Làm gì khi con bị bạo lực học đường?

BNEWS

Bạo lực học đường đang trở thành nhiều vấn đề đáng lo ngại khiến dư luận xôn xao.

Vụ việc bạo lực học đường xảy ra giữa các học sinh của một ngôi trường quốc tế tại TPHCM khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng cho con em mình.

Hơn ai hết, cha mẹ nên dạy con những kỹ năng nhận biết các dấu hiệu có nguy cơ bạo lực học đường để trẻ biết cách né tránh khỏi khả năng bị bắt nạt.

 

Hãy dạy con 5 kỹ năng cơ bản dưới đây để tránh trở thành mục tiêu bị bạo lực học đường:

Né tránh

– Tảng lờ lời công kích.

– Không trao đổi ánh mắt.

– Đếm từ 1 đến 5, hít một hơi thở sâu, bỏ đi thật nhanh.

Đàm phán với sự thân thiện

– Nói với giọng bình tĩnh, tốc độ chậm, rõ ràng.

– Nhìn thẳng khi nói chuyện.

Đàm phán với sự cương quyết

– Giọng nói quyết đoán, tông cao.

– Nói với kẻ bắt nạt bằng các mệnh lệnh chủ động như: “Dừng lại ngay! Bạn đang làm tôi đau! Tôi không thích những gì bạn đang làm với tôi!”. Không sử dụng các mệnh lệnh bị động như: “Đừng đánh tôi! Xin hãy tha cho tôi!”.

– Cảnh báo hậu quả nếu hành vi bạo lực tiếp diễn: “Tôi sẽ báo với cô chủ nhiệm và bố mẹ của tôi ngay!”.

Tìm sự hỗ trợ khẩn cấp

– Cố gắng đứng thẳng, đầu ngẩng cao, dáng điệu tự tin (người rướn về phía trước, mắt mở to, nhìn thẳng không chớp).

– Đi nhanh đến một nơi có đông người hơn.

– Trong trường hợp không thể chống cự, cuộn tròn người để bảo vệ vùng ngực, bụng, hai tay che theo hình khiên để bảo vệ bộ phận đầu và tai.

Báo cáo

– Thông báo ngay với một người đáng tin cậy như người thân trong gia đình, thầy cô giáo, hàng xóm, lớp trưởng, bạn thân… về sự việc.

– Thông báo với bất kỳ người ngoài cuộc nào đang có mặt tại hoặc gần hiện trường: bảo vệ nhà trường, bác lao công, người đi đường, bạn cùng lớp…

>>> Chỉ đạo xử lý vụ việc bạo lực học đường tại Trường quốc tế American Academy