Khoa An toàn thực phẩm – Trung tâm y tế Châu Thành

KHOA AN TOÀN THỰC PHẨM

I . QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
– Từ năm 2006, Liên khoa Vệ Sinh Y Tế Công Cộng – Xét Nghiệm – Vệ Sinh Thực Phẩm được thành lập thuộc đơn vị Trung tâm Y tế dự phòng huyện Châu Thành với tổng số nhân sự: 08; trình độ chuyên môn: Đại học 03; cao đẳng 01; trung cấp 04;
– Đến tháng 6 năm 2011, Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm được tách khoa độc lập thuộc đơn vị Trung tâm Y tế huyện Châu Thành với tổng số nhân sự 05, trong đó: Đại học 03, cao đẳng 01, trung cấp 01;
– Năm 2017,  Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm đổi tên thành khoa An toàn thực phẩm theo Quyết định số 299/QĐ/SYT của Sở Y tế Bến Tre ngày 29/3/2017. Tổng số nhân sự 05, trong đó: Đại học 04, trung cấp 01.
II. TỔ CHỨC NHÂN SỰ
– 01 Trưởng khoa: CN Lê Hùng Phương
– 01 Phó trưởng khoa: YS Nguyễn Thị Trúc Phượng
– 03 nhân viên.
III. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
– Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm và phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn;
– Giám sát việc thực hiện các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn;
– Phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, các cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn huyện;
– Phối hợp thực hiện “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” và các hoạt động khác có liên quan công tác an toàn thực phẩm;
– Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các dự án liên quan về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện, điều tra và triển khai các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm theo quy định;
– Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, huấn luyện và chỉ đạo tuyến theo chức năng, nhiệm vụ được phân công;
– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Trung tâm phân công.
IV. THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
Tập thể lao động tiên tiến năm 2009, 2018;
Tập thể lao động xuất sắc năm 2007, năm 2008, năm 2010, năm 2011, năm 2012, năm 2013, năm 2014, năm 2015, năm 2016, năm 2017.
V. PHƯƠNG HƯỚNG NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
b) Mục tiêu cụ thể
– Nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng;
– Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
– Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống;
– Ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính.
2. Chỉ tiêu
– 75% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, trên 90% người quản lý, 75% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm;
– 87% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Giảm 30% số vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ 30 người mắc trở lên được ghi nhận so với trung bình giai đoạn 2010 – 2015. Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 6 người/100.000 dân.
3. Tầm nhìn đến năm 2025
– Công tác an toàn thực phẩm được quản lý một cách chủ động, có hiệu quả dựa trên các bằng chứng và thực hiện kiểm soát theo chuỗi;
– 85% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, 95% người quản lý và 85% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm;
–  90% cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đạt điều kiện an toàn thực phẩm.
4. Các giải pháp chủ yếu
– Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm;
– Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp, tổ chức tốt các hoạt động phối hợp liên ngành trong đó ngành y tế làm đầu mối;
– Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi về an toàn thực phẩm; xây dựng và phát triển các kỹ năng truyền thông; nâng cao số lượng, chất lượng các tài liệu và thông điệp truyền thông về an toàn thực phẩm;
– Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
– Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm;
– Nâng cao năng lực phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.