Kỹ sư công nghệ kỹ thuật điện, điện tử – Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh khi ra trường làm gì? – Khoa Điện – Trường ĐHSPKT Vinh

Hiện nay Khoa Điện đào tạo 2 ngành (Đại học): Kỹ sư công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa và Kỹ sư công nghệ kỹ thuật điện, điện tử. Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có tổng khối lượng tín chỉ là: 161 TC.

Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử:

Gồm 3 chuyên ngành để sinh viên lựa, bao gồm: Hệ thống điện, điện công nghiệp và năng lượng tái tạo.

Sinh viên khi ra trường sẽ làm những công việc gì?

* Chuyên ngành Hệ thống điện:

Kỹ sư công nghệ kỹ thuật điện- điện tử hướng chuyên sâu Hệ thống điện có thể làm những việc sau:

🔶 Thiết kế, phát triển, thử nghiệm hoặc giám sát việc sản xuất và lắp đặt các thiết bị, linh kiện và hệ thống điện dùng cho mục đích thương mại, công nghiệp, quân sự hoặc khoa học;

🔶Các nhiệm vụ cụ thể đối với Kỹ sư Hệ thống điện sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại hệ thống điện mà họ làm việc, chẳng hạn như thủy điện, nhiệt điện, điện mặt trời, điện gió hoặc hệ thống điện tòa nhà, hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy sản xuất;

🔶 Kỹ sư chuyên ngành Hệ thống điện sẽ thiết kế hệ thống, phân tích kết quả nghiên cứu hệ thống điện có sẵn và đưa ra các khuyến nghị, hỗ trợ nâng cấp, chuẩn bị dự toán chi phí và đề xuất đấu thầu.

🔶 Cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu; giảng dạy ở các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường phổ thông.

🔶  Học tiếp lên trình độ sau đại học tại các trường nghiên cứu trong và ngoài nước.

* Chuyên ngành Điện công nghiệp:

Kỹ sư công nghệ kỹ thuật điện- điện tử hướng chuyên sâu Điện công nghiệp có thể làm những việc sau:

🔶Tính toán và thiết kế được các mạng điện sinh hoạt, mạng điện xí nghiệp công nghiệp, mạng điện phân phối công suất vừa và nhỏ.

🔶 Sử dụng được các dụng cụ và đồ nghề sửa chữa điện, các thiết bị đo lường điện

🔶Đọc, phân tích và hiểu được các bản vẽ của các thiết bị, hệ thống điện, bản vẽ thi công để tổ chức thi công, lắp đặt đảm bảo an toàn cho người, thiết bị;

🔶 Lắp đặt, vận hành, bảo trì được các loại máy điện; khí cụ điện, tủ điện phân phối, hệ thống cung cấp điện dân dụng và công nghiệp;

🔶 Phát hiện và xử lý được tình huống thực tiễn trong quá trình khai thác, vận hành các thiết bị và hệ thống điện;

🔶 Hướng dẫn được kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề cho kỹ thuật viên; phối hợp được với các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật trình độ cao hơn trong thực hiện các giải pháp công nghệ điện công nghiệp;

🔶 Cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu; giảng dạy ở các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường phổ thông.

🔶  Học tiếp lên trình độ sau đại học tại các trường nghiên cứu trong và ngoài nước.

* Chuyên ngành Năng lượng tái tạo:

Lĩnh vực năng lượng nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung ở cả Việt Nam và trên thế giới luôn trong tình trạng “khát” nhân lực, qua đó mở ra cơ hội việc làm cho sinh viên, cụ thể:

🔶 Các nhà máy điện, các công ty truyền tải và phân phối điện; các công ty tư vấn, thiết kế và xây lắp hệ thống điện, hệ thống năng lượng tái tạo như Artelia, VNEEC, GreenViet…

🔶 Các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý và sử dụng năng lượng; các tổ chức phi chính phủ liên quan đến lĩnh vực năng lượng tái tạo, phát triển bền vững như GreenID, GIZ, Netherlands, USA…

🔶 Cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu; giảng dạy ở các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường phổ thông.

🔶  Học tiếp lên trình độ sau đại học tại các trường nghiên cứu trong và ngoài nước.