Làm Sao Để Chữa Triệu Chứng Mất Ngủ | Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng – CHAC

Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là chứng bệnh gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.

chua-mat-ngu

Vì định nghiã của từ mất ngủ hay khó ngủ không rõ rệt, tỉ lệ mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị ngầy ngật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ có liện hệ bệnh tâm thần.

Nữ bị mất ngủ nhiều hơn Nam nhất là ở tuổi gần mãn kinh, nhưng nguyên nhân có lẽ do những bệnh liên hệ hơn là do thiếu hormone.

Càng lớn tuổi càng dễ bị mất ngủ, có thể do những bệnh phát sinh do lớn tuổi .

Yếu tố tạo khuynh hướng mất ngủ
(Tại sao tôi bị mất ngủ?)

– Thói quen, thái độ về giấc ngủ do giáo dục từ nhỏ
– Các chứng sợ sệt, lo nghĩ
– Di truyền (cha me bị mất ngủ)

Yếu tố tạo mất ngủ
(Tại sao đến lúc này tôi mới bị mất ngủ?)

– Một thay đổi cấp tính nào đó sẽ tạo mất ngủ: lo nghĩ (tiền bạc, gia đình, tình yêu, nghề ghiệp), chỗ ở ồn ào, lộn múi giờ v.v…) – nếu thay đổi này chỉ trong thời gian ngắn, chứng mất ngủ có thể sẽ không thành kinh niên.

Yếu tố kéo dài chứng mất ngủ
(Tại sao tôi bị mất ngủ lâu như vậy?)

* Tâm lý:
– Nhầm lẫn về lý do mất ngủ
– Quá lo sợ vì mình bị mất ngủ (theo dõi đồng hồ suốt đêm; càng tức bực vì mất ngủ càng khó ngủ)
– Chưa đi ngủ đã cho rằng mình sẽ không ngủ được
– Lo nghĩ, chật vật, buồn rầu
* Cách sinh sống và thói quen:
– Ngủ, thức không có giờ giấc đều – khi sớm, khi muộn
– Đi làm nhiều ca khác nhau (sáng – đêm)
– Thức dậy nhưng vẫn nằm lâu trên giường
* Ngủ trưa quá nhiều :
– Không có thời gian thư giãn trước khi ngủ
– Không có thời giờ lo nghĩ trong ngày, chờ đến đêm, leo lên giường rồi mới bắt đầu suy tính công việc
– Hay ăn đêm làm bụng no khó chịu, chà răng trước khi ngủ làm tỉnh táo

Phân loại

Mất ngủ có thể phân loại như sau :

* Mất ngủ nguyên phát (primary insomnia) có 3 dạng:
– Không rõ nguyên nhân (idiopathic): từ thời thơ ấu không có lý do chính xác
– Tâm sinh lý (psycho-physiological): do bất thường trong khả năng thích ứng với điều kiện của hoàn cảnh (thí dụ: cái giường trở thành một nơi tạo kích thích hơn là nơi để nghỉ ngơi)
– Nghịch lý (paradoxical): dù kết quả thử nghiệm (dùng máy đo ngủ – polysomnography) cho thấy bệnh nhân ngủ ngon, nhưng khi thức dậy vẫn cho là mình mất ngủ
* Mất ngủ thứ phát (secondary) do những lý do bên ngoài:
– Thiếu khả năng giải quyết vấn đề đang làm lo nghĩ
– Thói quen làm mất ngủ (ăn khuya, làm ca đêm, nghe nhạc ồn khi ngủ, chà răng trước khi ngủ v.v…)
– Bệnh tâm thần (trầm cảm…)
– Bệnh tật thể chất (đau, mỏi, tê v.v…)
– Dùng thuốc hay hóa chất (cà phê, trà, quen dùng thuốc ngủ, thuốc cấm v.v…)

Chứng mất ngủ ở trẻ em

Mất ngủ ở trẻ em có hai loại:

* Do thiếu kỷ luật từ cha mẹ (Limit-Setting Sleep Disorder): Trẻ ngủ không đúng giờ, hay đòi thức và chơi tới khuya và chỉ ngủ khi quá nệt
* Do thiếu dấu hiệu (Sleep-Onset Association Disorder): Trẻ không ngủ vì không có hay thấy một vật mình thích, như búp bê, mền, hay được hát ru, đu đưa v.v…
– Đi vào giấc ngủ là một động tác sinh lý tự nhiên của cơ thể nhưng lúc còn sơ sinh cần được rèn luyện. Trẻ phải học cách cảm nhận một số dấu hiệu làm ngủ tự nhiên và tập ngủ theo những dấu hiệu ấy.

– Khi cha mẹ chăm lo vỗ về quá độ sẽ làm trẻ bị mất khả năng ngủ tự nhiên và trẻ sẽ chỉ ngủ khi có những dấu hiệu đặc biệt do cha mẹ làm ra như hát ru, đu đưa, vỗ về.

– Một số nghiên cứu gần đây về giấc ngủ của trẻ sơ sinh cho thấy trẻ sẽ ngủ ngon hơn nếu cha mẹ không đu đưa hay vỗ về.

– Theo Tập San Y Học Úc (MJA 2005; 1825-18), nếu cha mẹ tuân theo chỉ dẫn trong một tiết giảng dạy về phương pháp ru con, trẻ sơ sinh ngủ thêm được 80 phút mỗi ngày. Cha mẹ không nên động chạm đến trẻ khi gần ngủ và khi trẻ khóc, cha mẹ cố gắng cứ để cho khóc trong khoảng ít nhất là 5 phút.

– Gần một nửa số cha mẹ than phiền về tình trạng con mình ngủ không ngon làm quấy giấc ngủ cả nhà, có thể đem đến bệnh trầm cảm sau khi sanh cho người mẹ, tan vỡ hạnh phúc gia đình và những vụ đối xử tệ hại với con cái v.v…

Một Số Cách Điều Trị

Chữa mất ngủ bằng hoa quả

– Dùng nho ngâm với rượu trắng uống chữa mất ngủ
Có rất nhiều loại hoa quả không chỉ ngon miệng mà còn giúp bạn ngon giấc nữa, chẳng hạn như nhãn, lạc, nho, hoa nhài…

– Hoa nhài: Để chữa chứng mất ngủ, hằng ngày dùng 3-5 g hoa nhài hãm lấy nước uống, sẽ giúp ngủ ngon.

– Quả vải: Nếu mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần ăn 8-10 quả vải khô thì vừa chữa được chứng mất ngủ, vừa làm lợi trí nhớ.

– Lạc (đậu phộng): Hằng ngày dùng lá lạc tươi sắc lấy nước uống trước khi đi ngủ. Lạc giúp an thần tốt nên sẽ chữa được chứng mất ngủ.

– Quả nhãn: Dùng long nhãn 50 g, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống hằng ngày.

– Hoặc dùng 9 g long nhãn, 9 g nhân táo, 15 g khiếm thực, sắc lấy nước thuốc uống trước khi đi ngủ. Cần uống 3-5 ngày liền.

– Quả nho: Dùng nho ngâm với rượu trắng, ngày uống 10-20 ml trước lúc ngủ hoặc buổi tối.

Bị mắc bệnh mất ngủ – Hãy tập Yoga

Theo một nghiên cứu mới đây thì 63% phụ nữ trên thế giới bị mắc chứng mất ngủ và 12% trong số họ thường xuyên phải nhờ cậy đến thuốc ngủ ít nhất một vài lần trong tháng. Những loại thuốc ngủ dù cho tốt đến mấy cũng sẽ khiến cho người sử dụng bị stress do hậu quả của những mệt mỏi lâu ngày tích tụ. Một khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hoóc môn cortisol khiến cho cơ thể trở nên bồn chồn và không chợp mắt được. Đối với nhiều người, thuốc Tây chính là bài toán cho căn bệnh mất ngủ, thế nhưng các bác sĩ vẫn khuyến cáo người bệnh không nên phụ thuộc quá nhiều vào thuốc ngủ. Sử dụng thuốc ngủ trong một thời gian dài sẽ khiến cho thuốc bị nhờn, đó là chưa kể những tác dụng phụ có thể xảy ra. Phương cách chữa trị hiệu quả nhất và không hề gây hại cho sức khỏe chính là yoga. Từ lâu, những bài tập yoga đã được biết đến là bài thuốc giúp cho cơ thể và trí não của bạn được thư giãn hoàn toàn. Chính vì thế, sau khi luyện tập yoga bạn sẽ chìm vào giấc ngủ sâu một cách tự nhiên thoải mái.

* Nếu bạn không thể tham dự lớp học yoga, bạn có thể:

+ Châm cứu: Biện pháp châm cứu sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Châm cứu hai lần một tuần, liên tục trong vòng một tháng và chứng mất ngủ của bạn sẽ biến mất hoàn toàn.
+ Giữ cho đôi chân được ấm áp: Nhiều người bị mất ngủ là do nhiệt độ cơ thể giảm sút trong khi ngủ, đặc biệt là đôi chân. Để ngủ dễ hơn, bạn nên ngâm chân bằng nước ấm, lau khô và đi tất để đôi chân khỏi bị lạnh.

Đông y gọi mất ngủ là “bất mị”.
Nguyên nhân mất ngủ chủ yếu là do căng thẳng về tâm lý (stress),  áp lực công việc, áp lực tình cảm, lo nghĩ quá độ, làm việc quá sức, ăn uống không điều độ, tổn thương Tâm Tỳ,  Tâm Thận bất giao, Âm hư hoả vượng, Can dương nhiểu động, Tâm đởm khí hư v.v…
Lời khuyên:
– Hằng ngày không nên dùng chè, cà phê, rượu, thuốc lá, ớt, hạt tiêu……
– Ăn nhiều rau quả và ngủ cốc hạn chế thịt mỡ khó tiêu làm nhiễu loạn giấc ngủ.
– Buổi tối không nên ăn quá no.
– Nên thể dục dưỡng sinh hoặc đi bộ hong thả trong 20 – 30 phút vào lúc chiều tối.
– Có thể tắm nước ấm, hoặc ngâm chân bằng nước ấm để tạo sự thư giãn trước khi ngủ.
– Không xem phim kinh dị, nhạc kích động v.v…không lo nghĩ căng thẳng quá mức trước khi ngủ.
– Phòng ngủ yên tĩnh sạch sẽ, thoáng mát.
Bài thuốc tham khảo
+ Phương 1 : Nhuận táo giao tâm thang
– Thành phần : Bạch thược, Đương qui, Thục địa, Huyền sâm mỗi vị 30g, Sài hồ, Thạch xương bồ mỗi vị 3g.
– Cách dùng : Sắc uống 02 lần, chiều 3h, tối 8h mỗi buổi uống 1 lần.
– Chứng thích ứng :Mất ngủ tính ngoan cố thuộc can khí quá thịnh, thủy không nuôi mộc.

+ Phương 2 : Gia vị Hoàng liên A giao thang
– Thành phần : Hoàng liên, Thược dược mỗi vị 9g, Hoàng cầm 6g, Lòng đỏ trứng gà 2 cái, A giao 9g.
– Cách dùng : Sắc trước 3 vị, lấy nước thuốc hòa tan với A giao, rồi bỏ vào lòng đỏ trứng gà quấy đều, uống ấm. Lâm sàng tùy chứng gia giảm.
– Chứng thích ứng : Mất ngủ thuộc Tâm Thận bất giao.

+ Phương 3 : Khổ sâm Toan táo nhân hợp tể
– Thành phần : Khổ sâm 30g, Toan táo nhân 20g.
– Cách dùng : Thêm nước 100ml, sắc đặc còn 15 ~20ml, mỗi lúc trước khi đi ngủ 20 phút quấy uống, 10 ~15 ngày là 1 liệu trình.
– Chứng thích ứng : Mất ngủ tính ngoan cố.
– Hiệu quả trị liệu: Trị liệu 20 ca, bệnh khỏi 6 ca, hiệu quả rõ 7 ca, chuyển biến tốt 7 ca.

+ Phương 4 : Long nhãn Liên Khiếm trà
– Thành phần : Long nhãn nhục 4 ~6 trái, Hột sen, Khiếm thực mỗi vị 20g.
– Công dụng : Bổ huyết an thần
– Cách dùng : Long nhãn lấy thịt, Hột sen và Khiếm thực dùng chày giã, dùng nước lượng vừa phải sau khi nấu sôi, đổ vào trong phích giử nóng, đậy kín cho ngấm 20 phút, dùng cả xác và nước thuốc. Mỗi ngày 1 thang.
– Chứng thích ứng: (1) Suy nhược thần kinh, tim hồi hộp đánh trống ngực, tự ra mồ hôi, đổ mồ hôi trộm, đêm ngủ không ngon; (2) sau khi bệnh nhiệt, tim hồi hộp, mất ngủ, tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm.

+ Phương 5 : Liên tử tâm trà
– Thành phần : Liên tử tâm, Cam thảo mỗi vị 3g.
– Công dụng : Liên tâm trừ phiền, thanh nhiệt giải độc.
– Cách dùng : Liên tử tâm, Cam thảo bỏ vào trong ly giử nhiệt, pha nước sôi vào, sau khi đậy kín cho ngấm 10 ~15 phút, thay trà uống nhiều lần, sớm tối mỗi buổi pha 1 lần.
– Chứng thích ứng: Tâm hỏa tích thịnh gây ra phiền táo không ngủ, lòng bàn tay bàn chân nóng, miệng khát cổ họng khô và miệng lưỡi lở loét.

Bệnh nhân cần tư vấn thầy thuốc trước khi sử dụng bài thuốc!

Chứng mất ngủ có nhiều nguyên nhân, cho nên để trả lời chính xác bạn cần phải trả lời thêm 1 số câu hỏi như: Cân nặng, chiều cao, huyết áp, ăn uống, các bệnh mạn tính ảnh hưởng v.v…

Về nguyên tắc điều trị:
1. Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ
Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân gây mất ngủ, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc… Sau khi tìm biết được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.
2. Vệ sinh giấc ngủ
Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v…
3. Dùng thuốc ngủ, kết hợp với dùng thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh
Theo y học cổ truyền (YHCT), việc điều trị cũng theo các nguyên tắc như trên, tuy nhiên ngoài thuốc, YHCT còn có các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, dưỡng sinh để giúp cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn.
a. Không dùng thuốc:
Dưỡng sinh: Tập các động tác như thư giãn, thở 4 thì, động tác tam giác, xoa đầu mặt cổ, bấm huyệt (Xoa, day, bấm huyệt Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao).
b. Dùng thuốc:
A. Dùng theo kinh nghiệm: Để chỉ định điều trị, cần phải có chẩn đoán thật chính xác của các nhà chuyên môn. Tuy nhiên, có một số cây cỏ là rau ăn vừa có thể dùng làm thuốc và không độc. Chẳng hạn như hạt sen, long nhãn, mật ong, đậu xanh, đậu đen, táo tàu… có tác dụng an thần, trị mất ngủ; Một số thức ăn như chuối, các loại hạt quả, đậu phộng (lạc)… giúp điều hòa giấc ngủ.
Các loại cây cỏ như lạc tiên (chùm bao, nhãn lồng) có thể dùng riêng, luộc hoặc hấp và dùng ăn như rau giúp ngủ ngon, hoặc phối hợp với lá dâu tằm, lá vông, tim sen nấu nước uống trị mất ngủ; Trúc diệp (lá tre); Toan táo nhân (hột trái táo ta, táo chua) nấu nước uống thay nước trà, giúp giấc ngủ mau đến, có thể xem là một loại thuốc ngủ.