Không phải đánh đập hay la mắng, con cái sợ nhất kiểu cha mẹ này

Không phải đánh đập hay la mắng, con cái sợ nhất kiểu cha mẹ này

Nhiều người cứ nghĩ điều gây tổn thương nhất cho một đứa trẻ là bị cha mẹ đánh đập, la mắng, bỏ mặc nhưng trên thực tế trẻ lại sợ điều khác.

“Bà ấy là mẹ tôi nhưng chưa bao giờ hiểu con cái mình”.

“Tôi là mẹ nó, tôi có thể làm tổn thương con mình sao”.

Những cuộc đối thoại như vậy không phải là điều mới lạ trong nhiều gia đình. Có những đứa trẻ lớn lên trong sự khổ tâm vì chưa một lần cảm nhận được cha mẹ hiểu cho mình.

Trong thực tế, có không ít cha mẹ giáo dục theo kiểu đàn áp dưới danh nghĩa muốn tốt cho con, thương con nên mới làm vậy.

Khi con cái cần cha mẹ quan tâm, động viên, họ lại mỉa mai, châm chọc. Họ cho rằng, nói những lời cay đắng như vậy là vì muốn con cái tốt hơn và họ cũng không ngờ điều đó đang hủy hoại con mình một cách vô tình.

không phải đánh đập hay la mắng, con cái sợ nhất kiểu cha mẹ này

Giáo dục kiểu đàn áp là điều con cái sợ nhất

“Học hành kiểu gì mà chỉ được có 9 điểm. Khi nào con được 10 điểm thì nói cho mẹ biết”.

“Bỏ ra số tiền lớn cho con học thêm mà học như thế này đây, đúng là lãng phí mà”.

“Nuôi con tốn cơm tốn gạo rốt cuộc có mỗi việc học cũng làm không nên hồn”.

“Mẹ làm việc vất vả chỉ để cho con có cuộc sống tốt, thế mà con học như vậy đấy”.

Bất kể trẻ có ý tưởng mới lạ hay điều gì đó hay ho, chúng vội vã tới kể cho cha mẹ nghe với thái độ hào hứng, nhưng những gì nhận lại được lại là sự chế giễu và không coi trọng. Có lẽ đây là một điều không quá mới lạ trong nhiều gia đình.

Có một cậu bé học hành rất chăm chỉ, thành tích xuất sắc. Ngay cả khi được mọi người ngưỡng mộ, cậu bé chưa từng được mẹ mình khen lấy một lời.

Trước sự phủ nhận và đánh giá thấp của người mẹ trong thời gian dài, cậu bé dần trở nên tự ti và bất an hơn, ngại thể hiện bản thân trước các bạn trong lớp.

Thậm chí, cậu bé cố tình che giấu cảm xúc thật của mình chỉ để lấy lòng mẹ.

Rốt cuộc cái gọi là chê bai vì lợi ích của con cái thật ra lại là sự đàn áp, làm tổn thương con cái khi nhân danh tình yêu.

Giáo dục đàn áp nhân danh tình yêu

Nhật báo Thanh niên Trung Quốc từng thực hiện một cuộc khảo sát vào năm 2006.

Trong số những người trẻ tuổi từ 18 – 35 tuổi, 90,6% số người được hỏi thừa nhận rằng, họ bị cha mẹ đàn áp bằng lời nói khi còn nhỏ.

59,7% trong số đó tin rằng, cách giáo dục đàn áp này sẽ khiến con cái trở nên thiếu tự tin và dễ phủ nhận bản thân.

không phải đánh đập hay la mắng, con cái sợ nhất kiểu cha mẹ này

Tại sao những lời nói của cha mẹ như “con không thể” và “con dốt quá” lại có thể gây ra nhiều tổn hại cho con cái họ?

Có một khái niệm trong tâm lý học được gọi là kỳ vọng thẩm quyền tích cực. Có nghĩa là nếu bạn muốn con mình tốt hơn, hãy tiếp tục động viên và khẳng định, con sẽ phát triển theo hướng mà bạn mong đợi.

Tương tự, nếu bạn đưa ra cho trẻ mọi gợi ý tiêu cực, kìm nén và phủ nhận mọi thứ chúng làm, khi lớn lên trẻ sẽ phát triển theo hướng mất kiểm soát.

Nuôi dạy con kiểu “ức chế” không bao giờ là giáo dục, mà một kiểu “trừng phạt tinh thần” đối với con cái.

Tưởng chừng điều đó có thể khiến trẻ trở nên cư xử tốt, nhưng trên thực tế, nó phải trả giá bằng việc hủy hoại lòng tự trọng của trẻ và khiến chúng trầm cảm trong thời gian dài, từ đó hình thành nên sự hiểu biết lệch lạc về bản thân và thế giới, để lại bóng đen tâm lý lâu dài.

Đạo diễn nổi tiếng Trung Quốc – Khương Văn dù đã giành được nhiều giải thưởng điện ảnh trong và ngoài nước, có thành tích vượt trội so với người bình thường, nhưng khi nhắc về mẹ, ông vẫn đầy đau xót và tiếc nuối: “Trong đời tôi chưa từng nhận được lấy một lời khen của mẹ. Đây là điều đáng tiếc và buồn nhất trong cuộc đời tôi”.

Một số cư dân mạng cho rằng họ luôn lớn lên trong một gia đình có nền giáo dục hà khắc. Lớn lên trong ánh mắt mỉa mai, lạm dụng, chửi bới và khinh thường.

Tất cả những điều này khiến họ cảm thấy cuộc đời này của mình là một mớ hỗn độn, thậm chí đã nghĩ tới cái chết như một sự giải thoát.

Giáo dục đàn áp, bề ngoài không đánh đập, mắng mỏ nhưng tất cả chỉ gói gọn trong bạo lực vô hình do cha mẹ thực hiện đối với con cái, tưởng như vô hình, nhưng thực tế lại rất đau.

Cha mẹ nên giáo dục con cái như thế nào?

Một nhà giáo dục nổi tiếng của Mỹ đã từng nói: “Tôi không nghĩ ra cách nào tốt hơn để giáo dục con cái hơn là khen ngợi và động viên.

Trên thực tế, một đứa trẻ có thể mạnh mẽ, bản lĩnh và tự lập hay không phụ thuộc vào việc cha mẹ có dành đủ tình yêu thương và sự tin tưởng. Không phải chúng ta không yêu mà là chúng ta yêu sai cách”.

không phải đánh đập hay la mắng, con cái sợ nhất kiểu cha mẹ này

Nếu cha mẹ thực sự yêu thương con mình, họ nên làm theo những điều dưới đây:

– Quan tâm và tôn trọng

Phán Xán Liệt là một cô gái có tài tranh luận nổi tiếng ở Trung Quốc. Những gì mọi người thấy ở cô bây giờ là một cô gái có học vấn uyên bác, hoạt ngôn, giỏi giang.

Thế nhưng, khi còn nhỏ cô từng là một học sinh bị đánh giá có vấn đề về đầu óc. Vì thích đọc sách linh tinh nên điểm số của cô luôn ở cuối bảng. Cô thường bị giáo viên la mắng và phải chuyển trường tới 6 lần.

Trong kỳ nghỉ hè, Phác Xán Liệt ham chơi không muốn ở trong nhà làm bài tập, luôn muốn lẻn ra ngoài.

Thay vì buộc tội và la mắng, cha cô lại tôn trọng sở thích và suy nghĩ của con gái mình, còn tìm cách đưa cô tới những nơi mới lạ để cô được thoải mái và hạnh phúc hơn.

Chính nhờ sự quan tâm và tôn trọng của người cha mà cô dần trở nên tự tin, có bản lĩnh hơn.

– Khám phá và hỗ trợ

Nghiên cứu về tâm lý học thành công tin rằng, dưới tiền đề của những điều kiện bên ngoài nhất định, chìa khóa để một người có thể thành công hay không nằm ở việc có thể xác định chính xác và phát huy hết sức mạnh tiềm năng của mình.

Mỗi đứa trẻ đều có những ưu điểm riêng, điều cha mẹ nên làm là giúp con tìm thấy đam mê của mình, ghi nhận kịp thời khi con thể hiện tốt và phát huy hết khả năng này.

Họa sĩ nổi tiếng Leonardo da Vinci đã không chú ý đến các bài giảng trên lớp khi mới 6 tuổi, thậm chí còn lén lút vẽ trong giờ học.

Sau khi trở về, Da Vinci cho cha xem bản phác thảo, cha ông không những không giận mà còn khen ông vẽ rất đẹp và quyết định trau dồi tài năng của con mình trong lĩnh vực này.

Cha của Da Vinci luôn tuân thủ triết lý nuôi dạy con cái: Cho con cái sự tự do nhiều nhất và để chúng tự phát triển sở thích, thú vui của mình.