Khấn Rằm tháng 8 ngoài trời hay trong nhà? Bài cúng chuẩn nhất là gì?

Khấn Rằm tháng 8 ngoài trời hay trong nhà? Bài cúng chuẩn nhất là gì?

Rằm tháng 8 được coi là một trong 3 ngày Rằm lớn trong năm, chỉ sau Rằm tháng Giêng và Rằm tháng 7. Cho nên người Việt rất chú trọng các nghi lễ trong ngày này rất được chú trọng. Theo đó, khấn Rằm tháng 8 trong nhà hay ngoài trời? Bài cúng Rằm tháng 8 chuẩn nhất là gì? đang là băn khoăn của không ít gia đình. 

1. Khấn Rằm tháng 8 ngoài trời hay trong nhà?

Từ lâu cúng Rằm tháng 8 đã trở thành một phong tục tập quán của người Việt mỗi khi đến ngày 15/8 âm lịch. Đặc biệt, Rằm tháng 8 còn trùng với Tết trung thu. Đó không chỉ là tết của trẻ em mà còn là tết của sự đoàn viên, là dịp các gia đình sum vầy, đoàn tụ cùng nhau ngắm trắng, phá cỗ, ăn bánh nướng, bánh dẻo.

Chính vì vậy, ngoài những hoạt động vui chơi, việc thờ cúng cũng được đặc biệt chú ý. Đặc biệt, không ít người thắc mắc là nên khấn Rằm tháng 8 ngoài trời hay trong nhà. Lý giải vấn đề này, các nhà văn hóa tâm linh cho biết vị trí cúng Rằm tháng 8 không cần quá cầu kỳ như ngày cúng Rằm tháng Giêng và Rằm tháng 7. Theo truyền thống, khấn Rằm tháng 8 chỉ việc tiến hành tại khu vực trước bàn thờ Phật, bàn thờ thần linh và bàn thờ tổ tiên.

khấn rằm tháng 8

Tuy nhiên, ở một số vùng miền cũng có tập tục thắp hương Rằm tháng 8 ngoài trời với ý nghĩa tạ ơn trời đất, cầu thần linh cai quản theo năm bảo vệ gia đình thuận lợi cho đến cuối năm. Ngoài ra, cũng có người vì dâng sớ giải hạn vì gặp năm tuổi.

Theo các nhà văn hóa tâm linh, dù khấn Rằm tháng 8 ngoài trời hay trong nhà thì cũng không phải điều quan nhất. Bởi điều cần chú trọng đó là sự thành tâm. Cho nên cứ tùy theo quan niệm tín ngưỡng của bản thân để tiến hành.

2. Văn khấn Rằm tháng 8 chuẩn nhất

Thế nào là bài văn khấn Rằm tháng 8 chuẩn nhất? Theo các chuyên gia nghiên cứu phong tục Việt, mỗi vùng miền có một quan niệm tín ngưỡng riêng, thần linh thờ phụng cũng khác nhau nên bài cúng sẽ không giống nhau. Do đó, mỗi nơi sẽ có văn khấn Rằm tháng 8 chuẩn nhất riêng. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo bài cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam mà nhiều người sử dụng dưới đây:

Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ (chúng) con là:………………………………….Tuổi:………………

Ngụ tại:………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

văn khấn rằm tháng 8 chuẩn nhất

Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn lựa chọn được bài văn khấn Rằm tháng 8 cho gia đình. Hãy thường xuyên truy cập website hoặc cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại để mỗi ngày cập nhật kiến thức phong tục Việt Nam và phong thủy Việt. Ngoài ra, người dùng ứng dụng sẽ được trải nghiệm với hàng loạt công cụ tra cứu miễn phí (xem ngày tốt xấu, xem Bát tự, Tử vi, xem tuổi vợ chồng,…).

Tải ngày ứng dụng Thăng Long Đạo Quán tại đây. 

Đánh giá post