Lẹo mắt là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tự nhiên một sáng ngủ dậy thấy bị lẹo mắt, sưng tấy đỏ và đau khiến bạn bối rối vô cùng vì không biết nguyên nhân vì sao, không biết nên chữa trị thế nào? Tham khảo ngay thông tin bên dưới.

Lẹo mắt là căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam nhưng nhiều người vẫn còn thiếu kiến thức về căn bệnh này. Để hiểu biết rõ hơn về bệnh lẹo mắt, bạn sẽ tham khảo các thông tin về căn bệnh thường gặp này trong nội dung sau:

1Lẹo mắt là gì?

Lẹo mắt là gì?

Lẹo mắt hay mụn lẹo là một dạng nhiễm trùng cấp tính tuyến bờ mi, lẹo thường xuất hiện khá nhanh khi chân lông mi của người bệnh bị chặn, một loại tổn thương hay tái phát.

Mụn lẹo có thể hình thành ở mặt ngoài hoặc mặt trong của mi mắt, đi kèm với lẹo thường có mủ.

Đa số các trường hợp lẹo mắt sẽ tự “lặn” sau vài ngày đến 1 tuần mà không cần điều trị đặc hiệu.

Để tăng tốc độ “lặn”, giảm đau, sưng, người bệnh có thể dùng khăn vải ngâm nước ấm để chườm lên vết mụn lẹo. Cũng có một số trường hợp được bác sĩ khuyến cáo dùng thêm thuốc mỡ kháng sinh để mụn nhanh biến mất.

Có 3 loại lẹo mắt thường gặp:

+ Lẹo trong mí mắt: Vị trí nằm bên trong bờ mi, do nhiễm trùng tuyến Meibomius.

+ Lẹo ngoài mí mắt: Vị trí nằm bên ngoài bờ mi, do nhiễm trùng từ tuyến Zeiss.

+ Đa lẹo, nhiều lẹo: Vị trí các mụn lẹo có thể trên cùng 1 mi hoặc 2 mi của cùng 1 mắt hoặc cả 2 mắt.

2Nguyên nhân gây lẹo mắt

Nguyên nhân gây lẹo mắt

Lẹo mắt hình thành có thể là do những tuyến quanh mí mắt tiết ra quá nhiều dầu làm tắc tuyến dầu, khiến dầu tích tụ, gây viêm nhiễm, tạo thành 1 hoặc nhiều khối u nhỏ.

Nguyên nhân khác là do bị viêm mi mắt, khi người bệnh sử dụng khăn chung với người khác, sử dụng quá nhiều mỹ phẩm kẻ viền mắt.

Chắp mắt bên trong mí cũng có thể gây ra bệnh lẹo mắt.

Lưu ý là khi đi khám, thông thường các bác sĩ sẽ không thể xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh bởi mỗi cá nhân có tính chất da khác nhau nhưng hướng điều trị rất rõ ràng, bạn cần chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì bệnh sẽ khỏi nhanh.

3Triệu chứng bệnh lẹo mắt

Triệu chứng bệnh lẹo mắt

Bệnh lẹo mắt có triệu chứng phổ biến là sưng, bị tấy đỏ mi mắt, có thể có cảm giác cộm cộm trong mắt, bị chảy nước mắt, rỉ dịch, mắt nhạy cảm với ánh sáng, mí mắt bị đau, sưng hoàn toàn.

Mụn lẹo thông thường không gây ảnh hưởng tới thị lực, tuy vậy, khi bệnh trở nặng có triệu chứng sốt, thì sẽ ảnh hưởng đến thị lực, tình trạng này sẽ không được cải thiện trong 2 ngày tiếp theo và mi mắt sẽ bị đỏ, sưng lên rồi má cùng nhiều bộ phận khác trên mặt cũng bị sưng, mụn lẹo chảy ra máu, cục u sưng to, gây đau đơn… Lúc này bạn nên đến bệnh viện thăm khám, điều trị ngay.

4Cách điều trị bệnh lẹo mắt

Cách điều trị bệnh lẹo mắt

Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán xem bạn chính xác có đang bị lẹo mắt không, thường họ sẽ kiểm tra mắt, mí mắt, dùng đèn chuyên dụng/kính lúp để kiểm tra.

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh dùng khăn ấm, túi chườm ấm để lên mắt từ 10 – 15 phút 1 vài lần/ngày để làm mở lỗ chân lông trên mí mắt, mở ra tuyến dầu, nhờ đó mụn lẹo sẽ giảm đỏ và sưng nhanh hơn.

Nếu phát hiện mụn lẹo bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho người bệnh dùng. Thuốc thường ở dạng thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt.

Người bệnh cảm thấy lẹo quá đau có thể dùng thuốc giảm đau không kê toa nhưng để cẩn thận hơn vẫn nên hỏi rõ ý kiến của bác sĩ.

Trường hợp lẹo mắt không có dấu hiệu thuyên giảm và sưng to, bác sĩ có thể sẽ rạch 1 đường nhỏ lên vùng sưng để lấy mủ, nạo sạch tổ chức bị viêm.

5Cách phòng ngừa bệnh lẹo mắt

Cách phòng ngừa bệnh lẹo mắt

– Luôn giữ vệ sinh mắt và bờ mi, đeo kính mắt khi ra bên ngoài để tránh bụi bẩn, rửa mi mắt bằng nước muối sinh lý, chườm ấm, xoa bóp, massage mi mắt mỗi ngày.

– Nếu bị lẹo mắt, không tự ý chữa trị bằng cách nặn mủ, đắp, xông lá thuốc mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ vì nó có thể làm bệnh thêm trầm trọng, để lại sẹo, dễ tái phát.

Hạn chế dùng mỹ phẩm trang điểm mắt, nên thay mỹ phẩm 6 tháng 1 lần nhất là mascara.

Không sử dụng kính áp tròng trong suốt thời gian bị lẹo mắt.

Không dùng chung đồ trang điểm mắt, chung khăn với người khác bao gồm khăn mặt, khăn tắm, khăn lau.

Hạn chế dùng thực phẩm kích ứng khiến mắt sưng nặng hơn như hành lá, hẹ tỏi, ớt, thịt dê, thịt chó, thuốc lá, rượu bia…

Rửa tay thật sạch trước khi tiếp xúc với mắt.

– Với người bệnh hay bị lẹo mắt nên xét nghiệm, kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Cần thông tin về căn bệnh lẹo mắt, bạn nhớ đọc kỹ nội dung ở trên, phòng ngừa chu đáo để tránh bị lẹo mắt nhé.

Hơn 3 năm trước

415
0