Kỹ sư nông nghiệp là gì? 4 lưu ý khi học kỹ sư nông nghiệp

Kỹ sư nông nghiệp hiện nay đang là công việc ít được nhiều người quan tâm thời điểm hiện tại, tuy nhiên mức lương trung bình và cơ hội việc làm của ngành nghề này khá tốt và hấp dẫn. Vậy, kỹ sư nông nghiệp là làm gì? Mức lương kỹ sư nông nghiệp là bao nhiêu? Kỹ sư nông nghiệp học ngành nào và rất nhiều các câu hỏi khác. Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu những thông tin về kỹ sư nông nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan ngành kỹ sư nông nghiệp

Kỹ sư nông nghiệp là gì?

Kỹ sư nông nghiệp nghĩa là gì? Kỹ sư nông nghiệp thuộc ngành nào?

Kỹ sư nông nghiệp là những người làm nghiên cứu và phát triển tất cả những hoạt động xoay quanh lĩnh vực công nghiệp. Bên cạnh đó, các kỹ sư nông nghiệp sẽ kết hợp các biện pháp công nghệ để phát triển nông nghiệp hiện đại nhưng vẫn rất thân thiện với môi trường.

Kỹ sư nông nghiệp là gì?Kỹ sư nông nghiệp là gì?

Các kỹ sư nông nghiệp sẽ nghiên cứu và đưa ra những phương án thử nghiệm giúp cải thiện tình hình của cây trồng, giúp tăng năng suất và sản lượng,… bên cạnh đó còn giúp đất trồng cây được cải thiện tốt và bảo vệ được các nguồn tài nguyên như hạt giống, nguồn nước, phân bón hữu cơ, phân bón vô cơ,… Tóm lại, có thể khẳng định rằng kỹ sư nông nghiệp là những người làm các công việc bảo vệ lợi ích và sức khỏe cho những người nông dân, cho nông sản của nông dân và các động vật liên quan. 

Công việc của kỹ sư nông nghiệp là gì?

Dưới đây là những thông tin để mô tả công việc kỹ sư nông nghiệp.

  • Kỹ sư nông nghiệp là những người lập kế hoạch cho những dự án phát triển nông nghiệp đồng thời nghiên cứu về lĩnh vực thị trường và sản phẩm cùng ngành liên quan đến vấn đề công nghệ.

  • Ngành kỹ sư nông nghiệp cũng phải đảm bảo về vấn đề môi trường làm việc an toàn cũng như phải thoải mái để có thể giúp tăng hiệu quả sản xuất của nguồn lao động.

  • Công việc của các kỹ sư nông nghiệp còn đảm bảo việc kiểm soát được các vấn đề về môi trường sống của các loài gia cầm cũng như động vật, thực vật,

    thủy sản

    ,… xung quanh dự án.

  • Chịu trách nhiệm chỉ đạo, đưa ra phương án và triển khai các dự án nông nghiệp đó; đồng thời các kỹ sư nông nghiệp còn chịu trách nhiệm phải phổ biến các thông tin của dự án xuống cho người dân một cách chi tiết nhất để có thể tạo việc làm và thực hiện được dự án nghiên cứu hoàn thiện nhất, tốt nhất.

Công việc của kỹ sư nông nghiệp là gì?Công việc của kỹ sư nông nghiệp là gì?

Bên cạnh đó các kỹ sư nông nghiệp còn phải thực hiện thêm một số công việc quan trọng khác như:

  • Đưa ra phương thức và thực hiện giao phối động vật hoặc lai tạo ra những giống cây mới đem lại chất lượng và sản lượng tốt hơn. Từ đó có thể giúp người nông dân gia tăng kinh tế.

  • Kỹ sư nông nghiệp còn làm các công việc liên quan đến tư vấn và cập nhập những kiến thức cho người nông dân về các thông tin: phân bón, giống cây trồng, cách chăm sóc vật nuôi hay gia súc, gia cầm,…

  • Các kỹ sư cũng phải là người nhạy bén và nhanh chóng cập nhập các thông tin về khoa học áp dụng vào phát triển nông nghiệp. Ví dụ như việc sử dụng các loại máy móc vào hỗ trợ hoạt động nuôi trồng. 

  • Thường xuyên chăm sóc và kiểm tra chất lượng giống cây cũng như kiểm tra điều kiện sống và phát triển của chúng để đảm bảo tiêu chuẩn. Đồng thời giao phối hoặc lai giống để đưa ra những sản phẩm chất lượng tốt hơn. 

Cơ hội việc làm

Cơ hội việc làm của ngành kỹ sư nông nghiệp cũng được nhận định là khá cao tuy nhiên theo các nghiên cứu và số liệu được tổng hợp cho thấy thì đầu ra của ngành nhân lực này lại có chất lượng không quá cao. Do vậy hầu hết tất cả các nhân lực của ngành này đều có việc làm với mức lương được cho là hấp dẫn. 

Một số công việc của ngành kỹ sư nông nghiệp bạn có thể tham khảo là: 

  • Lựa chọn làm giảng viên tại các trường đại học hoặc các trường cao đẳng. 

  • Làm việc tại các công ty hóa chất nông nghiệp, công ty phân bón hoặc các công ty liên quan đến chăm sóc cây trồng. 

  • Lựa chọn làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nền kinh tế tại các khu vực nông thôn kể đến như những trang trại hoặc hợp tác xã nông nghiệp. 

  • Kỹ sư nông nghiệp cũng có thể lựa chọn làm việc tại các công ty về giống cây trồng mới, công ty chuyên về khoa học và đời sống thường ngày,…

Công việc của ngành kỹ sư nông nghiệpCông việc của ngành kỹ sư nông nghiệp

Bên cạnh đó, những người kỹ sư nông nghiệp với bằng cấp và chuyên môn cao cũng có thể làm việc tại những thị trường lớn hơn như các công ty nước ngoài hoặc làm việc tại nước ngoài với mức lương cực kỳ hấp dẫn. 

Mức lương của kỹ sư nông nghiệp là bao nhiêu?

Kỹ sư nông nghiệp lương bao nhiêu? 

Hiện nay với tư tưởng sống của nhiều bạn trẻ muốn làm việc tại những thành phố lớn và trung tâm thành phố nên rất ít bạn trẻ lựa chọn làm các công việc liên quan đến ngành kỹ sư nông nghiệp. Bản chất vì địa điểm làm việc của ngành này thường ở những vùng ven đô hoặc vùng nông thôn với nhiều diện tích đất rộng thích hợp cho việc nghiên cứu và phát triển thực vật, động vật. Điều này dẫn đến khan hiếm nguồn nhân lực và cũng là một trong nhiều lý do dẫn đến mức lương trung bình của ngành kỹ sư nông nghiệp khá cao.

Theo các thông tin được thống kê thì mức lương của những người làm kỹ sư trong nông nghiệp sẽ ở mức trung bình là khoảng 11 triệu đồng/tháng. Và có thể lên ở khoảng từ 8 triệu đồng đến 50 triệu đồng/tháng. Và các mức lương này sẽ được phân chia và có sự chênh lệch giữa các ngành nghề khác nhau.

Mức lương của kỹ sư nông nghiệp là bao nhiêu?Mức lương của kỹ sư nông nghiệp là bao nhiêu?

Chi tiết mức lương trung bình của các vị trí kỹ sư nông nghiệp:

  • Với các công việc như kỹ sư bảo vệ thực vật, Kỹ thuật viên thú y; Nhân viên trồng trọt, Kỹ thuật viên chăn nuôi và nhân viên kỹ thuật nông nghiệp có từ 0 đến 3 năm kinh nghiệm thì mức lương trung bình sẽ là khoảng 8 triệu đồng/tháng. 

  • Với các vị trí như kỹ sư thú y sẽ có mức lương trung bình khoảng 8 triệu đến 10 triệu đồng/tháng với vị trí kinh nghiệm 1-4 năm. 

  • Kỹ sư chăn nuôi, lai tạo giống mới sẽ thường có mức lương trung bình khá cao có thể lên đến 50 triệu/ tháng với kinh nghiệm công việc tư 5 năm trở lên. 

Bên cạnh lương các công việc về kỹ sư nông nghiệp thì các công việc khác như lương giảng viên đại học ngành nông nghiệp cũng có mức lương trung bình từ 9 triệu đồng đến 30 triệu đồng tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc.

Những điều cần lưu ý khi học ngành kỹ sư nông nghiệp

Học kỹ sư nông nghiệp thi khối nào?

Kỹ sư nông nghiệp thuộc ngành nào? Học kỹ sư nông nghiệp sẽ thi khối nào? 

Dưới đây là các thông tin về khối thi dành cho những bạn học sinh và sinh viên muốn theo học ngành này:

  • Thứ nhất – khối A1 gồm các môn Toán, Lý, Anh.

  • Thứ hai – khối A bao gồm các môn Toán, Lý, Hóa.
  • Thứ ba – khối B bao gồm các môn Toán, Lý, Sinh học. 

Có rất nhiều khối thi đại học liên quan đến ngành kỹ sư nông nghiệpCó rất nhiều khối thi đại học liên quan đến ngành kỹ sư nông nghiệp

Ngành nông nghiệp học trường nào?

Kỹ sư nông nghiệp học trường nào? Sau những thông tin về môn thi và khối thi của ngành nông nghiệp dưới đây là thông tin của các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành kỹ sư nông nghiệp. Các trường này phần lớn là các trường liên quan đến ngành nông nghiệp, nông lâm, lâm nghiệp,… Có thể kể đến như:

  • Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.

  • Đại học Lâm Nghiệp.

  • Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

  • Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. 

  • Đại học Nông Lâm – Đại học Huế.

  • Đại học Cần Thơ.

  • Đại học Đà Lạt.

>>> Xem thêm: Top các trường đại học có đầu ra tốt, văn bằng giá trị nhất Việt Nam năm 2022

Ngành nông nghiệp học trường nào?Ngành nông nghiệp học trường nào?

Kỹ sư nông nghiệp lấy bao nhiêu điểm?

Với mức lương hấp dẫn và nhiều cơ hội nghề nghiệp nên ngành này cũng được khá nhiều các bạn trẻ lựa chọn theo học tại các trường đại học, học viện và các trường cao đẳng. 

Để thi đỗ vào ngành kỹ sư nông nghiệp thì thang điểm thường sẽ giao động từ khoảng 15 điểm đến 18 điểm.

Những yêu cầu cần có của một kỹ sư nông nghiệp 

Khi những kỹ sư nông nghiệp đã tốt nghiệp, lúc này việc đi kiếm những công ty sẽ là việc hàng đầu mà những kỹ sư này sẽ làm. Thường thì lúc này nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những yêu cầu, cụ thể như:

  • Bằng cấp:

Đây chính là yêu cầu đầu tiên khi tuyển dụng những kỹ sư nông nghiệp, để ứng tuyển với vai trò này bạn nên có 1 bằng cử nhân chuyên ngành nông – lâm hay cảnh quan, môi trường,…

  • Kinh nghiệm:

Kinh nghiệm chính là một yếu tố quan trọng mà chắc ngành nghề nào cũng cần phải có, công việc kỹ sư nông nghiệp đòi hỏi các kỹ sư phải có kinh nghiệm thực tế trải nghiệm, khả năng sáng tạo. Thường thì nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu kỹ sư nông nghiệp phải có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên.

kỹ sư nông nghiệpkỹ sư nông nghiệp

  • Tố chất, kỹ năng:

Ngoài những yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm, phải còn sở hữu những kỹ năng và yếu tố thì nhất định mới theo công việc này. Sau đây, sẽ là những kỹ năng, yếu tố cần có với một kỹ sư nông nghiệp:

  • Kỹ năng giao tiếp

  • Kỹ năng làm việc nhóm

  • Kỹ năng quản lý công việc, thời gian

  • Ngoại ngữ

  • Kỹ năng máy tính văn phòng

  • Chịu được những áp lực

  • Năng động, có niềm đam mê với nghề

  • Trung thực, kiên nhẫn, nhiệt tình, có trách nhiệm

Nếu bạn có niềm đam mê, nhiệt huyết với nghề thì sẽ không quá khó để trở thành một kỹ sư nông nghiệp. Hãy dành chút thời gian mỗi ngày đầu tư thêm những kỹ năng nhỏ nhất để dễ dàng thu hút sự quan tâm từ nhà tuyển dụng nhé!

Một số trường đào tạo ngành kỹ sư nông nghiệp

Tại Hà Nội

Tại khu vực Hà Nội chắc chắn khi nhắc đến ngành kỹ sư nông nghiệp không thể không nhắc đến trường Học viện Nông nghiệp Hà Nội. Được đánh giá là ngôi trường đại học Top đầu Việt Nam tại khu vực phía Bắc với rất nhiều các ngành đào tạo về nông nghiệp có thể kể đến như: 

  • Bảo vệ thực vật.

  • Bệnh học thủy sản.

  • Thú Y.

  • Công nghệ sau thu hoạch. 

  • Công nghệ và kinh doanh thực phẩm.

  • Logistics

    và quản lý chuỗi cung ứng.

  • Kinh tế nông nghiệp.

  • Khoa học đất,… và rất nhiều các chuyên ngành khác. 

Cảnh quan trường học viện nông nghiệp Việt NamCảnh quan trường học viện nông nghiệp Việt Nam

Tiếp theo là Đại học Lâm Nghiệp Hà Nội. Đây là nơi được giới chuyên gia đánh giá với sứ mệnh hàng đầu về lâm nghiệp và phát triển nông thôn, trường có nhiều các ngành học điển hình có thể kể đến như: Công nghệ sinh học, thú y, Khoa học cây trồng, Khuyến nông, Quản lý đất đai, Công nghệ chế biến lâm sản,… và rất nhiều các ngành nghề khác.

Hình ảnh trường đại học lâm nghiệp Việt NamHình ảnh trường đại học lâm nghiệp Việt Nam

Tại TP.HCM

Tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh cũng có rất nhiều các trường đại học có các chuyên ngành liên quan đến kỹ sư nông nghiệp điển hình nhất là trường Đại học nông lâm TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay theo chương trình giáo dục thì trường có rất nhiều khoa ngành đào tạo về nông nghiệp như:

  • Khoa nông học.

  • Khoa lâm nghiệp.

  • Khoa chăn nuôi thú y.

  • Khoa thủy sản.

  • Khoa quản lý đất đai và bất động sản.

  • Khoa công nghệ hóa học và thực phẩm,…

Đại học nông lâm TP. Hồ Chí MinhĐại học nông lâm TP. Hồ Chí Minh

Tìm kiếm việc làm kỹ sư nông nghiệp

Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, vì thế nhu cầu tuyển dụng kỹ sư nông nghiệp rất cao nhưng nguồn nhân lực hiện tại lại rất ít. Từ đó, có thể thấy rằng những bạn sinh viên khi ra trường đi làm với mức lương tương đối cao. Để có thể kịp thời nắm bắt những cơ hội việc làm tốt, bạn hãy tìm kiếm việc làm này tại Muaban.net ngay bây giờ. Tại Muaban.net luôn cập nhật nhanh những tin tức tuyển dụng phù hợp với những yêu cầu mà bạn đưa ra.

kỹ sư nông nghiệpkỹ sư nông nghiệp

Trên đây là những thông tin chi tiết về ngành kỹ sư nông nghiệp mong rằng những thông tin này có thể hỗ trợ bạn lựa chọn được ngành học mong muốn cũng như tìm kiếm việc làm trong tương lai. Đừng quên truy cập website Muaban.net để cập nhập thêm nhiều thông tin thị trường việc làm mới nhất tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội nhé!

Thùy Linh