Khàn tiếng sau mổ u tuyến giáp, em phải làm gì?

Khàn tiếng có thể do bị cảm, bị viêm họng, viêm thanh quản. Nhưng trên thực tế, khàn tiếng còn rất nhiều những nguyên nhân khác, thậm chí là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm.

Khàn tiếng chia thành 2 thể chính là cấp và mạn tính:

– Khàn tiếng cấp nguyên nhân thường do viêm thanh quản cấp, do nhiễm siêu vi hoặc vi trùng, ngoài ra khàn tiếng cấp con do nguyên nhân khác: dị ứng – phù nề dây thanh, do hóa chất, do lạm dụng dây thanh quá mức, ví dụ cổ động viên thể thao…
– Khàn tiếng mạn tính do: viêm thanh quản mạn tính – viêm thanh quản do trào ngược dạ dày – thực quản, do tiếp xúc hóa chất, khói thuốc lá… bệnh lý nghề nghiệp vận  động dây thanh quá mức như nghề buôn bán, giáo viên, MC, ca sĩ… và bệnh lý thần kinh gây liệt dây thanh…

Để giữ giọng nói trong trẻo, truyền cảm :

– Uống nhiều nước (2 – 3 lít/ngày) hạn chế uống nước có gas, sủi… không nên ăn chua ăn cay quá mức…
– Hạn chế nói (nói nhỏ + nói ít), khi cần thuyết trình kéo dài, nói to thì cần hỗ trợ Micro để khuếch đại âm thanh…
– Thay đổi lối sống sinh hoạt: bỏ thuốc lá, bia rượu, tránh tiếp xúc hóa chất… điều trị chống trào ngược  a xít dạ dày…
– Luyện giọng, luyện thanh tạo giọng nói trong, khỏe, truyền cảm…
– Khi khàn tiếng kéo dài > 2-3 tuần điều trị bằng các biện pháp thông thường không hết thì cần phải đi khám BS chuyên khoa Tai mũi họng để nội soi thanh quản, vì đôi khi nguyên nhân khàn tiếng có thể là do ung thư thanh quản…