Khám phá ngay lợi ích của chân giò hầm thuốc bắc, cách làm chân giò hầm thuốc bắc chuẩn vị?

Chân giò hầm thuốc bắc là một món ăn có nguồn gốc từ người Hoa. Món ăn này là sự kết hợp hoàn hảo của thịt chân giò heo với các gia vị thuốc bắc như: sâm, đương quy, thục địa, táo tàu, bạch chỉ, ý dĩ…. Chính vì vậy, lợi ích của chân giò hầm thuốc bắc đối với sức khỏe là không hề nhỏ. Nếu bạn muốn tìm hiểu cụ thể món ăn này “thần thánh” đến mức nào thì hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

1. Lợi ích của chân giò hầm thuốc bắc đối với sức khỏe

Như ở trên đã chia sẻ, món chân giò hầm thuốc bắc được kết hợp bởi nguyên liệu chính là thịt chân giò heo (để nguyên hoặc chặt nhỏ) và các vị thuốc bắc cực tốt cho sức khỏe, chúng có tác dụng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể sau khoảng thời gian dài suy kiệt một cách nhanh chóng. Cho nên, những người mới ốm dậy, người vừa trải qua hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh, những người có cơ địa ốm yếu, mệt mỏi thường sử dụng món ăn này để bồi bổ sức khỏe.

Bên cạnh đó, đây cũng là món ăn thường xuyên xuất hiện trong “bữa cơm bà đẻ” của các bà mẹ sau sinh vì công dụng lợi sữa mà món ăn này mang lại, đồng thời cũng để bồi bổ cho mẹ sau một cuộc “vượt cạn” đầy khó khăn, tổn hao sức khỏe.

Chân giò hầm thuốc bắc giúp bà mẹ sau sinh bồi bổ sức khỏe và lợi sữa

Chân giò hầm thuốc bắc giúp bà mẹ sau sinh bồi bổ sức khỏe và lợi sữa

Tưởng chừng như để nấu món ăn này, bạn chỉ cần cho tất cả vào nồi áp suất và hầm là xong, nhưng không, để hầm chân giò thuốc bắc được ngon và chuẩn vị nhất thì đều cần phải có quy trình và những “tip” nhỏ mà bạn cần biết. Cụ thể là gì thì cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết nhé.

KHÁM PHÁ: Công dụng của chân giò hầm thuốc bắc cho bà bầu

2. Cách làm chân giò hầm thuốc bắc ngon, chuẩn vị

2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 1 chiếc chân giò heo (khoảng 1,5kg)

– Thuốc bắc: đảng sâm (20g), hoài sơn (20g), bắc kỳ (10g), đỗ trọng (10g), xuyên khung (10g), thục địa (10g), nhãn nhục (10g), táo đỏ, táo đen (10g), đương quy (5g), kỷ tử (5g).

– Gừng tươi

– Gia vị: Muối, bột ngọt, hạt nêm, đường phèn, rượu trắng, xì dầu

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Nguyên liệu cần chuẩn bị

2.2. Cách làm chân giò hầm thuốc bắc

Bước 1: Sơ chế chân giò heo

Chân giò heo sau khi mua về bạn dùng dao cạo (hoặc dao lam) cạo sạch lớp lông và phần biểu bì trên da. Tiếp đến, chuẩn bị một chậu nước muối pha loãng để rửa lại chân giò sau khi đã cạo sạch. Đừng quên chà rửa sạch phần móng heo nhé. Bạn có thể dùng một chiếc bàn chải sạch để cọ rửa phần móng này cho sạch nhất. Việc rửa chân giò heo bằng nước muối sẽ giúp chân giò trắng, không bị ngả màu, đồng thời khử mùi tanh của thịt rất hiệu quả.

Nhưng như vậy vẫn chưa xong đâu, công đoạn tiếp theo của bước sơ chế chân giò heo là thui chân giò. Có nghĩa là bạn sẽ hơ chân giò trên lửa cho phần da bên ngoài hơi cháy sém và chuyến sang màu vàng để lớp da sau khi hầm sẽ ngon hơn và thành phẩm có màu đẹp mắt. Để làm được như vậy, bạn có thể thực hiện rất nhiều cách khác nhau như:

Cách 1: Đốt rơm hoặc than củi sau đó nướng chân giò trên lửa

Cách 2: Bọc chân giò vào giấy bạc sau đó nướng trên bếp ga

Cách 3: Nếu nhà bạn có dụng cụ khò bằng ga thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều rồi, bạn chỉ cần khò cho bề mặt da cháy sém là được

MÁCH BẠN: Cách làm chân giò hầm sữa chuẩn vị

Thui chân giò bằng khò ga

Thui chân giò bằng khò ga

Lưu ý: 

  • Khi nướng chân giò bằng rơm, than củi hay bếp ga, bạn chỉ nướng vừa đủ cho lớp da cháy sém chứ không làm chín phần thịt bên trong, khi hầm lên ăn dễ bị khô.

  • Bạn nên trở đều mặt để cho da heo đều màu

Sau khi đã nướng xong chân giò heo, bạn đem rửa sạch lại bằng nước, chà sạch hoặc dùng dao cạo lớp muội đen bám trên bề mặt da heo nếu như bạn nướng bằng rơm, củi hoặc khò ga. Lúc này, bạn sẽ thấy da heo có màu vàng ruộm rất đẹp mắt.

Tiếp đến, bạn dùng dao xẻ phần sống lưng của chiếc giò heo và lọc bỏ phần xương bên trong, chỉ để lại phần thịt để khi hầm thịt sẽ nhanh mềm hơn. Lọc phần xương xong xuôi, bạn dùng chổi phết đều một lớp xì dầu lên phần da của chiếc chân giò.

Lọc xương khỏi giò heo cho thịt nhanh mềm hơn

Lọc xương khỏi giò heo cho thịt nhanh mềm hơn

Đặt một chảo dầu lớn lên bếp, cho ngập dầu. Dầu sôi thì bạn cho chân giò vào chiên sơ 2 mặt cho lớp da giòn và vàng đều đẹp mắt thì vớt ra, xả lại bằng nước lạnh cho trôi hết phần dầu rồi để ráo nước trước khi cho vào hầm.

Chiên vàng đều 2 mặt của chân giò

Chiên vàng đều 2 mặt của chân giò

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu thuốc bắc và nấu nước hầm

Đun sôi một nồi nước, cho các gia vị thuốc bắc (trừ nhãn nhục) vào chần qua rồi vớt tất cả ra đĩa.

THAM KHẢO: Thịt chân giò hun khói bao nhiêu calo? Chế biến thế nào đúng cách?

Bước 3: Nấu chân giò hầm thuốc bắc

Tiếp tục đun sôi một nồi nước khác (bạn nên sử dụng nồi to để hầm chân giò thuốc bắc), nước sôi thì cho vào nồi 10g muối, 20g bột ngọt, 35g hạt nêm và 15g đường phèn, khuấy đều cho gia vị tan hết rồi cho thêm 50g rượu trắng vào, đun sôi sau đó cho tất cả các nguyên liệu thuốc bắc vừa chần vào nồi nước hầm.

Rửa sơ nhãn nhục rồi cũng cho vào nồi nước hầm. Cho thêm 10g gừng tươi cắt lát vào, đậy nắp nồi, chờ cho nước sôi thì mới thả chân giò heo vào và để hầm trong khoảng 45 phút là được.

Bước 4: Trình bày ra bát và thưởng thức

Sau 45 phút, chân giò heo đã mềm, bạn vớt chân giò heo và múc nước dùng ra một bát tô. Đến đây thì món chân giò hầm thuốc bắc của bạn trông đã hấp dẫn lắm rồi, nhưng bạn cũng có thể trang trí thêm theo ý thích.

Thành phẩm chân giò hầm thuốc bắc

Thành phẩm chân giò hầm thuốc bắc

Bát chân giò hầm thuốc bắc nóng hổi, bốc khói nghi ngút vô cùng hấp dẫn. Thịt chân giò mềm rục, ngọt thanh, đậm đà, thơm mùi thuốc bắc với lớp da mềm nhưng vẫn có độ dẻo dai nhất định khiến bạn sẽ quên đi hẳn các món ăn khác trên bàn nếu có. Phần nước dùng đậm mùi thuốc bắc, ngọt của thịt heo cũng sẽ khiến bạn húp “sì sụp” không thôi. Bạn có thể ăn chân giò hầm thuốc bắc với cơm nóng hoặc với mì đều hợp, tùy theo sở thích của bạn.

THỬ NGAY: Công thức chế biến chân giò hun khói thơm ngon BẤT BẠI

3. Chân giò hầm thuốc bắc mua ở đâu?

Mặc dù là món ăn hấp dẫn nhưng cách làm chân giò hầm thuốc bắc cũng mất khá nhiều thời gian và công sức. Nếu có nhiều thời gian rảnh vào cuối tuần hay những kỳ nghỉ, bạn hoàn toàn có thể trổ tài “bếp núc” với món ăn này cho cả nhà phải “trầm trồ”, nhưng nếu những ngày thường phài đi làm bận rộn mà bạn lại muốn tẩm bổ cho cả nhà bằng món ăn này thì sao? 

Bạn chỉ cần đến ngay siêu thị, tiến vào quầy hàng đông lạnh và chọn ngay cho mình một gói chân giò hầm thuốc bắc của Ông già IKA. Vậy là hôm đó gia đình thân yêu của bạn đã có ngay một bữa ăn “bao ngon, bao bổ dưỡng” để khôi phục năng lượng sau một ngày học tập và làm việc mệt mỏi rồi.

Chân giò hầm thuốc bắc của Ông già IKA có bán tại các siêu thị lớn

Chân giò hầm thuốc bắc của Ông già IKA có bán tại các siêu thị lớn

Chân giò hầm thuốc bắc là một trong những sản phẩm mới của Ông già IKA – thương hiệu số 1 trên thị trường Việt Nam về phân phối các thực phẩm chế biến sẵn vừa ngon, vừa tiện lợi lại không kém phần bổ dưỡng. Với những nguyên liệu thịt tươi được tuyển chọn vô cùng kỹ lưỡng, máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại, quy trình khép kín, đảm bảo vệ sinh ATTP, các sản phẩm của nhà IKA luôn được đông đảo người tiêu dùng đón nhận và trở thành nơi “chọn mặt gửi vàng” của rất nhiều gia đình Việt.

TÌM HIỂU THÊM: Giò heo xông khói làm món gì ngon? Mua ở đâu chất lượng?

4. Hướng dẫn sử dụng sản phẩm chân giò hầm thuốc bắc của Ông già IKA

Tất cả sản phẩm của Ông già IKA đều là những món ăn đã được làm chín sẵn và được đóng gói vô cùng cẩn thận, đúng quy cách, cả món chân giò hầm thuốc bắc cũng vậy. Sản phẩm được đóng gói trong một bao bì hút chân không, bên trong gồm một túi đựng chân giò, một túi đựng nước sốt tách biệt nhằm giữ nguyên vẹn hương vị ban đầu của món ăn và tăng thời gian bảo quản.

Bạn có thể làm nóng chân giò hầm thuốc bắc Ông già IKA bằng 2 cách sau:

Cách 1: Nhanh nhất (chỉ từ 3- 5 phút)

Bạn lấy chân giò hầm ra khỏi bao bì, lọc xương và thái thành từng miếng vừa ăn. Sau đó, bạn cho cả thịt chân giò và nước sốt vào nồi đun cùng ở lửa nhỏ cho tới khi thịt mềm và nóng đều là được. Hoặc đậy nắp kín quay lò vi sóng từ 5 – 7 phút.

Bạn có thể cho thêm ngải cứu, hạt sen, nấm hương để tăng thêm hương vị cho sp nếu muốn.

Sản phẩm chân giò hầm thuốc bắc của Ông già IKA cực kỳ tiện lợi

Sản phẩm chân giò hầm thuốc bắc của Ông già IKA cực kỳ tiện lợi

Cách 2: Nếu bạn muốn để nguyên chiếc chân giò cho đẹp mắt thì thời gian làm nóng sẽ lâu hơn (20-30 phút):

Khứa các đường trên miếng thịt với độ sâu vừa phải, sau đó hấp cách thủy cả chiếc cho tới khi thịt mềm

Nước sốt bạn đun nóng riêng ở lửa nhỏ, rưới sốt lên thịt và thưởng thức.

Bạn có thể mua chân giò hầm thuốc bắc của Ông già IKA tại hệ thống các siêu thị lớn như Aeon, Winmart, Coopmart… Chân giò hầm thuốc bắc Hà Nội bạn cũng có thể mua tại các siêu thị này trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hoặc bạn có thể đặt mua trực tiếp qua các sàn TMĐT: shopee, lazada, tiki theo các đường link sau:

shopee: https://shopee.vn/onggiaika?shopCollection=157323622#product_list

lazada: 

https://www.lazada.vn/products/i1977921156.html?spm=a1zawf.24863640.table_online_product.3.4ba34edfaGoGsU

tiki:

https://tiki.vn/di-cho-online/chan-gio-ham-thuoc-bac-1-2-kg-ong-gia-ika-p193233444.html?spid=193233445&i=60093

5. Cách bảo quản chân giò hầm thuốc bắc

Khi bảo quản chân giò hầm thuốc bắc, nếu để nguyên bao bì đóng kín hút chân không, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh với thời hạn sử dụng như sau:

  • Tối đa 30 ngày nếu bảo quản trong ngăn mát (0-4 độ C)

  • Tối đa 180 ngày nếu bảo quản trong ngăn đá (dưới -18 độ C)

Tuy nhiên, một khi đã bóc bao bì, bạn chỉ nên bảo quản trong ngăn mát không quá 24h để món ăn ngon, đảm bảo hơn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Qua đây, Ông già IKA mong rằng bạn đã có thêm một công thức món ăn bổ dưỡng mới để chăm sóc sức khỏe cho cả nhà. Hay bạn cũng có thể làm điều đó ngay cả khi cuộc sống, công việc bận rộn, hối hả khiến bạn không có quá nhiều thời gian nấu nướng. Chúc bạn và gia đình sẽ có những bữa ăn không chỉ ngon miệng mà còn nhiều dưỡng chất!