Làm gì khi bị chắp, lẹo mắt?

 

Lẹo mắt là một nhiễm khuẩn cấp tính ở tuyến bờ mi gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus xâm nhập vào tuyến chân lông mi. Lẹo mắt khi xuất hiện sẽ khiến mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa và. Tiếp đó ở chỗ đau sẽ nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo đau khiến bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng hoặc cảm giác cộm như có bụi trong mắt. Vậy lẹo ở mắt có tự khỏi không?

Thông thường lẹo sẽ tự mất sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần mà không cần các phương pháp điều trị đặc hiệu. Khi mủ vỡ ra thì đồng thời các triệu chứng tại chỗ cũng sẽ giảm đi sau 4-6 ngày. Mọc lẹo ở mắt phải làm sao? Để giảm bớt triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ lành bệnh người bệnh có thể thực hiện những phương pháp sau:

  • Chườm ấm: dùng khăn ấm đặt lên mi mắt vùng bị lẹo trong 10-15 phút, 3-5 lần mỗi ngày cho đến khi hết lẹo. Việc chườm ấm này sẽ giúp giải phóng các tuyến sụn mi tắc nghẽn và lấy sạch các chất tiết vàng tại mi mắt. Chườm ấm còn giúp đỡ đỏ và sưng.
  • Thuốc kháng sinh có thể được bác sĩ sử dụng trong các trường hợp lẹo bị nhiễm trùng. Thuốc được dùng dưới dạng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt như polymyxin.
  • Tiểu phẫu lẹo mắt: trong trường hợp mụn lẹo to gây khó nhìn, đau đớn, tiết nước mắt nhiều và không hết sau 1 tuần thì bác sĩ có thể thực hiện tiểu phẫu chích rạch mụn lẹo để lấy mủ ra.
  • Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen,… để giảm triệu chứng hoặc sau chích rạch.

Lưu ý, bệnh nhân tránh dùng tay gãi hay chà xát vào mụn lẹo vì có thể gây tổn thương cho mắt và tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển khiến bệnh nặng hơn.