ thể thì không phải ai cũng có đáp án.

Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là đức tính giúp con người ta có thể nhìn nhận, phân tích và đánh giá sự việc xung quanh, từ đó đưa ra những cách ứng xử giữ gìn phẩm giá và danh dự cho mình.

Người có lòng tự trọng là gì? Họ chính là những người luôn hiểu giá trị của mình, biết mình là ai, mình đang bảo vệ điều gì, mình đang có những gì,… Việc của họ là bảo vệ lòng tự tôn của mình, không cho ai xâm phạm và cũng không làm những chuyện trái với lương tâm. Trong một số trường hợp, lòng tự trọng cũng có thể được hiểu là lòng tự tôn. Từ xa xưa, chúng ta đã có không ít tấm gương về lòng tự trọng trong lịch sử. Ngày nay, lòng tự trọng ngày càng được nhân rộng. Phẩm chất tốt đẹp này luôn hiện hữu trong mỗi chúng ta, nhưng không phải ai cũng biết kiểm soát.

Thế nào là người có lòng tự trọng?

Người được coi là có lòng tự trọng khi có đủ can đảm để đứng lên bảo vệ bản thân khi bị đối xử không tốt. Họ biết giá trị của bản thân và không cho phép bất kỳ ai xúc phạm đến điều đó. Nếu một người đối xử tồi tệ với họ hoặc đi ngược lại với những giá trị, những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp mà họ theo đuổi, người có lòng tự trọng sẽ chọn cắt đứt mối quan hệ.

Không chỉ thế, họ cũng luôn giữ vững và nỗ lực để đạt được những mục tiêu đã đề ra mà không quá để tâm đến sự nhìn nhận của người khác.

Phân loại lòng tự trọng của con người

lòng tự trọng có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Trong phần này, chúng ta sẽ đề cập đến 3 mức độ của lòng tự trọng: lòng tự trọng thấp, lòng tự trọng lành mạnh và tự trọng quá mức.

Lòng tự trọng thấp

Những người có lòng tự trọng thấp không tin tưởng vào khả năng của mình. Họ tập trung vào những điểm yếu và lỗi lầm đã gây ra. Họ tin rằng người khác tài giỏi và thành công hơn. Những người có lòng tự trọng thấp thường sợ thất bại, điều đó cản trở sự thành công của họ.

Lòng tự trọng lành mạnh

Những người có lòng tự trọng lành mạnh có cái nhìn cân bằng và chính xác về bản thân. Họ thấy rõ những điểm tốt ở mình nhưng đồng thời cũng nhận ra các khuyết điểm còn tồn tại và sẵn sàng thay đổi để tốt hơn.

Lòng tự trọng quá mức

Những người có lòng tự trọng quá mức thường đề cao bản thân và có xu hướng hạ thấp những người xung quanh. Đây là một loại lòng tự trọng tiêu cực vì nó khiến người ta không nhìn thấy điểm yếu của bản thân để thay đổi và phát triển. Những người này luôn muốn dẫn đầu và không ngại làm tổn thương mọi người để đạt được thành công mà họ mong muốn. Người có lòng tự trọng cao quá mức không lắng nghe người khác. Thay vào đó, họ thường xuyên đổ lỗi, có thái độ và hành vi thù địch với những người xung quanh. Họ luôn khoe khoang để che giấu sự kém cỏi của mình và sợ thất bại hay bị từ chối.

Biểu hiện của con người có lòng tự trọng lành mạnh

Dưới đây là 5 biểu hiện rõ nhất của người có lòng tự trọng lành mạnh:

  • “Tôi yêu bản thân mình”: Họ tự quan tâm và biết cách chăm sóc bản thân.
  • “Tôi tin tưởng vào những giá trị tốt đẹp”: Những người có lòng tự trọng ở mức độ lành mạnh tin tưởng vững chắc vào các giá trị và nguyên tắc nhất định. Họ sẵn sàng bảo vệ và hành động theo những gì họ cho là sự lựa chọn tốt nhất.
  • “Tôi tôn trọng người khác”: Họ tin rằng mọi người đều bình đẳng và có giá trị như nhau. Họ chấp nhận sự khác biệt về tài năng, uy tín cá nhân hoặc vị thế tài chính.
  • “Tôi biết khi nào tôi sai và tôi sẵn sàng nhận lỗi”: Họ nhìn nhận rõ ràng về bản thân, không ngại đối mặt với sai lầm và sửa đổi để hoàn thiện bản thân.
  • “Tôi sống cho hiện tại”: Người có lòng tự trọng lành mạnh không tốn thời gian để lo lắng về những gì đã xảy ra trong quá khứ cũng như những gì có thể xảy ra trong tương lai. Thay vào đó, họ học hỏi từ quá khứ, lập kế hoạch cho tương lai và sống trong hiện tại.

Ý nghĩa của lòng tự trọng trong cuộc sống

lòng tự trọng ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Duy trì một cái nhìn lành mạnh và thực tế về bản thân sẽ giúp chúng ta:

  • Tự tin về khả năng của bản thân và tôn trọng những người xung quanh.
  • Dễ dàng xây dựng mối quan hệ tích cực với mọi người.
  • Sẵn sàng lắng nghe góp ý, thay đổi để mở rộng kiến thức và phát triển các kỹ năng mới.
  • Quyết đoán trong công việc, không ngại bày tỏ nhu cầu và ý kiến của mình.
  • Nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • Linh hoạt hơn, có khả năng đối mặt với căng thẳng và thất bại tốt hơn.

Lòng tự trọng quan trọng như thế nào?

lòng tự trọnglòng tự trọng

lòng tự trọng chính là cầu nối gắn kết niềm tin và tư duy. Người có lòng tự trọng lành mạnh luôn nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực. Họ lấy nguồn năng lượng lạc quan này làm kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ, hành động của bản thân. Và nhờ đó, họ biết cách tạo động lực để tự tin bước đi trên con đường của mình.

Người có lòng tự trọng thấp thì khác. Những người này luôn bị chi phối bởi lăng kính tiêu cực. Từ đó, họ dễ dàng đánh mất giá trị của chính mình. Điều này khiến họ trở thành một người tự ti trong mắt những người xung quanh. Người có lòng tự trọng thấp thường mông lung và dễ mất định hướng.

Nếu không muốn tương lai bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực, việc nuôi dưỡng lòng tự trọng là điều mà tất cả chúng ta nên làm ngay hôm nay.

👉 Xem thêm: Trung thực là gì? Trung thực trong công việc như thế nào?

Hậu quả khi con người đánh mất lòng tự trọng là gì?

Những vấn đề thường phải đối mặt của người đánh mất lòng tự trọng là gì?

  • Lo lắng, trầm cảm.
  • Nhút nhát, suy nghĩ tiêu cực về bản thân và khả năng của mình, không tin rằng mình có thể thành công.
  • Không biết cách tự chăm sóc bản thân, dễ có các hành vi thiếu lành mạnh như nghiện rượu, hút thuốc, ăn uống quá mức,…
  • Không có khả năng vượt qua những cảm xúc tiêu cực trong quá khứ.
  • Tránh giao tiếp bằng mắt với người khác.
  • Cảm thấy khó chịu và bị cô lập.
  • Khó chấp nhận những lời khen và dễ bị tổn thương bởi những lời chỉ trích.
  • Thiếu kiên nhẫn với bản thân.
  • Có xu hướng đổ lỗi cho bản thân về những sự kiện tiêu cực.
  • Không thể tự đưa ra quyết định.

Làm sao để nuôi dưỡng lòng tự trọng?

Bạn muốn nuôi dưỡng lòng tự trọng? Dưới đây là các cách bạn có thể áp dụng.

Học cách nhìn nhận đánh giá bản thân

Bạn có hay bực tức với những lời mắng mỏ của sếp? Bạn dễ lâm vào thế tuyệt vọng khi kết quả công việc không đạt như ý?,… Đó chính là những dấu hiệu ban đầu cho thấy lòng tự trọng của bạn đang bị lung lay. Vào những lúc tâm trạng xuống cấp, đừng vội đổ lỗi cho bất kỳ ai, hãy nghiêm túc nhìn nhận bản thân mình. Đánh giá những cái đúng và cái sai ngoài việc lấy kinh nghiệm sửa đổi còn giúp bạn tự chấm điểm và tạo động lực cho mình hơn nữa đấy.

“Đóng cửa” những suy nghĩ tiêu cực

thế nào là lòng tự trọngthế nào là lòng tự trọng

Hãy cản mọi lối đi vào suy nghĩ tiêu cực của bạn và chỉ nhìn về con đường tích cực phía trước. Dưới lăng kính tích cực, mọi chuyện với bạn sẽ thuận lợi hơn, lòng tự trọng cũng vững vàng hơn. Hãy lấy những mục tiêu phía trước như sự thăng chức, tăng lương làm động lực. Coi đó là công sức của mình và không hề phụ thuộc vào may mắn.

👉 Xem thêm: Người khác nghĩ gì về bạn không quan trọng

Ngừng so sánh bản thân với người khác

Việc so sánh chỉ xảy ra với những người thiếu tự tin. Càng hay so sánh chứng tỏ bạn càng mất niềm tin vào bản thân mình và thấy thua kém những người khác. Hãy nhớ, mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Thay vì tự so sánh bản thân với người khác, bạn hãy chỉ tự “đo lường” với chính mình. Tập trung vào bản thân sẽ giúp bạn luôn thoải mái, tự tin và nuôi dưỡng lòng tự trọng.

Tạo dựng niềm tin cho chính mình

biểu hiện của lòng tự trọngbiểu hiện của lòng tự trọng

Bản thân chúng ta sẽ luôn là chỗ dựa tốt nhất cho chính mình. Không nhất thiết phải trông đợi vào những lời động viên, khích lệ từ người khác để lấy sức mạnh vì chính bạn có thể tự làm điều đó. Luôn tạo thế chủ động trong suy nghĩ và hành động chính là chìa khóa cho lòng tự tôn của bạn.

Thường xuyên giúp đỡ mọi người xung quanh

Tục ngữ có câu “trên tay người tặng hoa hồng, luôn phảng phất hương thơm”. Quả thật là như vậy, khi bạn cho đi một điều gì đó, tâm hồn bạn cũng sẽ nhận lại những an nhiên và hạnh phúc. Đây chính là yếu tố làm bạn tăng mức độ hài lòng, củng cố lòng tự tôn. Các tổ chức từ thiện ngày càng nhiều cũng xuất phát từ chính tâm lý đó.

Tập hài lòng với bản thân mình

Hài lòng ở đây không có nghĩa là an toàn. Hài lòng mà chúng tôi đang nhắc đến là việc bạn cần thay đổi cách nhìn về sự hoàn hảo. Trên đời này vốn không có gì hoàn hảo. Thay vì quá mơ mộng vào những mục tiêu xa xôi, hãy hài lòng với những gì mình đang có, và tập chung hành động để tiến xa hơn.

tự trọng là gìtự trọng là gì

Điểm khác biệt giữa tự trọng, tự tôn và tự ái

Bạn muốn biết sự khác biệt giữa tự trọng, tự tôn và tự ái? Hãy theo dõi bảng dưới đây.

Tự trọng (lành mạnh)
Tự tôn (lành mạnh)
Tự ái

Biểu hiện
Coi trọng chính mình, biết đánh giá điều đúng, điều sai và tiếp thu góp ý mang tính xây dựng từ người xung quanh.
Tự tôn trọng mình, không để cho ai coi thường, coi khinh mình.

Đồng nghĩa với tự trọng.

Đề cao bản thân, hạ thấp người khác; không chịu tiếp thu ý kiến đóng góp; thường tỏ ra chống đối khi bị phê bình.

Lợi ích
Giúp bạn phát triển và trở nên tốt hơn.
Giúp bạn phát triển và trở nên tốt hơn.
Khiến bạn ỳ trệ, dẫm chân tại chỗ và không trưởng thành.

Đức tính tốt hay xấu?
Đức tính tốt cần phát huy.
Đức tính tốt cần phát huy.
Đức tính xấu nên loại bỏ.

Cách sử dụng
Thường được sử dụng để nói về cá nhân.

Ví dụ: Dù sinh ra trong gia đình nghèo khổ, nhưng anh ấy có lòng tự trọng rất cao. Anh ấy luôn tự thân vận động chứ không trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.

Thường được dùng theo cụm từ “tự tôn dân tộc”.

Ví dụ: Việc bồi dưỡng ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên là điều vô cùng quan trọng.

Thường được sử dụng để nói về cá nhân.

Ví dụ: Cô ta rất dễ tự ái. Ai mà đưa ra nhận xét không tốt và cô ta tỏ vẻ giận dỗi ngay.

20 câu danh ngôn hay trên thế giới về lòng tự trọng

  1. “Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng.” – Hồ Chí Minh.
  2. “Cái gì không thuộc về mình thì đừng có lấy, đói quá thì đi xin. Đã làm người thì phải có lòng tự trọng.” – Nguyễn Bá Thanh.
  3. “Không gì xây dựng lòng tự trọng và sự tự tin tốt hơn thành tựu.” – Thomas Carlyle.
  4. “Ai cũng có lòng tự trọng. Tôi sẵn sàng quên đi nó, nhưng do mình tự quyết chứ không phải vì ai đó bảo mình.” – Denis Diderot.
  5. “Đừng bao giờ chọn bất cứ điều gì mang lại lợi ích cho bản thân mà phải đánh đổi bằng tiếng nói và lòng tự trọng của bạn.” –  Marcus Aurelius.
  6. “Họ không thể lấy đi lòng tự trọng của chúng ta nếu chúng ta không trao nó cho họ.” – Mahatma Gandhi.
  7. “Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là điểm xuất phát của lòng tự trọng.” – Joan Didion.
  8. “Ngay cả khi trong túi hết tiền, cái mũ trên đầu anh cũng phải đội cho ngay ngắn.” – Ngạn ngữ Nga.
  9. “Yêu bản thân bắt nguồn từ việc chấp nhận con người thật của bạn.” – Catriona Gray.
  10.  “Thái độ sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm về cuộc sống của chính mình là cội nguồn sinh ra lòng tự trọng.” – Joan Didion.
  11.  “Bạn càng thấu hiểu và tôn trọng bản thân, bạn càng có nhiều tác động đến những người xung quanh.” – Maxime Lagace.
  12.  “Mỗi người trong xã hội nên là một tấm gương, không chỉ vì sự tự trọng dành cho bản thân mà còn vì sự tôn trọng đến từ người khác” – Barry Bonds.
  13.  “Tự trọng là nền tảng của mọi đức tính.” – John Herschel.
  14.  “Giải phóng chúng ta khỏi sự kỳ vọng của người khác, để chúng ta trở lại với chính mình – đó là quyền năng phi thường và tuyệt vời của lòng tự tôn.” – Joan Didion.
  15.  “Bạn đã chỉ trích bản thân suốt nhiều năm qua và nó không hiệu quả. Hãy thử chấp nhận bản thân và xem điều gì sẽ xảy ra.” – Louise Hay.
  16.  “Sự tôn trọng bạn dành cho người khác là sự phản ánh tức thì lòng tự tôn của bạn.” – Alex Elle.
  17.  “Không ai có thể khiến cho bạn cảm thấy thấp kém nếu như không có sự đồng ý của bạn.” – Eleanor Roosevelt.
  18.  “Hãy tôn trọng công sức của bạn, tôn trọng chính mình. Tự trọng dẫn đến kỷ luật bản thân. Đó là sức mạnh thực sự.” – Clint Eastwood.
  19.  “Đừng yêu nếu phải trả giá bằng lòng tự trọng của bạn”.
  20.  “Đừng hạ thấp tiêu chuẩn của bạn vì bất kỳ ai hay bất cứ điều gì. Tự trọng là tất cả những gì bạn cần”.

Những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn giải tỏa thắc mắc lòng tự trọng là gì? và làm sao để nuôi dưỡng nó. Sống có lòng tự trọng, cuộc sống của chúng ta sẽ đi theo hướng tích cực, tâm hồn ta sẽ biết cách điều hướng bản thân làm điều có ích. Còn ngần ngại gì mà bạn không bồi đắp lòng tự trọng ngay hôm nay!

👉 Xem thêm: Tố chất là gì? Nhà tuyển dụng thực sự cần gì ở ứng viên?

(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

JobsGO BannerJobsGO Banner