Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Mở Tp.HCM

Nghiên cứu định lượng trong kế toán_ACC619

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

 

Tên môn học        : Nghiên cứu định lượng trong kế toán

Mã môn học         : ACC619

Số tín chỉ              : 3 tín chỉ

 

1. MÔ TẢ MÔN HỌC

Môn học nhằm trang bị những kiến thức thống kê và kinh tế lượng giúp học viên đọc, phân tích các nghiên cứu định lượng trong lĩnh vực kế toán. Nội dung của môn học được xây dựng trên cơ sở các môn học về toán, xác suất thống kê và kinh tế lượng.

2. MỤC TIÊU MÔN HỌC

  • Môn học cung cấp các nội dung cơ bản của các phương pháp phân tích định lượng trong kế toán, các kỹ thuật xây dựng mô hình ra quyết định hoăc và sử dụng các kỹ thuật trong thống kê và kinh tế lượng nhằm giúp học viên có thể hiểu, phân tích và đánh giá các bài nghiên cứu định lượng trong lĩnh vực kế toán kiểm toán nhằm nâng cao kiến thức chuyên sâu và phục vụ cho việc xây dựng định hướng làm luận văn tốt nghiệp.

  • Phân tích và đánh giá các mô hình tài chính kế toán phù hợp đối với từng loại dữ liệu và các khiếm khuyết của mô hình qua các mô hình toán liên quan đến nghiên cứu định lượng.

  • Xác định các dữ liệu phục vụ cho việc xây dựng một mô hình định lượng.

  • Đánh giá được các câu hỏi hoặc giả thuyết trong nghiên cứu.

  • Phân tích và phản biện các phân tích trong một bài nghiên cứu.

  • Có khả năng đọc, hiểu và sử dụng các bài viết học thuật có liên quan.

  • Có kỹ năng phân tích các vấn đề trong kinh tế, tài chính kế toán và kinh doanh theo thời gian.

3. NỘI DUNG GIẢNG DẠY

  • Tổng quan về nghiên cứu định lượng

  • Tổng quan về thống kê và xác suất

  • Các mô hình định lượng

  • Nghiên cứu khoa học với báo cáo thực tế

  • Thảo luận

4. HỌC LIỆU

4.1. Giáo trình

  • Damodar  N. Gujarati, Kinh tế lượng cơ sở, Nhà xuất bản McGraw-Hill, (Bản dịch của chương trình Fulbright 2007)

  • Damodar N. Gujarati (2015). Econometrics : by example  New York : Macmillan Education Palgrave.

  • Ramu Ramanathan (2002), Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng, ấn bản thứ năm. Nhà xuất bản Harcourt College, 2002. (Bản dịch của chương trình Fulbright, 2004)  

  • Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011). Thống kê ứng dụng trong kinh tế – xã hội, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

  • Brooks, C. (2014

    ),

    Introductory

    Econometrics

    for

    Finance

    , 3rd edition. Cambridge University Press.

  • Wooldridge, J. (2010), Econometric Analysis of Cross Section and Panel Data, MIT Press.

  • Wooldridge, J. (2016), Introductory Econometrics: A modern approach, 6th edition, Cengage Learning.

  • Teresa, P. Gordon and Jason, C. Porter (2009). Reading and understanding academic research in accounting: a guide for student. Global Perspectives on Accounting Education, 7, pp25-45.

    https://gpae.wcu.edu/Vol6/Reading_and_Understanding_Academic_Research.pdf

  • Nicolae, Catalin and Toader, Serban (2012). Bridging the gap between accounting academic research and practice: some conjectures from Romania. Accounting and Management Information Systems Vol 11 (2), pp 163-173.  ftp://ftp.repec.org/opt/ReDIF/RePEc/ami/articles/11_2_2.pdf

4.2. Tài liệu tham khảo

  • Fujimoto, Yuka et al. (2011). Helping university students to ‘read’ scholarly journal articles: the benefit of a structured and collaborative approach. Journal of University Teaching & Learning Practice,Vol 8 (3).

  • ://scholars.uow.edu.au/display/publication53195

Ngoài các bài nghiên cứu cập nhật do giảng viên cung cấp liên quan đến tài chính kế toán, học viên có thể tìm kiếm tài liệu liên quan đến lĩnh vực của mình ở các tạp chí: -Emerging market finance and trade, Asian Academy of Management Journal of Accounting and Finance, Asia-pacific journal of accounting and economics, Journal of Accounting and Management, journal of finance and accountancy…

5. ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

Quá trình (40%)

  • Điểm bài tâp cá nhân (20%)

  • Thảo luận (20%)

Thuyết trình (60%)

6. SỐ GIỜ HỌC

  • Số giờ học tại lớp    : 45 tiết 

  • Số giờ tự học          : 120 tiết