Kế hoạch 4485/KH-UBND năm 2020 về phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Kon Tum ban hành

ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
——-

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:
4485/KH-UBND

Kon
Tum, ngày 03 tháng 1
2 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2021 – 2025

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH
HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO GIAI ĐOẠN
2016 – 2020

1. Về thực hiện
các cơ chế, chính sách của Trung ương

1.1. Cơ chế, chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp; khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST); quản lý nhiệm vụ khoa học và
công nghệ (KH&CN)

– Để triển khai thực hiện các cơ chế,
chính sách của Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân
(UBND) tỉnh đã kịp thời ban hành chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch
nhằm triển khai một số cơ chế, chính sách KH&CN hỗ trợ doanh nghiệp: Nâng
cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên
địa bàn tỉnh; hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST và phát triển doanh nghiệp KH&CN;
phát triển tài sản trí tuệ; tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công
nghiệp (CMCN) lần thứ tư trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh phát triển và ứng dụng
công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất
nước,…1

– UBND tỉnh đã ban hành Quy định quản
lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước tỉnh Kon
Tum để đáp ứng yêu cầu quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở có sử dụng
ngân sách trên địa bàn tỉnh2.

1.2. Cơ chế tài chính

– HĐND, UBND tỉnh đã ban hành kịp thời
các cơ chế, chính sách về quản lý, hỗ trợ các hoạt động về định mức xây dựng,
phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng
ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ hệ sinh
thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh; quy định nội
dung và mức chi thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum
giai đoạn 2017 – 20203…

– Triển khai áp dụng đồng bộ các quy
định về cơ chế khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN, thông qua các quy định về
phương thức khoán chi, trao quyền chủ động cho tổ chức chủ trì trong việc sử dụng
kinh phí4.

– Thông qua việc thực hiện các nhiệm
vụ KH&CN cấp quốc gia5, cấp tỉnh6,… đã huy động các nguồn lực đầu tư cho KH&CN
phục vụ trong sản xuất và đời sống. Triển khai vận động, thu hút nguồn vốn viện
trợ của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn FDI tham gia đầu tư nghiên cứu, ứng dụng
công nghệ với 09 dự án, tổng mức vốn đăng ký là 1.769,358 tỷ đồng; vốn tài trợ
của Chính phủ Hàn Quốc thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ cao (CNC) trên địa
bàn tỉnh.

1.3. Cơ chế ưu đãi, thu hút đầu tư
phát triển nông nghiệp CNC

– Triển khai thực hiện các chủ
trương, chính sách của Trung ương; HĐND7, UBND tỉnh
đã ban hành Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC gắn với chế biến trên địa
bàn tỉnh8 để chỉ đạo triển khai thực hiện.

– Thành lập 01 Khu Nông nghiệp CNC Măng
Đen với tổng diện tích được quy hoạch là 170 ha; hiện đang hoàn thiện hồ sơ Đề
án thành lập Khu Nông nghiệp CNC Đăk Hà và thành phố Kon Tum. Công nhận 02 vùng
nông nghiệp ứng dụng CNC tại huyện Kon Plông và huyện Đăk Hà. Công nhận 02
doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC đáp ứng các tiêu chí quy định của Luật
CNC năm 2008. Trên cơ sở đó đã thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia
đình tham gia đầu tư sản xuất.

1.4. Chính sách Quỹ phát
triển KH&CN của tỉnh

Đã ban hành các văn bản, bổ sung, điều
chỉnh Điều lệ tổ chức và hoạt động, vốn điều lệ của Quỹ phát triển KH&CN tỉnh,
trong đó bổ sung đối tượng cho vay và nội dung hỗ trợ các dự án, ý tưởng khởi
nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp đã được hội đồng tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp
tỉnh xét chọn, ưu tiên các dự án, ý tưởng khởi nghiệp thuộc lĩnh vực các sản phẩm
chủ lực của tỉnh.

2. Kết quả cụ thể
hóa một số cơ chế, chính sách của tỉnh

UBND tỉnh đã kịp thời ban hành văn bản,
chương trình, kế hoạch, đề án,… nhằm cụ thể hóa để triển khai thực hiện các cơ
chế, chính sách về KH&CN, tập trung các lĩnh vực: phát triển CNSH, nông
nghiệp ứng dụng CNC, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực công nghệ, đổi mới
công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,… trên địa bàn tỉnh (Phụ lục 1).

II. ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG KH&CN

1. Đánh giá
tình hình thực hiện nhiệm vụ KH&CN

1.1. Đánh giá tình hình thực hiện
các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, cấp bộ
(triển
khai trên địa bàn tỉnh), cấp tỉnh giai đoạn 2016 – 2020.

a) Tình hình thực hiện các nhiệm vụ
KH&CN cấp quốc gia, cấp bộ

– Trong năm 2018, Bộ KH&CN đã phê
duyệt danh mục dự án xây dựng sản phẩm quốc gia Sâm Ngọc Linh9 trong đó, có các nhiệm vụ nghiên cứu hoàn thiện quy trình công
nghệ trồng, chăm sóc, chế biến Sâm Ngọc Linh được giao cho các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh triển khai, gồm có 03 hợp phần dự án có liên quan10. Các nhiệm vụ đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ
sơ để triển khai thực hiện.

– Đề xuất Bộ KH&CN phê duyệt triển
khai thực hiện 06 đề tài, dự án KH&CN cấp quốc gia thuộc các Chương trình
Nông thôn miền núi và Chương trình Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen trên địa
bàn tỉnh11 (trong đó: 01 dự án đã tổ chức
nghiệm thu; 01 dự án đang triển khai thực hiện; 01 dự án mới ký kết hợp đồng từ
tháng 6/2020; 03 dự án bắt đầu thực hiện từ năm 2021).

b) Tình hình thực hiện các nhiệm vụ
KH&CN cấp tỉnh

Giai đoạn 2016 – 2020, đã thực hiện
61 nhiệm vụ, trong đó: có 32 nhiệm vụ được phê duyệt từ năm 2016 – 2020; 29 nhiệm
vụ chuyển tiếp từ các năm trước sang (Phụ lục 2). Đến nay, đã tổ chức
nghiệm thu kết thúc 38 nhiệm vụ. Kết quả triển khai đã đạt được một số kết quả
trên một số lĩnh vực sau:

– Lĩnh vực nông nghiệp: Triển khai 38 đề tài, dự án, chiếm tỷ lệ 62,3%.

+ Tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm và
ứng dụng công nghệ mô hom để sản xuất trên 15 loại giống cây trồng nông nghiệp,
cây dược liệu, các giống hoa, lan, nấm dược liệu,.. có giá trị kinh tế cao phục
vụ trong sản xuất; thử nghiệm, chọn lọc được gần 30 giống cây trồng, vật nuôi,
thủy sản có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện từng địa phương để
khuyến cáo, đưa vào phục vụ sản xuất; nghiên cứu đề xuất một số mô hình chuyển
đổi cơ cấu cây trồng để bố trí cơ cấu mùa vụ phù hợp trên đất lúa thiếu nước và
vùng có nguy cơ hạn hán của tỉnh12.

+ Chuyển giao, ứng dụng KH&CN xây
dựng trên 30 mô hình trình diễn ứng dụng các tiến bộ KH&CN (sản xuất rau an
toàn, sản xuất nấm dược liệu, trồng dược liệu, thâm canh một số cây trồng, vật
nuôi, thủy sản nước ngọt…; sản xuất chế phẩm sinh học, giá thể hữu cơ,…)
vào sản xuất, qua đó đã giúp các doanh nghiệp, hộ sản xuất tiếp cận, nắm bắt được
các quy trình kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn sản xuất.

+ Triển khai nghiên cứu ứng dụng các
biện pháp kỹ thuật trong phòng trừ sâu bệnh hại cây Sâm Ngọc Linh, đã xác định
các đối tượng sâu bệnh gây hại và đề xuất ứng dụng các biện pháp phòng trừ hiệu
quả bằng các biện pháp sinh học. Kết quả bước đầu đã tiến hành thuần dưỡng cá tự
nhiên và cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá niên (Onvchostoma
gerlachi
, W.K.H. Peters, 1881); triển khai thử nghiệm, qua gần 1 năm mô
hình nuôi tôm càng xanh phát triển tương đối tốt, vụ nuôi thử nghiệm đầu tiên
đã cho thu hoạch.

– Lĩnh vực y, dược: Triển khai 05 đề tài, dự án, chiếm 8,2%.

+ Đánh giá miễn dịch cộng đồng đối với
bệnh bạch hầu trong cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh để đề ra các giải pháp
phòng chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh; ứng dụng bài thuốc “Độc hoạt tang
ký sinh” và “Cao xương cá sấu” trong điều trị loãng xương ở người trên 60 tuổi
tại Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Kon Tum”,…

+ Triển khai nghiên cứu, ứng dụng
công nghệ chế biến một số dược liệu như: Đảng sâm, Đông trùng hạ thảo, Đương
quy… để sản xuất các sản phẩm bổ dưỡng, sản phẩm chức năng như: cao sâm dây,
trà hòa tan, trà túi lọc và các loại thức uống bổ dưỡng nhằm nâng cao giá trị
gia tăng cho các sản phẩm dược liệu của tỉnh.

– Khoa học xã hội và nhân văn: Triển khai 07 đề tài, chiếm 11,5%, các đề tài tập trung nghiên cứu, đề
xuất giải pháp đối với công tác tư tưởng của đảng viên, cán bộ quản lý các cấp,
các tầng lớp Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới; nghiên cứu, đề xuất giải
pháp xử lý có hiệu quả một số vấn đề chủ yếu có nguy cơ gây mất ổn định chính
trị – xã hội trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới; nghiên cứu đề xuất các giải
pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng trong công tác chăm sóc sức khỏe cán bộ
trung cao của tỉnh; nghiên cứu dự báo tình hình, đề xuất các giải pháp phòng,
chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa ở Kon Tum… Kết quả
nghiên cứu đã được các đơn vị, địa phương tiếp nhận ứng dụng trong thực tiễn
công tác.

– Lĩnh vực khoa học kỹ thuật và
công nghệ và lĩnh vực khác:
Triển khai 11 đề tài, dự
án, chiếm 18%.

+ Tiến hành nghiên cứu, khảo sát thành
phần hóa học, xây dựng quy trình định lượng saponin trên thân, lá Sâm Ngọc Linh
làm cơ sở khoa học cho các sản phẩm ứng dụng.

+ Thiết kế, xây dựng phần mềm quản lý
đáp ứng yêu cầu cập nhật, lưu trữ, khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên và
môi trường, đề tài đã số hóa trên 95% dữ liệu thuộc lĩnh vực đất đai và khoáng
sản hiện có. Xây dựng phần mềm quản lý chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Kon Tum
trên nền Web, đã giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí để thực hiện theo dõi, tổng
hợp các báo cáo hàng tháng của các cơ quan trên địa bàn tỉnh.

1.2. Các nhiệm vụ KH&CN cấp cơ
sở giai đoạn 2016 – 2020 do các sở, ngành, huyện, thành phố triển khai

Giai đoạn 2016-2020, có khoảng 300
nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở do các ngành, địa phương phê duyệt và triển khai thực
hiện, các nhiệm vụ tập trung chuyển giao ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong
các lĩnh vực: y tế, nông nghiệp, công nghệ thông tin, giao thông, xử lý môi trường,…
phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và chăm sóc sức khỏe Nhân dân thuộc ngành,
địa phương quản lý.

2. Phát triển
tiềm lực KH&CN của tỉnh

2.1. Phát triển tổ chức, nhân lực
KH&CN

– Trên địa bàn tỉnh có 04 tổ chức
KH&CN công lập (03 đơn vị thuộc tỉnh và 01 tổ chức do Trung Trung ương
quản lý)
, 02 tổ chức mới thành lập và 01 tổ chức được sáp nhập trên cơ sở
03 tổ chức trước đây13; có 02 tổ chức KH&CN
công lập được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN14. Đã giao quyền tự chủ giai đoạn 2018 – 2020 cho Trung tâm
Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN, mức tự chủ về tài chính của Trung
tâm giai đoạn 2018 – 2020 là 70%.

– Nguồn nhân lực tham gia nghiên cứu
khoa học trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 500 người, chủ yếu trong các cơ sở
giáo dục và đào tạo, nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ cho hoạt động nghiên cứu
còn rất hạn chế. Số lượng cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu KH&CN tham gia
đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác quản lý, hoạt động
nghiên cứu, ứng dụng KH&CN qua các năm được nâng lên, bình quân khoảng 100
lượt người/năm.

2.2. Phát triển hạ tầng KH&CN
của tỉnh (Khu, vùng nông nghiệp ứng dụng CNC):
Triển
khai thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen giai
đoạn 2016 – 2020 tổng nguồn vốn đầu tư là 60,8 tỷ đồng. Đến nay đã xây dựng gần
03 ha diện tích nhà màng để kêu gọi, thu hút đầu tư, đã có 11 doanh nghiệp đăng
ký đầu tư vào Khu nông nghiệp với số vốn cam kết đầu tư 130 tỉ đồng.

2.3. Thực hiện Đề án nâng cao năng
lực hoạt động của tổ chức KH&CN tỉnh:
Hoạt động đầu
tư cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp công tác nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng
KH&CN trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016 – 2020 với tổng kinh phí đầu
tư 62,451 tỷ đồng, tăng 38,69 tỷ đồng so với giai đoạn 2011 -2015.

2.4. Đầu tư phát triển tiềm lực
KH&CN của các ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp:
Các sở, ban ngành, các huyện, thành phố của tỉnh đã triển khai nhiều
biện pháp nhằm khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh
thành lập quỹ phát triển KH&CN, hình thành các tổ chức hoạt động KH&CN
trong các doanh nghiệp15.

3. Phát triển
doanh nghiệp KH&CN, thị trường KH&CN và hệ sinh thái khởi nghiệp, ĐMST:
Có 04 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận Doanh nghiệp KH&CN,
trong đó 01 doanh nghiệp đã thu hồi Giấy chứng nhận do không hoạt động. Nhu cầu
tham gia thị trường công nghệ của các doanh nghiệp còn hạn chế. Mạng lưới hỗ trợ
khởi nghiệp bước đầu hình thành, đã tổ chức xét duyệt dự án ý tưởng khởi nghiệp
và đã được quỹ hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh ký hợp đồng hỗ trợ 12 dự án, đã giải
ngân được 1.117.800.000 đồng16 và 20 dự án đang
hoàn thiện các thủ tục để ký hợp đồng hỗ trợ theo quy định..

4. Hoạt động đánh
giá, thẩm định, giám định và chuyển giao công nghệ:
Giai đoạn 2016 – 2020 đã tham gia ý kiến về công nghệ 212 công trình,
dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực sản xuất phân bón vi sinh, chế biến lâm sản, chế
biến dược liệu, sản xuất rau, quả CNC, thủy điện, xử lý rác thải sinh hoạt và
chất thải rắn, cấp thoát nước, xăng dầu,….

5. Công tác đảm bảo
an toàn bức xạ và hạt nhân:
Từ 2016 đến nay đã cấp
phép hoạt động an toàn bức xạ 36 cơ sở; cấp 25 chứng chỉ nhân viên bức xạ. Năm
2019, đã tổ chức thành công “Diễn tập ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân tỉnh Kon
Tum lần thứ nhất”.

6. Công tác thanh
tra, kiểm tra trong lĩnh vực KH&CN

Tiến hành thanh tra, kiểm tra 280 lượt
cơ sở, trong đó: chủ trì thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch tại 145 cơ sở; phối
hợp thanh tra, kiểm tra tại 72 cơ sở; thanh tra đột xuất 16 cơ sở; thanh tra
chuyên đề 47 cơ sở. Qua các đợt thanh tra, kiểm tra, Sở KH&CN đã xử phạt vi
phạm hành chính đối với 41 cơ sở, doanh nghiệp có hành vi vi phạm, với tổng số
tiền là 111,8 triệu đồng. Tiếp nhận 01 đơn khiếu nại, tố cáo về nhãn hàng hóa,
qua đó, chủ trì, phối hợp các ngành tiến hành xác minh, xử lý vi phạm đối với
01 cơ sở.

7. Thông tin
KH&CN
: Xuất bản 20
số ấn phẩm thông tin KH&CN với số lượng 4.200 cuốn; 56 số bản tin KH&CN
phục vụ phát triển kinh tế – xã hội với số lượng 12.200 cuốn. Phát sóng 34
chuyên mục “khoa học và công nghệ” trên sóng truyền hình Kon Tum.

8. Công tác cải
cách hành chính trong lĩnh vực KH&CN:
Đăng tải
toàn bộ 66 TTHC và 63 quy trình giải quyết TTHC trên trang thông tin điện tử của
Sở KH&CN. Từ năm 2016 – 2020 đã tiếp nhận và trả kết quả 12.677 hồ sơ, 100%
hồ sơ tiếp nhận được giải quyết trước hạn hoặc đúng hạn. Đến nay, toàn tỉnh đã
có 60 cơ quan hành chính nhà nước tiến hành xây dựng, chuyển đổi áp dụng HTQLCL
ISO 9001:2015.

9. Các hoạt động
hỗ trợ sản xuất, kinh doanh

a) Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất
lượng: Tổ chức hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng tiêu chuẩn
cơ sở, công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, hợp quy, đăng ký mã số mã
vạch cho sản phẩm, hàng hóa; công bố dấu định lượng trên nhãn hàng hóa, hướng dẫn
làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định
lượng.

b) Hoạt động hỗ trợ ứng dụng, đổi mới
công nghệ: Hướng dẫn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký tham gia
Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020. Tuy nhiên, chưa có doanh
nghiệp trong tỉnh đăng ký tham gia Chương trình.

c) Hoạt động sở hữu trí tuệ: Từ 2016
đến nay, có 189 đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được nộp (178
Nhãn hiệu, 09 Sáng chế/GPHI, 0 Kiểu dáng công nghiệp; 02 Chỉ dân địa lý)

đã được cấp 60 văn bằng bảo hộ (58 Nhãn hiệu và 02 Chỉ dân địa lý), số
đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp tăng 144,5%; văn bằng bảo hộ đã được cấp
tăng 24% so với giai đoạn 2011 – 2015.

d) Hoạt động hỗ trợ nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm: Đã hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xây dựng, áp dụng tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm, hàng hóa cho 05 doanh nghiệp; hỗ trợ
triển khai xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, các công cụ
cải tiến nhằm nâng cao năng suất chất lượng (áp dụng ISO 9001:2015, ISO
14001:2015) cho 11 doanh nghiệp; hỗ trợ đăng ký, sử dụng mã số mã vạch cho 10
doanh nghiệp. Đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản
lý hệ thống truy xuất nguồn gốc17.

10. Hoạt động quản
lý KH&CN cơ sở

Công tác quản lý Nhà nước trên địa
bàn các huyện, thành phố trong thời gian qua đã được chú trọng, một số huyện:
Đăk Hà, Sa Thầy, Đăk Glei, thành phố Kon Tum,.. đã phối hợp triển khai tốt hoạt
động thanh tra, kiểm tra liên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sở hữu
trí tuệ, an toàn bức xạ và hạt nhân đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên
địa bàn; phối hợp quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp bộ. Công tác
chuyển giao, ứng dụng nhân rộng các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn sản xuất
đã được chú trọng. 10/10 huyện, thành phố đã thành lập Hội đồng KH&CN cấp
huyện/thành phố, qua đó đã phát huy được vai trò là tổ chức tư vấn các vấn đề về
hoạt động KH&CN trên địa bàn.

11. Hợp tác và hội
nhập quốc tế về KH&CN

– Hợp tác trong nước: UBND tỉnh đã
ban hành Chương trình tổng thể về hợp tác với các Trường Đại học, các Viện,
Trung tâm nghiên cứu khoa học nhằm tăng cường kết nối giữa các đơn vị nghiên cứu
với doanh nghiệp để hợp tác trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao đổi mới
công nghệ trong sản xuất. Triển khai ký kết chương trình hợp tác giữa UBND tỉnh
với Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực.

– Hợp tác quốc tế: Giao Sở KH&CN
ký kết bản ghi nhớ hợp tác và ký kết định hướng hợp tác với Viện nghiên cứu Sâm
Jinan, Hàn Quốc. Trường Cao đẳng Cộng đồng ký kết Biên bản ghi nhớ với Công ty
4Ways Fresh Produce về chương trình hợp tác giáo dục và du học thực tập sinh tại
Australia trong lĩnh vực nông nghiệp CNC; phối hợp Công ty TNHH Kotex Bio (Hàn
Quốc) xây dựng mô hình thử nghiệm trồng rau sạch theo công nghệ Hàn Quốc.

12. Tình hình
phân bổ và kết quả thực hiện dự toán ngân sách cho hoạt động KH&CN giai đoạn
2016 – 2020

Ngân sách dành cho KH&CN hàng năm
được UBND tỉnh phân bổ đảm bảo bằng số kinh phí của Trung ương cân đối cho địa
phương. Tuy nhiên, số kinh phí phân bổ hàng năm mới chỉ đạt 0,7% chi ngân sách
địa phương, không tăng qua các năm và chưa đảm bảo 2% theo quy định của Luật
KH&CN (Phụ lục 3).

a) Tình hình sử dụng kinh phí thực hiện
nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh: Việc sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN
cấp tỉnh tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành của Chính phủ, Bộ ngành và của
tỉnh. Việc quản lý kinh phí thực hiện chặt chẽ, đúng quy định và công khai minh
bạch.

b) Tình hình sử dụng kinh phí thực hiện
nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng: Trung bình hàng năm, Sở KH&CN giao
cho Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN thực hiện 04 nhiệm vụ
thường xuyên theo chức năng. Qua đó, các hoạt động được bảo đảm duy trì hoạt động
thường xuyên, góp phần hỗ trợ, phục vụ công tác quản lý nhà nước về KH&CN;
đáp ứng kịp thời yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

c) Kết quả thực hiện các dự án từ nguồn
vốn đầu tư phát triển: Thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư đã góp phần
tăng cường tiềm lực KH&CN, củng cố cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá về
năng lực công nghệ, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cơ bản phục vụ công tác quản lý
nhà nước, hoạt động nghiên cứu khoa học, tiếp nhận và chuyển giao ứng dụng công
nghệ trong sản xuất; chăm sóc sức khỏe Nhân dân, bảo vệ môi trường.

13. Hoạt động của
Quỹ phát triển KH&CN của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020

– Quỹ phát triển KH&CN tỉnh Kon
Tum được thành lập ngày 07 tháng 01 năm 2009 theo Quyết định số 10/QĐ-CT của Chủ
tịch UBND tỉnh.

– Vốn điều lệ của Quỹ phát triển
KH&CN tỉnh tối thiểu là 5 (năm) tỷ đồng, bao gồm kinh phí từ ngân sách nhà
nước và kinh phí hỗ trợ, đóng góp từ bên ngoài, trong đó phần kinh phí hỗ trợ,
đóng góp từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước tối thiểu đạt 10%18. Số vốn điều lệ hiện có của Quỹ đến nay đạt 2,5
tỷ đồng (từ nguồn ngân sách nhà nước).

– Tính đến tháng 10/2020 Quỹ đã thực
hiện cho vay 04 dự án19, với tổng kinh phí cho
vay là 1.500 triệu đồng; trong đó, có 03 dự án đã hoàn trả vốn, 01 dự án đang
thực hiện. Dư nợ đến thời điểm hiện tại là 500 triệu đồng.

III. ĐÁNH GIÁ
CHUNG

1. Tình hình thực
hiện mục tiêu của kế hoạch phát triển KH&CN giai đoạn 2016 – 2020:
Kết quả triển khai thực hiện kế hoạch phát triển KH&CN giai đoạn
2016 – 2020 cơ bản đã đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra. Các đề tài nghiên cứu
khoa học, mô hình sản xuất tiên tiến được ứng dụng và nhân rộng. Công tác bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp; giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu đã được chú trọng.
Tiềm lực KH&CN, đội ngũ cán bộ KH&CN ngày càng phát triển về số lượng
và chất lượng. Hoạt động sáng kiến và khởi nghiệp ĐMST có bước phát triển (Phụ
lục 4).

2. Những đóng
góp chủ yếu của KH&CN đối với phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh

2.1. Những kết quả đạt được

– Đã kịp thời ban hành hệ thống các
văn bản chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh để cụ thể hóa các chủ
trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về KH&CN để triển khai thực hiện
tại địa phương.

– Công tác kiện toàn, sắp xếp tổ chức
bộ máy hoạt động KH&CN cấp tỉnh, cấp huyện đã được triển khai thực hiện đồng
bộ, đảm bảo phù hợp với chủ trương của Trung ương và điều kiện thực tiễn của địa
phương; hoạt động KH&CN ở cơ sở ngày càng được tăng cường.

– Tiềm lực KH&CN của tỉnh ngày
càng được nâng lên, hệ thống phòng thí nghiệm, trại thực nghiệm phục vụ trong
nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm chuyên ngành, khu, trại thực nghiệm,.. tiếp
tục được quan tâm đầu tư để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu và phát triển
công nghệ. Đội ngũ cán bộ KH&CN ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng20.

– Hoạt động chuyển giao, ứng dụng vào
sản xuất và đời sống được chú trọng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội
của tỉnh. Nhiều kết quả nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng đã gắn kết với doanh
nghiệp phục vụ sản xuất, tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Tập trung trên một số lĩnh vực nông nghiệp, nông nghiệp
CNC, nuôi trồng, chế biến dược liệu, như: lúa, cà phê, rau, hoa xứ lạnh chất lượng
cao; sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap; thủy sản nước ngọt; sâm Ngọc
Linh, Đảng sâm, Ngũ vị tử, nấm ăn và nấm dược liệu… Bên cạnh đó, các ngành, địa
phương đã bố trí kinh phí triển khai chuyển giao ứng dụng các thành tựu
KH&CN trong xử lý môi trường, ứng phó với thiên tai; bảo tồn đa dạng sinh học;
hỗ trợ phát triển các sản phẩm của doanh nghiệp, hợp tác xã theo chuỗi giá trị
để tạo sản phẩm có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao trên thị trường.

– Hoạt động sở hữu trí tuệ đã hỗ trợ
các doanh nghiệp, địa phương xây dựng và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
một số sản phẩm chủ lực của tỉnh, số đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
tăng 144,5%; văn bằng bảo hộ đã được cấp tăng 24% so với giai đoạn 2011 – 2015.

– Hoạt động thẩm định công nghệ, quản
lý an toàn bức xạ và hạt nhân, tiêu chuẩn đo lường chất lượng; công tác thanh
tra, kiểm tra về KH&CN, hợp tác trong và ngoài nước về KH&CN có bước
phát triển.

2.2 Tồn tại, hạn chế

– Tiềm lực KH&CN của tỉnh còn hạn
chế cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết
bị, máy móc thí nghiệm, thử nghiệm phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu; số lượng các tổ chức KH&CN và
nguồn nhân lực KH&CN còn hạn chế.

– Thị trường KH&CN, thương mại
hóa kết quả sau nghiên cứu trên địa bàn tỉnh chưa được hình thành.

– Hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển
giao công nghệ trong các lĩnh vực: bảo quản, chế biến, xử lý môi trường, chọn tạo,
nhân giống cây trồng, vật nuôi còn hạn chế. Một số đề tài, dự án KH&CN còn
chậm tiến độ. Việc triển khai nhân rộng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản
xuất của một số ngành, địa phương còn chậm.

– Việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN
liên kết chưa nhiều; hoạt động nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng và đổi mới công
nghệ trong doanh nghiệp còn hạn chế.

2.3. Nguyên nhân

2.3.1. Nguyên nhân khách quan

– Tỉnh Kon Tum còn khó khăn về điều
kiện kinh tế, lợi thế so sánh và các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư cho
KH&CN.

– Tiềm lực KH&CN, cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ còn thiếu. Số lượng tổ chức KH&CN (công lập và ngoài công lập), đội ngũ
làm công tác nghiên cứu, chuyển giao KH&CN của tỉnh còn yếu.

– Thiếu các cơ chế chính sách đủ mạnh
trong việc hỗ trợ cho tổ chức KH&CN trong việc đào tạo, tập huấn, tiếp nhận
những công nghệ mới để nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN
tại địa phương.

– Một số cơ chế, chính sách của Trung
ương chưa đồng bộ, khó áp dụng, như: quy định tiền công lao động khoa học trong
nghiên cứu còn bất cập, khó áp dụng trong việc thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm
vụ để khoán chi đến sản phẩm cuối cùng; thiếu các định mức kinh tế – kỹ thuật
áp dụng trong hoạt động nghiên cứu,..; việc cấp phát kinh phí theo cơ chế quỹ
chưa có hướng dẫn cụ thể, thống nhất giữa các bộ ngành để tổ chức triển khai thực
hiện tại địa phương.

– Chưa hình thành mạng lưới các tổ chức
KH&CN vùng, khu vực để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, chuyển giao trong các
lĩnh vực chủ chốt ở các địa phương.

2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

– Một số đơn vị, địa phương chưa thật
sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động KH&CN, chưa xem KH&CN là động lực
cho sự phát triển kinh tế – xã hội.

– Nguồn vốn ngân sách do các ngành, địa
phương đầu tư cho KH&CN còn hạn chế. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì, chủ
nhiệm đề tài, dự án trong việc triển khai ứng dụng, nhân rộng chưa cao. Một số
thành viên tham gia Hội đồng KH&CN chuyên ngành chưa phát huy hết vai trò,
trách nhiệm.

– Năng lực của các doanh nghiệp, nhất
là năng lực nghiên cứu khoa học, tiếp nhận công nghệ, tài chính, quản lý…
trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. Một số doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm
đầu tư cho KH&CN, chưa thực hiện việc trích lập quỹ phát triển KH&CN
trong các doanh nghiệp.

– Năng lực tham mưu triển khai các hoạt
động quản lý KH&CN nói chung, quản lý các nhiệm vụ KH&CN nói riêng của
một số công chức còn hạn chế.

– Các huyện, thành phố chưa bố trí
biên chế công chức chuyên trách quản lý KH&CN theo quy định tại Thông tư
29/2014/TTLT-BKhCn-BNV ngày 15/10/2014 của Bộ KH&CN và Bộ Nội vụ.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN KH&CN GIAI ĐOẠN 2021 – 2025

I. PHƯƠNG HƯỚNG

Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng
dụng các thành tựu của cuộc CMCN lần thứ tư vào các lĩnh vực của đời sống kinh
tế, xã hội, nhất là một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế của
tỉnh. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức KH&CN trong và ngoài nước để triển
khai các nhiệm vụ KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi, chế biến phát triển sản phẩm mới, sản phẩm dược liệu và
đào tạo nguồn nhân lực KH&CN. Thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp
ĐMST, đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ, tăng cường tiềm lực KH&CN.

1. Tiếp tục thực
hiện đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý và hoạt động KH&CN

– Tập trung triển khai đồng bộ các
quy định của pháp luật, các cơ chế chính sách về KH&CN: Cơ chế khoán kinh
phí đến sản phẩm cuối cùng; khởi nghiệp ĐMST; sở hữu trí tuệ; hỗ trợ doanh nghiệp
ươm tạo, đổi mới công nghệ; phát triển thị trường KH&CN; tiếp tục hoàn thiện
quy định về quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở; sử dụng, trọng dụng
đội ngũ làm công tác KH&CN theo hướng dẫn của Trung ương.

– Tiếp tục rà soát, kiện toàn bộ máy
quản lý nhà nước về KH&CN cấp tỉnh, cấp huyện phù hợp trong tình hình mới.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lý nhà nước về KH&CN.

– Tiếp tục rà soát, sắp xếp kiện
toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập. Đẩy mạnh
việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN
công lập trên địa bàn tỉnh. Liên kết với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học để
đào tạo nguồn nhân lực KH&CN.

– Khuyến khích, hỗ trợ hình thành,
phát triển các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các
doanh nghiệp. Hình thành cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, khuyến khích
thành lập doanh nghiệp KH&CN.

2. Tập trung
các nguồn lực đề triển khai các định hướng phát triển KH&CN chủ yếu

– Tập trung triển khai nghiên cứu,
chuyển giao ứng dụng công nghệ một số lĩnh vực then chốt của cuộc CMCN lần thứ
tư, lấy doanh nghiệp làm trung tâm để đổi mới và ứng dụng KH&CN phục vụ trực
tiếp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

– Tập trung nghiên cứu ứng dụng, đổi
mới công nghệ trong sản xuất, đối với các lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng CNC
trong trồng trọt, chăn nuôi; dược liệu; nông nghiệp thông minh; nông nghiệp hữu
cơ; nghiên cứu hệ thống cơ cấu cây trồng phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
thích ứng với biến đổi khí hậu,…

– Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp
ĐMST, hoạt động sở hữu trí tuệ.

3. Tiếp tục
nâng cao tiềm lực KH&CN của tỉnh

– Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,
nâng cao năng lực hạ tầng kỹ thuật KH&CN. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực
KH&CN của tỉnh.

– Nâng cao chất lượng hoạt động các tổ
chức KH&CN (công lập và ngoài công lập), xây dựng một số tổ chức KH&CN
theo mô hình tiên tiến.

4. Đẩy mạnh
công tác xã hội hóa phát triển KH&CN; phát huy hiệu quả Quỹ phát triển
KH&CN tỉnh

– Triển khai các biện pháp huy động
nguồn vốn xã hội thông qua hệ thống quỹ phát triển KH&CN của địa phương,
doanh nghiệp và các dự án hợp tác công – tư.

– Khuyến khích, thu hút khu vực tư
nhân và doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN. Đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp
KH&CN. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập tổ chức nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ.

– Tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch hỗ
trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tỉnh Kon Tum giai đoạn 2019 – 2025.

5. Nâng cao hiệu
quả hoạt động KH&CN cơ sở

Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý
nhà nước về KH&CN ở các huyện, thành phố. Tăng cường đầu tư cho hoạt động
triển khai ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu, các thành tựu KH&CN gắn
với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của từng ngành, địa phương, vùng kinh tế
động lực của tỉnh.

6. Tiếp tục đẩy
mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN

Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức
KH&CN trong nước và hội nhập quốc tế về KH&CN nhằm nâng cao khả năng tiếp
thu, làm chủ công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới, góp
phần vào việc phát triển tiềm lực KH&CN, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu,
chuyển giao ứng dụng công nghệ trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển mạnh mẽ KH&CN và ĐMST,
lấy KH&CN và ĐMST là động lực quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất
hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an
ninh, xây dựng tỉnh Kon Tum ổn định, phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

– Đầu tư phát triển tiềm lực
KH&CN của tỉnh đạt trình độ trung bình chung của cả nước, nhằm nâng cao
năng lực nghiên cứu, làm chủ công nghệ tiên tiến, hiện đại để chuyển giao, ứng
dụng có hiệu quả trong sản xuất và đời sống tập trung trong một số lĩnh vực ưu
tiên: nông nghiệp ứng dụng CNC, CNSH, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu
cơ, trồng và chế biến dược liệu,…

– Trên 50% số nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ gắn với ứng dụng và đổi mới công nghệ trong sản
xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm trong các doanh
nghiệp.

– Bảo hộ và phát triển quyền sở hữu
trí tuệ trong và ngoài nước từ 20 đối tượng trở lên các sản phẩm, nhóm sản phẩm
chủ lực, sản phẩm đặc thù và sản phẩm làng nghề mang địa danh của địa phương.

– Hình thành 1 – 2 cơ sở ươm tạo công
nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN.

– Hỗ trợ 3 – 5 dự án khởi nghiệp ĐMST
và doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST.

III. NHIỆM VỤ VÀ
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2021 – 2025

1. Tổ chức triển
khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách về hoạt động KH&CN và
ĐMST

– Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
cấp ủy đảng, chính quyền về vai trò và động lực của KH&CN. Xác định
KH&CN và ĐMST là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan,
đơn vị; gắn các mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN và ĐMST với các mục tiêu, nhiệm vụ
phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

– Tập trung triển khai các cơ chế,
chính sách về KH&CN: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết
20-NQ/TW; Quyết định số 1466/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết
luận số 50-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “tiếp tục thực
hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự
nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế; tổ chức thực hiện tốt các văn bản Luật, Nghị định, văn bản
hướng dẫn hoạt động KH&CN của Trung ương. Kịp thời cụ thể hóa các chủ
trương, chính sách của Trung ương phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa
phương.

– Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế,
chính sách về trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh trí thức trong lĩnh vực KH&CN,
đặc biệt là các nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học trẻ tài năng, các nhà khoa
học có trình độ cao.

– Triển khai chuyển đổi số và ứng dụng
KH&CN vào hoạt động quản lý nhà nước. Tiếp tục rà soát, kiện toàn bộ máy quản
lý nhà nước về KH&CN cấp tỉnh, cấp huyện. Tăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về KH&CN.

– Rà soát, sắp xếp lại hệ thống tổ chức
KH&CN công lập; kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm
Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN tỉnh; từng bước hình thành các tổ chức
nghiên cứu và phát triển CNSH, dược liệu, nông nghiệp ứng dụng CNC khi đủ điều
kiện. Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức
KH&CN công lập.

– Tổ chức thực hiện tốt cơ chế đặt
hàng, cơ chế khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN đến sản phẩm cuối cùng. Cơ
chế cấp phát kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN thông qua quỹ KH&CN khi
có hướng dẫn của Trung ương.

– Triển khai các cơ chế, chính sách để
phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ hoạt động khởi nghiệp ĐMST; phát
triển thị trường KH&CN; khai thác sáng chế, ưu tiên mua bán công nghệ nội địa
do các tổ chức KH&CN tạo ra; khuyến khích các tổ chức KH&CN liên kết với
doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ, đào tạo
nguồn nhân lực.

2. Tập trung
nguồn lực triển khai định hướng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ

Tập trung ứng dụng các thành tựu
KH&CN phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chủ lực, có tiềm
năng, lợi thế, giá trị gia tăng cao; các ngành nghề chế biến nông sản, dược liệu;
thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC, sản xuất hàng hóa; xử lý môi trường; chăm
sóc sức khỏe Nhân dân,.. theo hướng hiện đại, hiệu quả cao trên một số lĩnh vực:

a) Lĩnh vực nông nghiệp

– Nghiên cứu, đánh giá tính thích
nghi của một số cây trồng (dược liệu, cây ăn quả,..) phục vụ chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và mở rộng diện tích sản xuất. Nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng,
vật nuôi chủ lực, nhất là các loại cây dược liệu, cà phê, cao su, rau hoa, giống
cỏ, cây ăn quả, gia súc, thủy sản cá nước ngọt,… phù hợp với các vùng sinh
thái để nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông
nghiệp.

– Ứng dụng CNSH trong sản xuất các sản
phẩm sinh học sử dụng trong trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh hại, xử lý môi trường,
sơ chế, bảo quản nông sản…

– Ứng dụng CNC trong sản xuất nông
nghiệp, mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, mô hình chăn nuôi ứng
dụng CNC,..

– Tuyển chọn, bổ sung danh mục các
loài dược liệu, cây trồng lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao. Nghiên cứu, ứng
dụng các mô hình trồng cây dược liệu, chăn nuôi,… dưới tán rừng, gắn với việc
khoanh nuôi tái sinh rừng, tạo sinh kế cho người dân.

– Chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ
KH&CN trong canh tác, phòng trừ sâu bệnh hại để nâng cao hiệu quả sản xuất
đối với các loại cây trồng chủ lực của tỉnh: Cao su, cà phê, cây dược liệu,
rau…

– Điều tra, thu thập, đánh giá, bảo tồn,
khai thác và phát triển nguồn gen quý, hiếm, có giá trị cao về kinh tế, khoa học,
y dược, môi trường góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và phục vụ phát triển bền
vững kinh tế – xã hội.

– Xác lập và phát triển tài sản trí
tuệ cho các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc thù, có lợi thế của tỉnh.

b) Lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công
nghệ

– Nghiên cứu, ứng dụng CNSH, công nghệ
nano, công nghệ mới… trong bảo quản, chế biến, sản xuất thực phẩm và đồ uống;
sản xuất phân bón, thức ăn gia súc, thủy sản; sản xuất vật liệu mới,.. phục vụ
trong sản xuất nông nghiệp.

– Chuyển giao, ứng dụng các thành tựu
của cuộc CMCN lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong các lĩnh vực:
nông nghiệp, chính quyền điện tử; quản lý đô thị, giao thông; thiên tai; tài
nguyên rừng và đất đai; du lịch; quản lý biên giới…

– Chuyển giao, ứng dụng công nghệ
tiên tiến phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, công nghiệp chế biến dược
liệu, nông lâm sản; phát triển năng lượng tái tạo; sản xuất vật liệu mới; công
nghệ xử lý ô nhiễm môi trường… trên địa bàn tỉnh.

c) Lĩnh vực y – dược

– Ứng dụng các thành tựu KH&CN mới,
hiện đại trong phòng, chẩn đoán, điều trị một số bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn
tính phổ biến trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp điều trị
bệnh kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền.

– Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm
thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, thức uống bổ dưỡng,.. từ các loài dược liệu
của tỉnh.

d) Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân
văn

– Nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng kết
thực tiễn trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế –
xã hội của tỉnh.

– Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn
về tiềm năng, lợi thế và thách thức đối với phát triển nông nghiệp tỉnh Kon
Tum, đề xuất giải pháp cụ thể phát triển nông nghiệp đi vào chiều sâu theo hướng
sản xuất hàng hóa ứng dụng CNC gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.

– Nghiên cứu, cung cấp cơ sở lý luận
và thực tiễn để xử lý hiệu quả một số vấn đề xã hội; vấn đề mới phát sinh trong
quá trình phát triển kinh tế – xã hội…

– Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

– Nghiên cứu phát triển các sản phẩm,
mô hình du lịch của tỉnh gắn với khu vực tam giác phát triển và các địa phương
trên trục hành lang kinh tế Đông – Tây.

3. Thực hiện
các nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN

a) Hoạt động quản lý công nghệ, phát
triển thị trường KH&CN

– Tham gia ý kiến/thẩm định công nghệ
các dự án đầu tư; Cấp chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ trên địa
bàn tỉnh theo quy định. Tham gia đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp sản
xuất trên địa bàn tỉnh.

– Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá
nhân tham gia các diễn đàn, triển lãm về KH&CN, các hội chợ công nghệ thiết
bị; kết nối với các sàn giao dịch công nghệ, giúp các tổ chức, cá nhân tiếp cận,
lựa chọn công nghệ. Triển khai các chính sách hỗ trợ hình thành các tổ chức
trung gian của thị trường KH&CN.

b) Hoạt động quản lý an toàn bức xạ
và hạt nhân: Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về an toàn bức
xạ và an ninh nguồn phóng xạ. Điều chỉnh, cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ,
sự cố hạt nhân trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế địa phương
và tổ chức diễn tập theo quy định.

c) Hoạt động tiêu chuẩn – đo lường –
chất lượng: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất
lượng hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, công bố
tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa; công bố, chứng nhận hợp chuẩn, hợp
quy; đăng ký sử dụng mã số, mã vạch.

d) Hoạt động sở hữu trí tuệ: Tăng cường
các hoạt động đào tạo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về sở hữu trí
tuệ. Hỗ trợ xác lập, khai thác và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Nâng cao hiệu
quả việc khai thác thông tin sáng chế, thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ
trong sản xuất, kinh doanh.

đ) Hoạt động thông tin và thống kê
KH&CN: Tăng cường công tác thông tin về KH&CN trên các kênh truyền
hình, báo trung ương và địa phương; các chuyên mục, ấn phẩm KH&CN, trong đó
chú trọng thông tin phục vụ xây dựng nông thôn mới. Xây dựng thư viện điện tử
(khi đủ điều kiện).

e) Hoạt động quản lý KH&CN cơ sở:
Triển khai các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ quy định. Tăng cường hoạt động
chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ KH&CN; nhân rộng kết quả các đề tài, dự
án KH&CN vào sản xuất và đời sống.

g) Hoạt động thanh tra, kiểm tra: Triển
khai thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra hằng năm được cấp thẩm quyền
phê duyệt. Tổ chức thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật,
thanh tra chuyên ngành về KH&CN theo chỉ đạo của Bộ KH&CN và UBND tỉnh
Kon Tum. Phối hợp với các ngành liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra theo
quy định.

4. Phát triển
thị trường KH&CN, doanh nghiệp KH&CN, tổ chức KH&CN

– Tổ chức triển khai thực hiện các
chương trình, kế hoạch của Trung ương, địa phương về hỗ trợ doanh nghiệp nâng
cao năng lực công nghệ, đổi mới công nghệ và đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng nhằm
thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp KH&CN.

– Đẩy mạnh thương mại các sản phẩm
sau nghiên cứu.

– Phát huy vai trò của Trung tâm
Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN, nâng cao năng lực hoạt động nghiên cứu,
làm chủ công nghệ để chuyển giao ứng dụng các thành tựu KH&CN vào thực tiễn
sản xuất và đời sống.

5. Thực hiện
các nhiệm vụ
hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

5.1. Hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ: Đẩy mạnh các hoạt động
hỗ trợ doanh nghiệp để nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ. Khuyến
khích triển khai hoạt động nghiên cứu, ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất
trong các doanh nghiệp. Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng công nghệ, thiết bị trong
dự án đầu tư, dự án đổi mới công nghệ trong sản xuất. Hỗ trợ các tổ chức
KH&CN, doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận làm chủ và ứng dụng
các công nghệ của cuộc CMCN lần thứ tư vào trong hoạt động sản xuất, quản trị,
kinh doanh của doanh nghiệp để nâng cao năng suất và chất lượng, khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp.

5.2. Hệ sinh thái khởi nghiệp
ĐMST:
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch số
2763/KH-UBND ngày 21/10/2019 về “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi
nghiệp ĐMST tỉnh Kon Tum giai đoạn 2019 – 2025”; Xây dựng và tổ chức triển khai
thực hiện các kế hoạch hằng năm về hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của tỉnh.

5.3. Hỗ trợ phát triển tài sản trí
tuệ:
Tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức và năng
lực về sở hữu trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân; hỗ trợ xác lập, quản lý, khai thác
và phát triển sở hữu trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; khai
thác thông tin về sở hữu trí tuệ phục vụ nghiên cứu, triển khai, sản xuất và
kinh doanh… Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch thực hiện chiến lược sở
hữu trí tuệ đến năm 203021.

6. Phát triển
tiềm lực KH&CN

6.1. Nguồn nhân lực KH&CN: Tập trung đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, ưu tiên
các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ: công nghệ thông tin, CNSH, công
nghệ chế biến,…. Thực hiện liên kết, hợp tác đào tạo với các Viện nghiên cứu,
Trường Đại học trong và ngoài nước thông qua các chương trình hợp tác nghiên cứu,
chuyển giao công nghệ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Khuyến khích các tổ chức KH&CN, cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào quá
trình đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ quản lý, tổ chức sản xuất trong
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

6.2. Tăng cường cơ sở, vật chất: Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho tổ chức KH&CN;
hiện đại hoá các máy móc, thiết bị nghiên cứu và phân tích thuộc hệ thống các
phòng thí nghiệm tại các trung tâm, cơ sở đào tạo22.
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở nghiên cứu, phân tích,
phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, chế biến dược liệu, sản
phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC. Xây dựng tổ chức nghiên cứu và phát triển CNSH,
dược liệu, nông nghiệp ứng dụng CNC (khi đủ điều kiện). Tăng cường xã hội hóa
trong đầu tư tiềm lực cho KH&CN.

7. Nâng cao hiệu
quả hoạt động KH&CN cơ sở

– Tổ chức thực hiện có hiệu quả các
cơ chế, chính sách về KH&CN của trung ương, của tỉnh đối với hoạt động
KH&CN trên địa bàn các huyện, thành phố; triển khai xây dựng kế hoạch triển
khai hoạt động KH&CN 5 năm, hàng năm theo chức năng, nhiệm vụ23. Đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ, phát huy
sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất.

– Đẩy mạnh triển khai ứng dụng, nhân
rộng kết quả nghiên cứu, các thành tựu KH&CN gắn với yêu cầu phát triển
kinh tế – xã hội của từng ngành, địa phương, vùng kinh tế động lực của tỉnh. Lựa
chọn và tập trung triển khai nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng công nghệ
trên các lĩnh vực: CNSH, nông nghiệp ứng dụng CNC, bảo quản, chế biến nông sản,
dược liệu và các sản phẩm chủ lực của địa phương.

– Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn được phân cấp. Tăng cường đầu tư ngân sách của địa phương cho KH&CN và
huy động các nguồn lực để triển khai hoạt động KH&CN của địa phương.

– Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về KH&CN các huyện,
thành phố.

8. Hợp tác và hội
nhập quốc tế về KH&CN

– Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu
quả Chương trình tổng thể về hợp tác với các Trường Đại học, các Viện, Trung
tâm nghiên cứu khoa học để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận ứng dụng công nghệ
tiên tiến, đổi mới công nghệ24 và các Chương
trình đã ký kết giữa tỉnh Kon Tum với Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Đà Nẵng trong công tác nghiên cứu khoa học
trong hoạt động nghiên cứu, tư vấn chuyển giao, đổi mới công nghệ trong các
doanh nghiệp.

– Đẩy mạnh hợp tác với các Viện
nghiên cứu, các Trường Đại học và doanh nghiệp của nước: Hàn Quốc; Israel; Nhật
Bản, Thái Lan, Lào… trong các lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, nông nghiệp
CNC, chế biến dược liệu, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…

9. Đổi mới,
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN tỉnh;
Khuyến khích doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển KH&CN

– Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động, bổ sung vốn điều lệ của Quỹ phát triển KH&CN tỉnh.

– Khuyến khích, thu hút khu vực tư
nhân và doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN. Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để
khuyến khích các doanh nghiệp lập, quản lý, sử dụng Quỹ phát triển KH&CN
trong các doanh nghiệp hoặc tham gia đóng góp cho Quỹ phát triển KH&CN của
tỉnh.

IV. CÁC NHIỆM VỤ,
DỰ ÁN KH&CN ƯU TIÊN TRIỂN KHAI TRONG GIAI ĐOẠN 2021 – 2025
(Chi tiết tại Phụ lục 5 kèm theo)

V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
(Chi tiết tại
Phụ lục 6, 7 kèm theo)

Kinh phí KH&CN giai đoạn
2021-2025

(ĐVT:
Triệu đồng)

TT

Năm

Nguồn kinh phí

2021

2022

2023

2024

2025

1

Sự nghiệp KH&CN

17.950

19.745

21.720

23.890

26.280

2

Đầu tư phát triển

25.000

8.000

10.000

10.000

 

VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

– Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban
ngành và địa phương triển khai thực hiện kế hoạch này; thường xuyên theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh về
tình hình thực hiện; xây dựng chương trình ứng dụng KH&CN hỗ trợ phát triển
các sản phẩm chủ lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025.

– Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch
và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh cân đối và bố trí ngân sách hàng năm cho hoạt động
KH&CN để triển khai thực hiện Kế hoạch.

2. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở KH&CN và các đơn vị, địa phương có liên quan tham
mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí sự nghiệp KH&CN hàng năm phù hợp với khả
năng cân đối ngân sách tỉnh và dự toán ngân sách Trung ương giao, đảm bảo thực
hiện Kế hoạch đề ra.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở KH&CN và các đơn vị có liên quan tham mưu
UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư cho KH&CN theo quy định.

4. Sở Nội vụ: Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh triển
khai nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý và nghiên cứu KH&CN
trên địa bàn tỉnh.

5. Các sở, ban ngành; UBND các huyện,
thành phố:
Căn cứ nội dung của Kế hoạch này và một số
nhiệm vụ cụ thể (phụ lục 5 kèm theo) tổ chức triển khai thực hiện; định
kỳ hằng năm (trước ngày 15/12), báo cáo kết quả thực hiện về Sở
KH&CN để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./.

 


Nơi nhận:
– Bộ Khoa học và Công
nghệ (B/c);
– Thường trực Tỉnh ủy (B/c);
– Thường trực HĐND tỉnh (B/c);
– Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
– Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
– Các Sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh;
– Các tổ chức chính trị – xã hội tỉnh;
– UBND các huyện, thành phố;
– CVP, PVP UBND tỉnh phụ trách;
– Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum;
– Lưu: VT, NNTN, KTTH, KgVX.PTDL.

TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
P
HÓ CHỦ TỊCH


Ngu
yễn Hữu Tháp

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC VĂN BẢN BAN THAM MƯU TỈNH ỦY,
HĐND BAN HÀNH VÀ BAN HÀNH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 4485/KH-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)

TT

Tên
văn bản

Ngày,
tháng, năm ban hành

I. Văn bản quy phạm pháp luật

(Nghị quyết của HĐND, Quyết định
của UBND, Chủ tịch UBND)

1

Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND của UBND
tỉnh về việc ban hành định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh
phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh
Kon Tum

16/5/2016

2

Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND ngày
31/7/2018 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành Quy định quản lý nhiệm vụ
khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước tỉnh Kon
Tum

31/7/2018

3

Nghị quyết số 64/2016/NQ-HĐND của
HĐND tỉnh về Đề án Phát triển NNUDCNC gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh Kon
Tum;

19/8/2016

4

Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND của
HĐND tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số
64/2016/NQ-HĐND

18/7/2019

5

Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND của
HĐND tỉnh quy định nội dung và mức chi thực hiện Chương trình phát triển tài
sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020

18/7/2019

6

Nghị quyết số 57/NQ-HĐND của HĐND tỉnh
quy định nội dung và mức chi thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp
ĐMST quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Kon Tum

10/12/2019

7

Nghị quyết số 39/2017/NQ-HĐND của
HĐND tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số
64/2016/NQ-HĐND

11/12/2017

II. Văn bản chỉ đạo, điều hành

8

Quyết định số 59/QĐ-UBND của UBND tỉnh
về việc thành lập các tổ chức tham mưu, tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ thuộc
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

3/2/2016

9

Chỉ thị 04/CT-UBND của UBND tỉnh về
việc tăng cường công tác quản lý an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ
trên địa bàn tỉnh Kon Tum

16/5/2016

10

Kế hoạch số 1280/KH-UBND của UBND tỉnh
về phát triển KH&CN tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020

13/6/2016

11

Quyết định số 275/QĐ-UBND của UBND
tỉnh về việc tổ chức lại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở
Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

1/6/2016

12

Kế hoạch số 2391/KH-UBND của UBND tỉnh
ban hành kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân trên địa bàn tỉnh Kon Tum
(tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ KH&CN phê duyệt

19/10/2016

13

Chỉ thị số 09/CT-UBND của UBND tỉnh
đẩy mạnh phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Kon Tum

6/10/2016

14

Quyết định số 588/QĐ-UBND của UBND
tỉnh về việc tổ chức lại Trung tâm Ứng dụng khoa học và Chuyển giao công nghệ

9/11/2016

15

Quyết định 61/QĐ-UBND của UBND tỉnh
về việc thành lập Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh Kon Tum

25/01/2017

16

Kế hoạch số 30-KH/TU của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 06-KL/TW, ngày 01-9-2016 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày
04-3-2005 của Ban Bí thư khóa IX về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH
phục vụ CNH, HĐH đất nước

21-3-2017

17

Quy chế số 376/QC-UBND của UBND tỉnh
quy chế phối hợp quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cho sản phẩm sâm
củ giữa UBND tỉnh Kon Tum và UBND tỉnh Quảng Nam

05/5/2017

18

Kế hoạch số 1295/KH-UBND của UBND tỉnh
triển khai hoạt động ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh Kon Tum giai đoạn
2017-2020

17/5/2017

19

Kế hoạch số 1326/KH-UBND của UBND tỉnh
về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án nâng cao năng suất chất lượng cho
giai đoạn 2017-2020

22/5/2017

20

Quyết định số 554/QĐ-UBND của UBND
tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum
giai đoạn 20172020

19/6/2017

21

Quyết định số 358/QĐ-UBND của UBND
tỉnh về việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh tỉnh Kon Tum

07/7/2017

22

Quyết định số 386/QĐ-UBND của UBND
tỉnh về việc bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển
KH&CN tỉnh Kon Tum.

13/7/2017

23

Quyết định số 824/QĐ-UBND của UBND
tỉnh về việc phê duyệt phương án tự chủ của 03 tổ chức khoa học và công nghệ
công lập thuộc Sở KH&CN.

23/8/2017

24

Kế hoạch số 2328/KH-UBND của UBND tỉnh
về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
trên địa bàn tỉnh Kon Tum

28/8/2017

25

Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND của
UBND tỉnh ban hành quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó
Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở KH&CN; Trưởng, Phó các đơn vị trực
thuộc Sở KH&CN tỉnh Kon Tum

7/9/2017

26

Quyết định số 611/QĐ-UBND của UBND
tỉnh về việc phê duyệt Điều lệ Hội sâm Ngọc Linh tỉnh Kon Tum

4/12/2017

27

Quyết định số 622/QĐ-UBND của UBND
tỉnh về việc ban hành quy chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân tham gia chuẩn
bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân trên địa bàn tỉnh Kon Tum

11/12/2017

28

Kế hoạch số 2903/KH-UBND của UBND tỉnh
Kon Tum về triển khai Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
năng lực tiếp cận cuộc CMCN lần thứ tư

27/10/2017

29

Quyết định số 636/QĐ-UBND của UBND
tỉnh ban hành Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản
phẩm sâm củ của tỉnh Kon Tum

22/6/2018

30

Quyết định số 932/QĐ-UBND của UBND
tỉnh ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý và sử dụng CDĐL Ngọc
Linh cho sản phẩm sâm củ của tỉnh Kon Tum

7/9/2018

31

Quyết định số 589/QĐ-UBND của UBND
tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở
Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

3/12/2018

32

Chương trình số
3520/CTPH-UBND-ĐHĐN, Chương trình hợp tác giữa UBND tỉnh với Đại học Đà Nẵng.

17/12/2018

33

Kế hoạch số 645/KH-UBND của UBND tỉnh
về triển khai thực hiện Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 22/01/2019 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa, phát hiện và
chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân giai đoạn
2019-2025

22/3/2019

34

Kế hoạch số 673/KH-UBND của UBND tỉnh
về triển khai thực hiện Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển
công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai
đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

28/3/2019

35

Quyết định số 185/QĐ-UBND của UBND
tỉnh về việc công bố TTHC mới ban hành; sửa đổi, bổ sung, thay thế và bãi bỏ
lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh Kon Tum

5/4/2019

36

Quyết định số 319/QĐ-UBND của UBND
tỉnh kiện toàn Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

9/4/2019

37

Quyết định số 497/QĐ-UBND của UBND tỉnh
về việc phê duyệt Kịch bản diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh
năm 2019

16/5/2019

39

Kế hoạch số 1155/KH-UBND của UBND tỉnh
về việc ban hành Kế hoạch diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân tỉnh Kon
Tum năm 2019

16/5/2019

40

Kế hoạch số 1326/KH-UBND của UBND tỉnh
về việc thực hiện Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của
doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020

22/5/2019

41

Quyết định số 419/QĐ-UBND của UBND
tỉnh về việc phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC thuộc thẩm quyết
giải quyết của Sở KH&CN tỉnh Kon Tum.

4/6/2019

42

Quyết định số 735/QĐ-UBND của UBND
tỉnh về việc điều chỉnh vốn điều lệ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh
Kon Tum

16/7/2019

43

Quyết định số 436/QĐ-UBND của UBND
tỉnh về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển
KH&CN tỉnh

7/8/2019

44

Kế hoạch số 2217/KH-UBND của UBND tỉnh
về việc thực hiện triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc

26/8/2019

45

Quyết định số 1017/QĐ-UBND của UBND
tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Đề án phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ CNH,
HĐH đất nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum

23/9/2019

46

Quyết định số 1067/QĐ-UBND của UBND
tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum
giai đoạn 2017-2020

5/10/2019

47

Kế hoạch số 2763/KH-UBND của UBND tỉnh
Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tỉnh giai đoạn 2019-2025

21/10/2019

48

Quyết định số 131/QĐ-UBND của UBND
tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết
của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

21/10/2019

49

Quyết định số 1298/QĐ-UBND của UBND
tỉnh ban hành Chương trình tổng thể về hợp tác của các Trường Đại học, các viên,
Trung tâm nghiên cứu khoa học đề hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận ứng dụng công
nghệ tiên tiến, đổi mới CN

18/11/2019

50

Quyết định số 10/2020/QĐ-UBND của
UBND tỉnh ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng KH&CN tỉnh Kon Tum

18/11/2019

34

Quyết định số 1466/QĐ-UBND của UBND
tỉnh triển khai thực hiện Kết luận số 50-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về “tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 6 khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

23/12/2019

51

Kế hoạch số 946/KH-UBND của UBND tỉnh
ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1068/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030

26/3/2020

52

Kế hoạch số 1587/KH-UBND của UBND tỉnh
Hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm
2025

8/5/2020

53

Kế hoạch số 2039/KH-UBND của UBND tỉnh
về triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ
và Kế hoạch số 123-KH/TU, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số
52-NQ/TW, ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương
chính sách, chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ tư

09/6/2020

54

Quyết định 890/QĐ-UNBD của UBND tỉnh
về việc phê duyệt Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn
2021-2025

14/9/2020

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN
2016-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 4485/KH-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)

TT

Tên
đề tài, dự án

Nghiệm
thu

Ghi
chú

 

LĨNH
VỰC NÔNG NGHIỆP

 

 

1

Ứng dụng các tiến bộ KHKT xây dựng mô
hình trồng tái canh cây cà phê vối bền vững tại tỉnh Kon Tum

x

 

2

Nghiên cứu lựa chọn đối tượng và cơ
cấu cây trồng hàng năm thích hợp với điều kiện hạn hán và vùng có nguy cơ thiếu
nước ở các tiểu vùng sinh thái tỉnh Kon Tum

x

 

3

Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất
các chế phẩm đa chức năng để xử lý phế phẩm nông nghiệp làm phân bón

x

 

4

Xây dựng mô hình sản xuất lúa chịu
lạnh trên địa bàn một số xã Đông Trường Sơn tỉnh Kon Tum

x

 

5

Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm một
số giống nghệ tại tỉnh Kon Tum

x

 

6

Nghiên cứu mở rộng phạm vi bảo hộ
chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cho sản phẩm Sâm củ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

x

 

7

Xây dựng mô hình ứng dụng CNC trong
sản xuất một số cây dược liệu trên địa bàn huyện Kon Plông

 

 

8

Nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh trên
cây Sâm Ngọc Linh.

x

 

9

Xây dựng mô hình ứng dụng CNC sản
xuất rau, cây ăn quả an toàn theo mô hình chuỗi giá trị tại huyện Kon Plông

 

 

10

Chuyển giao, Ứng dụng tiến bộ
KH&CN mở rộng, phát triển sản xuất rau an toàn theo mô hình chuỗi liên kết
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn thành phố Kon Tum

 

 

11

Xây dựng quy trình sản xuất giống
và nuôi thương phẩm cá niên (Onvchostoma gerlachi, W.K.H. Peters, 1881) trên
địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

 

 

12

Xây dựng mô hình trồng cây Lan Kim
tuyến (Anoectochilus sp.) dưới tán rừng tại 02 huyện Tu Mơ Rông và Kon Plông,
tỉnh Kon Tum

 

 

13

Mô hình thử nghiệm nuôi tôm càng
xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum

 

 

14

Trồng thực nghiệm Sâm cau (Cuculigo
orchioides Gaertn) dưới tán rừng trên một số tiểu vùng sinh thái của tỉnh Kon
Tum.

 

 

15

Đánh giá, chọn lọc giống Nếp than
trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

 

 

16

Xây dựng quy trình bảo quản tươi dược
liệu dạng củ (Sâm Ngọc Linh) trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

 

 

17

Điều tra hiện trạng phân bố, đề xuất
giải pháp bảo tồn quần thể loài Bò tót (Bos gaurus) tại Vườn quốc gia Chư Mom
Ray

 

 

18

Nghiên cứu ứng dụng giải pháp sinh
học trong phòng chống sinh vật hại phục vụ sản xuất một số loại cây trồng
hàng năm chủ lực theo hướng hữu cơ, an toàn và bền vững tại tỉnh Kon Tum.

 

 

19

Ứng dụng CNSH hoàn thiện quy trình
nhân giống, nuôi trồng nấm mối đen (Xerula radicata) tại tỉnh Kon Tum.

 

 

20

Đánh giá khả năng thích nghi và đề
xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý trên các dạng lập địa trồng cây dược liệu
chính trên địa bàn tỉnh Kon Tum

 

 

21

Xây dựng mô hình nhân giống, trồng
và sơ chế gấc (Momordica cochinchinensis (Lour.) Speng). theo tiêu chuẩn GACP-WHO trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

 

 

22

Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cà phê chè phù hợp với đặc điểm sinh thái ở vùng
Đông Trường sơn của tỉnh Kon Tum.

x

C/tiếp

23

Nghiên cứu, xây dựng mô hình nuôi cá
lồng và đề xuất biện pháp phát triển nguồn lợi thủy sản tại các lòng hồ thủy
điện Sê San trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

x

C/tiếp

24

Ứng dụng tiến
bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP trên địa bàn thành phố Kon Tum

x

C/tiếp

25

Nghiên cứu nuôi thử nghiệm giống
chim Trĩ đỏ tại Kon Tum

 

C/tiếp

26

Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ KHKT phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn các xã Đăk
Kôi, Đăk PNe huyện Kon Rẫy; xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

x

C/tiếp

27

Nghiên cứu phát triển một số giống
lúa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Kon Tum

x

C/tiếp

28

Điều tra, thu thập và nghiên cứu biện
pháp nuôi trồng, bảo tồn, phát triển một số loài lan rừng có giá trị kinh tế,
sinh thái tại Cao nguyên Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

x

C/tiếp

29

Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng
thử nghiệm cây Thông Caribea và một số giống Bạch đàn phục vụ trồng rừng gỗ
nguyên liệu giấy trên một số vùng sinh thái của tỉnh Kon Tum.

x

C/tiếp

30

Ứng dụng tiến
bộ KH&CN xây dựng mô hình trồng cây Sâm dây (Đảng sâm – Codonosis.
sp) tại 03 huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông và ĐăkGlei, tỉnh Kon Tum.

x

C/tiếp

31

Nghiên cứu nhân giống và trồng thử
nghiệm cây Kim tuyến (AnoectocMus sp.)

x

C/tiếp

32

Sản xuất thử nghiệm hoa lan Hồ Điệp,
hoa Lily tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

x

C/tiếp

33

Nghiên cứu nuôi thử nghiệm cá chẽm (Lates
calcarifer Bloch, 1970) trên địa bàn huyện Đăk Hà, Đăk Tô tỉnh Kon Tum

x

C/tiếp

34

Nghiên cứu, xây dựng mô hình nuôi
cá lồng và đề xuất biện pháp phát triển nguồn lợi thủy sản tại các lòng hồ thủy
điện Sê San trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum (giai đoạn 2)

x

C/tiếp

35

Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng
trên đất lúa 1 vụ trên địa bàn tỉnh Kon Tum

x

C/tiếp

36

Xây dựng mô hình thâm canh tăng
năng suất, chất lượng mía trên địa bàn tỉnh Kon Tum

x

C/tiếp

37

Ứng dụng các tiến bộ KHKT xây dựng mô hình trồng tái canh cây cà phê vối bền vững tại
tỉnh Kon Tum.

x

C/tiếp

38

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cây
giống sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv)

x

C/tiếp

II

LĨNH VỰC Y, DƯỢC

 

 

39

Ứng dụng bài thuốc Độc hoạt tang ký
sinh” và “cao xương cá sấu” trong điều trị loãng xương ở người trên 60 tuổi tại
Bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh Kon Tum

x

 

40

Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng
mô hình nhân giống, sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) tại
tỉnh Kon Tum.

 

 

41

Hoàn thiện quy trình chiết xuất dịch chiết từ Đảng sâm, nấm Đông trùng hạ
thảo và đề xuất các sản phẩm ứng dụng trong chế biến

 

 

42

Đánh giá miễn dịch cộng đồng đối với
bệnh Bạch hầu trong cộng đồng dân cư tỉnh Kon Tum.

 

 

43

Đánh giá tỷ lệ nhiễm và một số yếu
tố liên quan đến nguy cơ nhiễm Human papillomavirus (HPV) ở phụ nữ trong độ
tuổi từ 18 – 60 tại tỉnh Kon Tum

x

C/tiếp

III

LĨNH VỰC KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG
NGHỆ, KHÁC

 

 

44

Nghiên cứu hoàn thiện và sản xuất
máy hủy tài liệu văn phòng

x

 

45

Xây dựng phần mềm quản lý chỉ đạo
điều hành của UBND tỉnh Kon Tum trên nền Web.

x

 

46

Khảo sát thành phần hóa học, xây dựng
qui trình định lượng saponin trên thân, lá Sâm Ngọc Linh làm cơ sở khoa học
cho các sản phẩm ứng dụng.

 

 

47

Sản xuất thử nghiệm cà phê lên men
và cà phê tách vỏ Honey bởi chế phẩm BIOCO

 

 

48

Đặc điểm khí hậu và tác động của biến
đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Kon Tum

x

C/tiếp

49

Chuyển giao, ứng dụng công nghệ
GSM/GPRS để điều khiển và giám sát hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa
bàn tỉnh Kon Tum

x

C/tiếp

50

Chuyển giao, ứng dụng thiết bị sấy cà
phê quả tươi quy mô hộ gia đình trên địa bàn một số xã
thuộc huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.

x

C/tiếp

51

Nghiên cứu, sản xuất cà phê chất lượng
cao băng công nghệ lên men tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum

x

C/tiếp

52

Sản xuất thử nghiệm “Nước giải khát
sâm dây” đóng lon và “cao sâm dây” từ nguồn nguyên liệu của địa phương

x

C/tiếp

53

Nghiên cứu xây dựng hệ hỗ trợ quyết
định không gian (SDSS) trên nền web trong quản lý tổng hợp tài nguyên thiên
nhiên phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Kon Tum

x

C/tiếp

54

Xây dựng phần mềm quản lý CSDL tài
nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum

x

C/tiếp

IV

LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN

 

 

55

Phòng, chống “diễn biến hòa bình”
trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa tại địa bàn tỉnh Kon
Tum’

x

 

56

Nhận diện và ngăn chặn xung đột
trên địa bàn tỉnh Kon Tum – Những vấn đề lý luận và thực tiễn

 

 

57

Đánh giá thực trạng và đề xuất những
giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
trung cao cấp thuộc diện Ban Thường vụ quản lý

x

C/tiếp

58

Nghiên cứu công tác tư tưởng trong
nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới – thực trạng và giải pháp

x

C/tiếp

59

Giải pháp xử lý có hiệu quả một số
vấn đề chủ yếu có nguy cơ gây mất ổn định chính trị – xã hội trên địa bàn tỉnh
Kon Tum trong tình hình mới

x

C/tiếp

60

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả các đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh ở
tỉnh Kon Tum

x

C/tiếp

61

Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Kon Tum, đáp ứng yêu cầu đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

x

C/tiếp

 

PHỤ LỤC 3

KINH PHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH KON
TUM GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 4485/KH-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)

3.1. Kinh phí sự nghiệp KH&CN
giai đoạn 2016-2020

Đơn vị
tính: Triệu đồng

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

KP TW giao

UBND phê duyệt

Thực hiện

KP TW giao

UBND phê duyệt

Thực hiện

KP TW giao

UBND phê duyệt

Thực hiện

KP TW giao

UBND phê duyệt

Thực hiện

KP TW giao

UBND phê duyệt

Dự kiến thực hiện

14.060

14.060

11.683

14.390

14.390

16.906

14.586

14.586

16.496

15.753

15.753

12.690

16.390

16.390

16.390

3.2. Kinh phí đầu tư phát triển
KH&CN giai đoạn 2016-2020

Đvt:
triệu đồng

Tên chủ đầu tư

2016

2017

2018

2019

2020

KP TW giao

UBND phê duyệt

Thực hiện

KP TW giao

UBND phê duyệt

Thực hiện

KP TW giao

UBND phê duyệt

Thực hiện

KP TW giao

UBND phê duyệt

Thực hiện

KP TW giao

UBND phê duyệt

Dự kiến thực hiện

Tổng số

13.217

8.900

3.984

 

2.535

2.535

 

11.000

11.000

 

17.620

17.607

 

25.000

25.000

Sở Khoa học
và Công nghệ tỉnh Kon Tum

13.217

8.900

3.984

 

2.535

2.535

 

 

 

 

2.620

2.607

 

10.000

10.000

UBND huyện
Kon Plông, tỉnh Kon Tum

 

 

 

 

 

 

 

11.000

11.000

 

15.000

15.000

 

15.000

15.000

 

PHỤ LỤC 8

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN DỰ KIẾN BAN HÀNH
GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 4485/KH-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)

STT

Trích
yếu nội dung văn bản

Thẩm
quyền ban hành

Đơn
vị chủ trì/ phối hợp

1

Về việc phê duyệt Dự án “Nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa
bàn tỉnh Kon Tum” giai đoạn đến năm 2030

UBND
tỉnh

Sở
KH&CN

2

Quy chế phối hợp giữa các cơ quan
hành chính Nhà nước, các cơ quan Tư pháp trên địa bàn tỉnh trong việc bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ

UBND
tỉnh

Chủ trì: Sở KH&CN

Phối hợp: Sở Tư pháp và các đơn vị
có liên quan

3

Chương trình phát triển tài sản trí
tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025

UBND
tỉnh

Chủ trì: Sở KH&CN

Phối hợp: Các đơn vị có liên quan

4

Kế hoạch triển khai hoạt động ứng
phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025

UBND
tỉnh

Chủ trì: Sở KH&CN

Phối hợp: Các đơn vị có liên quan

5

Chương trình ứng dụng KH&CN hỗ
trợ phát triển các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

UBND
tỉnh

Chủ trì: Sở KH&CN

Phối hợp: Các đơn vị có liên quan

 

PHỤ LỤC 4

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KH&CN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 4485/KH-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)

TT

Mục tiêu giai đoạn 2016-2020

Kết
quả thực hiện

1

Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước
về KH&CN từ tỉnh đến huyện, thành phố; 100% cán bộ quản lý KH&CN được
bồi dưỡng, chuẩn hoá theo quy định.

– Bộ máy quản lý Nhà nước đã được
hoàn thiện (tổ chức sáp nhập các Phòng chuyên môn);

– Cán bộ KH&CN hàng năm đều được
bồi dưỡng, chuẩn hóa nghiệp vụ quản lý về KH&CN (cấp tỉnh, huyện).

2

Tỷ lệ các đề tài nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ từ ngân sách được ứng dụng có hiệu quả vào thực tiễn
sản xuất đạt 60%. Phấn đấu thương mại hóa 23 kết quả nghiên cứu.

– Kết quả các đề tài, dự án sau khi
nghiệm thu đã được các đơn vị tiếp nhận để ứng dụng trong thực tiễn sản xuất
và đời sống. Có khoảng 70% các đề tài, dự án trong các lĩnh vực nông nghiệp,
khoa học kỹ thuật và công nghệ và một số đề tài trong lĩnh vực KHXH&NV được
triển khai ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất và đời sống.

– Đã giao quyền sử dụng kết quả
nghiên cứu 3 đề tài, dự án để thương mại sản phẩm sau nghiên cứu.

3

Hàng năm hỗ trợ trực tiếp ít nhất 2
doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển CNC để nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm.

– Nhiệm vụ cấp tỉnh: có 7 đề tài/dự
án hỗ trợ 9 doanh nghiệp.

– Nhiệm vụ cấp Bộ: 4 dự án, hỗ trợ
trực tiếp cho 4 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

(Bình quân: hỗ trợ >2 doanh nghiệp
mỗi năm).

4

Xây dựng được 2-3 sản phẩm mang
thương hiệu, địa danh của tỉnh đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi
thế cạnh tranh của tỉnh.

– Xây dựng và đã đăng bảo hộ 02 Chỉ
dẫn địa lý (Sâm Ngọc Linh và cà phê Đăk Hà);

– Đăng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận
cho 22 sản phẩm huyện Kon Plông: Rau xứ lạnh Măng Đen, Củ xứ lạnh Măng Đen,
Sâm dây Măng Đen, Sâm đương quy Măng Đen, Nấm xứ lạnh Măng Đen, Cá tầm Măng
Đen,..

– Đang triển khai xây dựng nhãn hiệu
chứng nhận cho các sản phẩm: Sâm Ngọc Linh và các dược liệu (Đảng sâm, Đương
quy, ngũ vị tử,…)

5

Nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm
vụ KH&CN cấp tỉnh thông qua việc thực hiện cơ chế đặt hàng, cơ chế khoán
chi đến sản phẩm cuối cùng và cấp phát kinh phí theo cơ chế quỹ.

– UBND tỉnh chỉ đạo định hướng đề
xuất đặt hàng năm; các nhiệm vụ đều do các Sở, ban ngành, địa phương, doanh
nghiệp đặt hàng, gắn với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của các địa
phương, của tỉnh.

– Thực hiện cơ chế khoán chi theo
quy định. Hiện chưa thực hiện cơ chế cấp phát kinh phí theo cơ chế quỹ KH&CN.

6

Nâng cao hiệu quả của các tổ chức
KH&CN, hoàn thành việc chuyển đổi tổ chức KH&CN công lập sang hoạt động
theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Quyết định số 1332/QĐ-UBND ngày
29/11/2018 của UBND tỉnh về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
tài chính cho Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN tỉnh Kon
Tum trực thuộc Sở KH&CN. Trung tâm là tổ chức tự đảm bảo một phần chi thường
xuyên.

7

Phấn đấu có 3-5 doanh nghiệp
KH&CN được thành lập.

Có 04 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng
nhận Doanh nghiệp kH&Cn

8

Đảm bảo 100% các kết quả nghiên cứu
khoa học cấp tỉnh được đăng ký và lưu trữ trên hệ thống thông tin KH&CN.

Các kết quả sau khi được Hội đồng
nghiệm thu, đánh giá mức đạt, 100% các đề tài, dự án được triển khai đăng ký
lưu giữ theo theo quy định

9

Xây dựng 1-2 tổ chức KH&CN có
mô hình tiên tiến so với trong nước.

Đã đầu tư tăng cường tiềm lực đối với
Trại thực nghiệm huyện Kon Plông (nay Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp CNC);
đầu tư tăng cường tiềm lực đối với Trung tâm NC, ƯD&DV KH&CN; dự án
nâng cao năng lực ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp tại thành phố Kon
Tum (đang triển khai). Nhìn chung, cơ bản đáp ứng được trong công tác nghiên
cứu, chuyển giao ứng dụng trong một số lĩnh vực: nuôi cấy mô tế bào, sản xuất
chế phẩm sinh học, nuôi trồng nấm dược liệu,.. Tuy nhiên, việc đầu tư còn thiếu
đồng bộ, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu.

 

PHỤ LỤC 5

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, NHIỆM VỤ KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ƯU TIÊN TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 4485/KH-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)

STT

Tên
nhiệm vụ

Ghi
chú

I

Xây dựng và triển khai các
chương trình KH&CN

 

1

Chương trình ứng dụng KH&CN hỗ trợ
phát triển các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Sở
KH&CN phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện

 

Mục tiêu: Ứng dụng, đổi mới công nghệ trong sản xuất, chế biến nhằm nâng cao sức
cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

2

Chương trình Nâng cao năng suất chất
lượng.

 

Mục tiêu: Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp
vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum” giai đoạn đến năm 2030.

3

Chương trình phát triển tài sản trí
tuệ.

 

Mục tiêu: Xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu cho một số sản phẩm nông
nghiệp và làng nghề của tỉnh Kon Tum.

II

Các nhiệm vụ KH&CN ưu tiên

 

A. Lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật
và công nghệ

 

1

Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành tài
nguyên và môi trường tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025

Ngành
TN&MT triển khai

2

Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu và phần mềm
quản lý dữ liệu tài nguyên đất nông nghiệp phục vụ công tác quản lý và quy hoạch
phát triển kinh tế của tỉnh Kon Tum

Nt

B. Lĩnh vực: Khoa học y, dược

 

3

Ứng dụng CNSH trong việc xác định
các vi sinh vật gây bệnh hỗ trợ cho công tác chẩn đoán, điều trị các bệnh
truyền nhiễm và phòng chống dịch bệnh.

Ngành
Y tế triển khai

4

Ứng dụng các thành tựu KH&CN mới,
hiện đại trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế,
nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ y tế.

Nt

5

Ứng dụng KH&CN trong phát hiện,
kiểm soát các bệnh dịch nguy hiểm, quản lý và điều trị các bệnh mạn tính, bệnh
không lây nhiễm.

Nt

6

Nghiên cứu, ứng dụng các phương
pháp điều trị bệnh kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền.

Nt

7

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ
thông tin và các công nghệ tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người
bệnh và công tác quản lý tại các cơ sở y tế

Nt

8

Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm
(thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng) từ nguồn dược liệu của tỉnh.

Sở
KH&CN phối hợp các đơn vị triển khai

9

Xây dựng quy trình công nghệ chiết
xuất các dược liệu (Đảng sâm, Sâm Ngọc Linh, nấm dược liệu…) ứng dụng trong
sản xuất thực phẩm chức năng, thức uống bổ dưỡng,…

C. Lĩnh vực: Khoa học nông nghiệp

 

10

Điều tra, thu thập và nghiên cứu bảo
tồn, khai thác và phát triển các nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi bản địa,
quý hiếm của tỉnh (giáng hương, trắc, cá niên, bò tót…)

– Ngành NN&PTNT;

– Sở KH&CN và các đơn vị liên
quan phối hợp triển khai

11

Nghiên cứu, chọn tạo một số giống cây
trồng, vật nuôi có có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.

12

Nghiên cứu, hoàn thiện các quy
trình công nghệ sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông
nghiệp, dược liệu của tỉnh (sâm Ngọc Linh, Đẳng sâm, Lan Kim tuyến; Cà phê,
cao su,..; Bò, dê,..; các loại thủy sản nước ngọt,..).

13

Chuyển giao, ứng dụng một số công
nghệ chủ chốt của CCM lần thứ tư trong lĩnh vực nông nghiệp nông nghiệp

14

Nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng
các tiến bộ KH&CN sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản nước ngọt
theo hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia, quốc tế để nâng cao chất lượng
sản phẩm, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

15

Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ
KH&CN phát triển các mô hình trồng cây dược liệu, chăn nuôi,… dưới tán
rừng, gắn với việc khoanh nuôi tái sinh rừng, tạo sinh kế cho người dân.

16

Nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến
bộ KH&CN xây dựng và phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đạt chứng
nhận tiêu chuẩn hữu cơ

D. Lĩnh vực: Công nghệ sinh học

 

17

Chuyển giao, đổi mới công nghệ
trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức
cạnh tranh của các sản phẩm của doanh nghiệp:

+ Công nghệ sản xuất, bảo quản chế biến
các loại dược liệu (sâm Ngọc Linh, Đẳng sâm, Ngũ vị tử, Đương quy,..

+ Công nghệ sản xuất, chế biến các
sản phẩm: cà phê, cao su, mía, sắn..

+ Công nghệ sản xuất, sơ chế, bảo
quản và chế biến gia súc, gia cầm.

+ Công nghệ sản xuất, sơ chế, chế
biến các sản phẩm thủy sản nước ngọt.

+ Công nghệ sản xuất các sản phẩm
nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh của tỉnh.

– Ngành Công Thương;

– Ngành NN&PTNT;

– Sở KH&CN phối hợp với các đơn
vị có liên quan triển khai

18

Chuyển giao CNSH trong lĩnh vực trồng
trọt:

+ Chọn tạo và sản xuất giống cây trồng
(các giống dược liệu; rau, hoa; giống cây ăn quả; cà phê, các loại cây lương
thực khác…).

+ Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
sinh học;

+ Sản xuất chế phẩm sinh học, phân
bón sinh học, giá thể hữu cơ;

+ Sản phẩm kích thích quá trình
sinh trưởng và phát triển của cây trồng;

+ Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu.

– Ngành NN&PTNT;

– Sở KH&CN phối hợp với các đơn
vị có liên quan triển khai

19

Chuyển giao CNSH trong lĩnh vực
chăn nuôi, thủy sản:

+ Chọn tạo và sản xuất giống gia súc,
gia cầm, thủy sản nước ngọt.

+ Các chế phẩm sinh học sử dụng
trong xử lý môi trường chăn nuôi gia súc, gia cầm; xử lý môi trường nuôi trồng
thủy sản;

+ Sản xuất thức ăn gia súc, nuôi trồng
thủy sản; kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật
nuôi; sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi,…) sinh trưởng
phục vụ trong sản xuất nông nghiệp.

– Ngành NN&PTNT

– Sở KH&CN phối hợp với các đơn
vị có liên quan triển khai

 

PHỤ LỤC 6

DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021
– 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 4485/KH-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)

Đơn vị
tính: Triệu đồng

TT

Nội
dung

Kinh
phí thực hiện năm 2020

Kinh
phí dự kiế
n năm

2021

2022

2023

2024

2025

1

Chi nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh

7.000

7.500

8.250

9.075

9.982

10.980

2

Chi nhiệm vụ thường xuyên theo chức
năng

1.850

2.030

2.233

2.456

2.701

2.970

2

Hoạt động Tiêu chuẩn-Đo lường- Chất
lượng

530

500

550

605

665

732

3

Sở hữu trí tuệ

1.200

700

770

847

931

1.025

4

An toàn bức xạ và hạt nhân

15

150

165

184

200

220

5

Đào tạo, tập huấn

200

200

220

242

266

290

6

Thanh tra Kh&CN

75

50

55

60

66

73

7

Hợp tác quốc tế

300

200

220

242

266

292

8

Chi Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp
và ĐMST tỉnh Kon Tum giai đoạn 2019-2025

400

300

330

363

400

440

9

Chi quản lý nhiệm vụ KH&CN

350

350

385

423

465

519

10

Chi hoạt động KH&CN cấp huyện

1.500

1.500

1.650

1.815

2.000

2.196

11

Chi tăng cường tiềm lực, chống xuống
cấp

495

400

485

528

580

600

12

Chi khác (bao gồm tiết kiệm 10%)

2.025

3.620

3.982

4.380

4.818

5.343

13

Chi hỗ trợ hoạt hoạt động của Liên
hiệp các Hội KHKT tỉnh

450

450

450

500

550

600

Tổng
cộng

16.390

17.950

19.745

21.720

23.890

26.280

 

PHỤ LỤC 7

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm, theo Kế hoạch số: 4485/KH-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)

Đơn vị:
Triệu đồng

Số
TT

Tên
Dự án

Căn
cứ pháp lý (QĐ phê duyệt)

Chủ
đầu tư

Địa
điểm xây dựng

Thời
gian thực hiện

Kinh
phí

Khởi
công

Hoàn
thành

Tổng
vốn đầu tư được duyệt/ dự kiến

Kinh
phí được phân bổ lũy kế hết năm 2020

Kế
hoạch vốn năm

2021

2022

2023

2024

2025

I

Dự án chuyển tiếp

25.000

10.000

15.000

 

 

 

 

1

Dự án: Nâng cao năng lực ứng dụng
CNC trong sản xuất nông nghiệp tại thành phố Kon Tum.

Quyết định số 1139/QĐ- UBND ngày
17/10/2019

Sở
Khoa học và Công nghệ

Thành
phố Kon Tum

2020

2021

25.000

10.000

15.000

 

 

 

 

II

Dự án mới

38.000

 

10.000

8.000

10.000

10.000

 

1

Dự án: Nâng cao năng lực kiểm định,
hiệu chuẩn thiết bị lĩnh vực y tế và một số lĩnh vực khác tại Trung tâm
Nghiên cứu, ứng dụng và dịch vụ khoa học và công nghệ tỉnh Kon Tum

 

Sở
Khoa học và Công nghệ

Thành
phố Kon Tum

2021

2022

18.000

 

10.000

8.000

 

 

 

2

Dự án: Đầu tư tăng cường tiềm lực
cho phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học tại Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng
và dịch vụ khoa học và công nghệ tỉnh Kon Tum

 

Sở
Khoa học và Công nghệ

Thành
phố Kon Tum

2023

2024

20.000

 

 

 

10.000

10.000

 

 


1
– Kế hoạch số 30-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận
số 06-KL/TW ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp
tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư khóa
IX về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ CNH, HĐH đất nước.

– Công văn số 873-CV/TU ngày 17 tháng
10 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Kết luận số
50-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát triển
khoa học và công nghệ.

– Kế hoạch số 2903/KH-UBND ngày 27
tháng 10 năm 2017 của UBND tỉnh về triển khai Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0; Kế hoạch số
2039/KH-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị
quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ và Kế hoạch số 123-
KH/TU ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết
số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương
chính sách, chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ tư.

– Quyết định số 398/QĐ-UBND ngày 5
tháng 6 năm 2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon
Tum” giai đoạn 2013 – 2016, định hướng đến năm 2020; Kế hoạch số 1326/KH-UBND
ngày 22 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh về việc thực hiện Dự án “Nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn
tỉnh Kon Tum” giai đoạn 2017 – 2020.

– Quyết định số 414/QĐ-UBND ngày 17
tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh
Kon Tum giai đoạn 2017 – 2020; Kế hoạch số 2763/KH-UBND ngày 21 tháng 10 năm
2019 của UBND tỉnh về “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tỉnh Kon Tum giai
đoạn 2019 – 2025”.

– Kế hoạch số 1587/KH-UBND ngày 08
tháng 05 năm 2020 của UBND tỉnh về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và
công nghệ trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025.

– Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 19
tháng 6 năm 2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản
trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 1067/QĐ-UBND ngày 05
tháng 10 năm 2019 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí
tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020 (thay thế Quyết định số 554/QĐ-UBND); Kế
hoạch số 946/KH-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2020 của UBND tỉnh triển khai thực hiện
Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030.

2
Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2018 của UBND tỉnh
về việc ban hành Quy định quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở sử dụng
ngân sách nhà nước tỉnh Kon Tum.

3
– Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2016 của UBND
tỉnh về việc ban hành định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí
đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon
Tum.

– Nghị quyết số 57/NQ-HĐND ngày 10
tháng 12 năm 2019 của HĐND tỉnh quy định nội dung và mức chi thực hiện Đề án “Hỗ
trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Kon
Tum.

– Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND của
HĐBD tỉnh quy định nội dung và mức chi thực hiện Chương trình phát triển tài sản
trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017 – 2020.

– Quyết định số 398/QĐ-UBND ngày 05
tháng 6 năm 2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon
Tum” giai đoạn 2013-2016, định hướng đến năm 2020.

– Kế hoạch số 1326/KH-UBND ngày 22
tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh về việc thực hiện Dự án “Nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon
Tum” giai đoạn 2017 – 2020.

4
Thông tư số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2015 của
Bộ KH&CN – Bộ Tài chính quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử
dụng ngân sách nhà nước.

5
Có 06 dự án xây dựng sản phẩm quốc gia Sâm Ngọc Linh đã được Bộ
KH&CN phê duyệt hỗ trợ kinh phí triển khai trên địa bàn tỉnh với tổng kinh
phí thực hiện khoảng 100 tỷ đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ từ ngân sách hỗ trợ
30%; doanh nghiệp đối ứng 70%); 03 dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi
(chuyển giao công nghệ chế biến dược liệu) huy động >10 tỷ đồng.

6
Thông qua việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, quỹ
phát triển KH&CN của tỉnh đã thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư vốn
cho trên 20 đề tài, dự án nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ trong sản
xuất, chế biến dược liệu, sản xuất rau hoa với tổng số vốn ước đạt khoảng 10 tỷ
đồng.

7
Nghị quyết số 64/2016/NQ-HĐND ngày 19 tháng 8 năm 2016 của HĐND tỉnh
về Đề án phát triển NNƯDCNC gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số
39/2017/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2017; Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày
18 tháng 7 năm 2019 của HĐND tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị
quyết số 64/2016/NQ-HĐND.

8
Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh.

9
Quyết định số 4025/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ
KH&CN.

10
(1) Hoàn thiện các giải pháp trong sản xuất cây giống từ hạt và
trồng sâm Ngọc Linh ở quy mô công nghiệp; (2) Hoàn thiện quy trình sản xuất cây
giống Sâm Ngọc Linh trong vườn ươm thông minh phục vụ sản xuất tại tỉnh Kon
Tum; (3) Hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật, thu hoạch, sơ
chế, bảo quản Sâm Ngọc Linh ở quy mô công nghiệp.

11
(1) Sản xuất thử nghiệm giống và dược liệu từ nguồn gen Đảng sâm
(Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.) tại tỉnh Kon Tum; (2) Xây dựng mô hình
nhân giống, trồng và sơ chế biến Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum.) và Độc
hoạt (Angelica pubescens Ait.) theo GACP nhằm tạo vùng nguyên liệu cho sản xuất
thuốc tại tỉnh Kon Tum; (3) Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình trồng và chế biến
các sản phẩm từ sa nhân tím, ngũ vị tử, đảng sâm đạt tiêu chuẩn GACP-WHO tại
huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum; (4) Ứng dụng công nghệ vi sinh đa chức năng sản
xuất phân hữu cơ vi sinh POLYFA từ than bùn và phụ phế phẩm nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Kon Tum; (5) Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình trồng và chế
biến cây dược liệu đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba (Sieb.et.Zucc)
Kitagawa.) và đan sâm (Salvia miltiorrhizaBunge.) đạt tiêu chuẩn GACP tại huyện
Kon Plông, tỉnh Kon Tum; (6) Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô
hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus)
trong ao và lồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo hướng liên kết chuỗi giá trị.

12
Sản xuất các giống cây trồng (chuối, các loại lan rừng, trúc
phật bà, lan Giả hạc,..)
, các loại giống dược liệu (Sâm dây, lan Kim tuyến,
Đương quy, Thạch hộc tía, Ba kích…)
; chọn lọc được các giống rau, hoa, quả;
các giống lúa chất lượng cao RVT, HT9; các giống mía K95-156, Suphanburi,
K88-92, LK92-11; các giống cà phê chè TN1, TN2, F5TN1; giống cà phê RT4 trong
tái canh vườn cà phê vối; giống chim Trĩ đỏ; một số giống cá nước ngọt có giá
trị kinh tế cao như: cá lăng nha, cá thác lát cườm, cá chẽm…;. đã xác định cơ
cấu cây trồng (Ngô nếp, giống đậu đỗ, giống sắn mới,..) để bố trí cơ cấu
mùa vụ trên đất lúa thiếu nước và vùng có nguy cơ hạn hán; các mô hình chuyển
giao, ứng dụng: mô hình trồng Đảng sâm, Lan Kim tuyến, Giảo cổ lam, độc hoạt,
lúa chất lượng cao, thâm canh mía; mô hình nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Se
San; mô hình sản xuất giá thể hữu cơ,…

13
02 tổ chức mới thành lập: Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng
dụng và chuyển giao công nghệ (thuộc Trường Đại học Cần Thơ); Trung tâm Thực
nghiệm và Cung ứng dịch vụ (thuộc trường Cao đẳng Cộng đồng); 01 tổ chức sáp nhập:
Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN (trực thuộc Sở KH&CN).

14
(1) Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN (trực thuộc
Sở KH&CN); (2) Trung tâm Thực nghiệm và Cung ứng dịch vụ (thuộc trường Cao
đẳng Cộng đồng).

15
Công ty Cao su Kon Tum đã trích lập quỹ phát triển KH&CN với
số vốn ban đầu 27 tỷ đồng; toàn tỉnh có 06 Phòng thí nghiệm nuôi cấy mô, trong
đó có 03 phòng thí nghiệm nuôi cấy mô do tư nhân đầu tư,…

16
Gồm: (1) Dự án Choap Choap – Snack nấm đầu tiên tại Việt Nam; (2)
Nông trại hữu cơ Nico Nico Yasai Măng Đen; (3) ứng dụng nông nghiệp CNC vào bảo
tồn và phát triển lan rừng gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum; (4) Khởi
nghiệp cùng mô hình kinh tế trang trại khép kín theo hướng hữu cơ sinh học; (5)
Mô hình kinh doanh café English; (6) Nông trại hữu cơ rau thủy canh và không
gian xanh Kon Tum; (6) Nuôi Gà Đồi bằng dược liệu; (7) Kora Kora – Nhà sản xuất
thực phẩm từ dược liệu; (8) Chế biến dược liệu rừng, trồng đẳng sâm CNC và sản
xuất chế phẩm công nghiệp từ đẳng sâm; (10) Măng đen Farmstay, phương thức thu
hút nguồn nhân lực trẻ phát triển nông nghiệp và du lịch tại Măng Đen; (11) Dự
án sản xuất và nuôi trồng tổng hợp; (12) Nuôi thủy sản nước ngọt.

17
Kế hoạch số 2217/KH-UBND ngày 26/8/2019 của UBND tỉnh.

18
Quyết định số 735/QĐ-UBND ngày 16/7/2019 của UBND tỉnh về việc điều
chỉnh vốn điều lệ Quỹ phát triển KH&CN tỉnh Kon Tum

19
(1) Dự án sản xuất gạch không nung theo công nghệ Polyme khoáng tổng
hợp của Công ty cổ phần Tân Hưng, vốn vay 500 triệu đồng đã hoàn trả vốn. (2) Dự
án sản xuất hoa Lily thương phẩm phục vụ Tết nguyên đán Bính Thân 2016 của Hợp
tác xã thanh niên Măng Đen, vốn vay 300 triệu đồng đã hoàn trả vốn. (3) Dự án:
Sản xuất một số loài hoa lan có giá trị cao tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum của
Trung tâm Ứng tiến bộ KH&CN, vốn vay 200 triệu đã hoàn trả vốn. (4) Dự án: Ứng
dụng CNC trong sản xuất cây lan Kim tuyến tại huyện Kon Plông, vốn vay 500 triệu
đồng (đang thực hiện).

20
Số người có trình độ Thạc sỹ và nghiên cứu viên chính trở lên trong
lĩnh vực khoa học-công nghệ tăng từ 12 người lên 17 người năm 2020 (trong
đó, có 01 tiến sỹ, 07 thạc sỹ (năm 2015 có 06 thạc sĩ)).

21
Thực hiện Kế hoạch số 946/KH-UBND ngày 26/3/2020 của UBND tỉnh
triển khai thực hiện Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Thủ
tướng Chính phủ.

22
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và dịch vụ KH&CN thuộc Sở
KH&CN, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp CNC thuộc Ban quản lý
Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen, Trường Cao đẳng cộng đồng,..

23
Thông tư số 29/2014/TTLT-BKHCN-BnV ngày 15 tháng 10 năm 2014 của
liên Bộ KH&cN và Bộ Nội vụ.

24
Quyết định số 1298/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh.