KINH NGHIỆM thoát hiểm nhà cao tầng khi xảy ra SỰ CỐ cháy nổ

Hỏa hoạn, cháy nổ là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất khi sống ở các tòa nhà cao tầng, chung cư. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân và những người xung quanh, bạn cần phải trang bị cho mình những kỹ năng thoát hiểm khi cháy nhà cao tầng. Còn chần chờ gì nữa mà không đọc ngay bài biết sau của Hakawa Nhật Bản để hiểu thêm về các kỹ năng này.

Xử lý sự cố xảy ra tại nhà cao tầng

Xử lý sự cố trước thoát hiểm xảy ra tại nhà cao tầng

1. Những kỹ năng thoát hiểm khi cháy nhà cao tầng cần lưu ý

1.1. Xử lý sự cố trước khi thoát hiểm

Ngay khi phát hiện ra đám cháy, bạn cần phải thật bình tĩnh, nhanh chóng tìm ra nguồn gốc của đám cháy, định hình các việc cần là để xử lý đám cháy và thoát hiểm an toàn. Cụ thể, bạn nên làm một số việc sau để cô lập vùng cháy: liên hệ với lực lượng phòng cháy chữa cháy, cung cấp đầy đủ, chính xác vị trí, diễn biến đám cháy, ngắt hết các thiết bị điện trong nhà, sơ tán mọi người đến nơi an toàn, di chuyển các vật dụng dễ bốc cháy ra xa,…

1.2 Xác định lối thoát hiểm an toàn

Muốn thoát hiểm ở các tòa nhà cao tầng, bạn cần phải xác định được vị trí cầu thang bộ gần nhất. Có thể là cầu thang bộ bên trong tòa nhà ( lối vào buồng thang có cửa tự động đóng kín) hoặc các cầu thang bộ hở đặt phía ngoài tòa nhà (thường là cầu thang sắt). Tuyệt đối không dùng thang máy để thoát nạn, bởi vì hệ thống điện có thể bị mất đột ngột và thang sẽ dừng lại ở vị trí bất kỳ. Khi đó, người bị nạn rất dễ bị kẹt lại bên trong và dễ bị ngọn lửa tác động, hít phải khói, khi độc dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn.

Xác định lối thoát hiểm an toàn

Xác định lối thoát hiểm an toàn

1.3 Kỹ năng di chuyển khi thoát hiểm

Ở cửa thoát hiểm  của các tòa nhà cao tầng thường có biển chỉ dẫn ký hiệu “EXIT”, người bị nạn di chuyển theo hướng mũi tên chỉ dẫn dọc hành lang để nhanh chóng di chuyển đến cửa thoát hiểm gần nhất.  Trên đường di chuyển, cần hô hoán thật to, thông báo cho những người xung quanh và nhấn nút báo cháy khẩn cấp để mọi người biết đến sự cố cháy, kịp thời thoát nạn. Trong quá trình thoát nạn, mọi người không nên hoảng loạn, chen lấn, xô đẩy lẫn nhau mà phải tương trợ lẫn nhau để cùng thoát khỏi hiểm nguy. Đặc biệt, người già, trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng cần được chú ý và giúp đỡ nhiều nhất.

1.4 Chuẩn bị sẵn các thiết cần dùng khi có sự cố

1.4.1 Bình chữa cháy

Nhắc đến phòng cháy chữa cháy, không thể nào không kể đến bình chữa cháy. Bình chữa cháy thường được bố trí tại các khu vực có nguy cơ xảy ra cháy.. Các bình được đặt ngay ngắn trên tường,  mỗi vị trí thường thường có bình bột MFZ8, bình CO2. Cách sử dụng vô cùng đơn giản, chỉ cần bấm nút phía trên bình và phun trực tiếp vào đám cháy là đã có thể dập tắt đám cháy. Đây là dụng cụ hữu ích nhất, kịp thời “khống chế” đám cháy, ngăn chặn nó lây lan ra diện rộng.

Chuẩn bị bình chữa cháy trong nhà

Chuẩn bị bình chữa cháy trong nhà

1.4.2 Bộ dây và thang thoát hiểm

Đối với các gia đình sinh sống tại các tòa nhà cao tầng, hay trong khu chung cư, việc chuẩn bị sẵn bộ dây và thang thoát hiểm là điều cần thiết. Trong trường hợp đặc biệt nguy hiểm, các lối thoát đã bị lửa bao vây, bạn có thể dùng để di chuyển từ phía bạn công nhà mình xuống mặt đất. Khi mua bộ dây và thang thoát hiểm cần chú ý lựa chọn sản phẩm chất lượng, chịu được trọng lượng cao để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và gia đình mình.

>>> Thoát hiểm nhà cao tầng rất cần thiết phải có thang dây, thang nhôm thoát hiểm chống cháy và các loại dụng cụ hỗ trợ, tận dụng trong mọi hoàn cảnh. Hãy linh động, ứng dụng thật tốt và di chuyển tới vùng an toàn.

Chuẩn bị thang thoát hiểm sẵn trong nhà

Chuẩn bị thang thoát hiểm sẵn trong nhà

1.4.3 Mặt nạ phòng độc

Thực tế ghi nhận, những trường hợp tử vong do kẹt lại trong đám cháy nguyên nhân không đến từ lửa hay sức nóng mà đều do khói, bụi, các chất độc hại có trong không khí. Vì vậy, việc chuẩn bị sẵn mặt nạ phòng độc sẽ giúp bạn giảm nguy cơ tử vong rất cao. Khi phát hiện ra cháy nổ ở trong nhà cao tầng, khói đã tràn lan khắp nơi, bạn cần nhanh chóng sử dụng mặt nạ phòng độc để di chuyển qua đám cháy, tới nơi có an toàn để chờ hỗ trợ. Trong một số đám cháy còn xuất hiện nhiều loại khí độc, nếu đeo mặt nạ kịp thời sẽ giúp chúng ta phòng tránh các bệnh về đường hô hấp sau này.

Chuẩn bị mặt nạ phòng độc

Chuẩn bị mặt nạ phòng độc

1.4.4 Chăn mền

Khi có hỏa hoạn xảy ra chăn mền trở thành một thiết bị phòng cháy chữa cháy vô cùng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng chăn trùm kín lên đám cháy nhỏ, ngăn cho không khí tiếp xúc với lửa, đám cháy sẽ tự tắt dần. Đối với đám cháy quá lớn không có khả năng dập tắt, hãy dùng chăn thấm ướt đẫm nước rồi quấn lên người để hạn chế tối đa tác động của lửa lên cơ thể. Bạn cũng có thể làm ướt chăn và áp sát lên mũi để tránh tình trạng ngạt khó, nhiễm khí độc.

2. Hướng dẫn thoát hiểm nhà cao tầng an toàn khi xảy ra sự cố cháy nổ

2.1 Tuyệt đối không sử dụng thang máy

Thang máy hoạt động được dựa vào nguồn điện. Nhưng khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra, hệ thống dây điện trong tòa nhà sẽ bị bén lửa, gây nên hiện tượng đứt dây điện, chập mạch. Điều này làm cho thang máy có thể bị dừng lại đột ngột hoặc rơi tự do từ trên cao xuống. Người bị nạn sẽ bị mắc kẹt phía bên trong, dẫn đến ngạt khí, ngộ độc khí mà tử vong. Vậy nên, tuyệt đối không sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn ở các tòa nhà cao tầng.

>>> Có thể bạn cũng sẽ cần thiết xem thêm cách sử dụng thang nhôm thoát hiểm trong trường hợp thoát hiểm đám cháy. Xem ngay!

2.2 Sử dụng vải ướt để thoát khỏi hỏa hoạn

Theo các chuyên gia của Hiệp hội Chống hỏa hoạn Quốc gia Mỹ (NFPA), nguyên tắc đầu tiên để thoát khỏi đám cháy là dùng một chiếc khăn hoặc miếng vải ướt để che mũi và miệng. Trong quá trình đó, bạn hãy chú ý thở bằng mũi để tránh làm bỏng đường hô hấp. Chiếc khăn ướt tuy nhỏ bé nhưng có thể ngăn được một phần khói và khí độc xâm nhập vào cơ thể và hạn chế phần nào sự tiếp xúc với các hạt bồ hóng, muội, các thành phần hữu cơ chưa cháy hết.

Sử dụng khăn và chăn ướt thoát hiểm

Sử dụng khăn và chăn ướt thoát hiểm

2.3 Kiểm tra nhiệt độ cánh cửa trước khi mở

Việc đầu tiên chúng ta thường làm khi phát hiện có cháy hoặc nghe tiếng chuông báo động là mở cửa để chạy thoát nạn. Thế nhưng, nếu mở cửa phòng đột ngột có thể gặp nguy hiểm do lửa từ ngoài tạt vào. Chính vì vậy, trước khi mở cửa bạn cần quan sát xung xung quanh các khe của cánh cửa xem có thấy ánh lửa hay có khói lọt qua các khe cửa hay không. Nếu thấy có ánh lửa phía sau cửa và có khói lọt qua các khe thì tuyệt đối không mở cửa một cách đột ngột. Nếu không nhìn thấy khói, lửa hãy tiến hành kiểm tra nhiệt độ của cánh cửa, hoặc tay nắm khóa cửa (sử dụng phần lưng của các đốt ngón tay hoặc mu bàn tay để kiểm tra). Nếu cánh cửa hoặc tay nắm của cửa nóng hoặc rất ấm thì không được mở cửa đột ngột.

2.4 Sử dụng thang thoát hiểm nhà cao tầng

Khi xảy ra hỏa hoạn lớn, các lối thoát hiểm, cầu thang không còn sử dụng được nữa thì thang dây thoát hiểm chính là “cứu tinh”. Bạn cần nhanh chóng di chuyển đến cửa sổ, ban công và sử dụng thang dây thoát hiểm. Cách sử dụng như sau:

  • Chọn vị trí cài móc và thả thang dây thoát hiểm an toàn, không bị vướng vào chướng ngại vật khi leo xuống
  • Tiếp đó, cố định chặt dây móc của thang vào cột, ban công, lan can hay bất kỳ vật nào đó đảm bảo an toàn.
  • Xoay thang dây sao cho  phần chân chống hướng vào mặt phẳng vách tường, đảm bảo người bị nạn có thể bước xuống một cách nhanh và dễ dàng nhất.
  • Từ từ leo xuống thang dây và tiếp đất an toàn

>>> Thường khi xảy ra sự cố, thang nhôm chống cháy sẽ có tác dụng giúp bạn đi qua đám cháy, hay thoát khỏi đám cháy nhanh và di chuyển tới vùng an toàn. Cùng xem các loại thang nhôm rút và lựa chọn ngay một chiếc thang dự phòng tốt nhất cho gia đình bạn.

3. Những lưu ý khi thoát hiểm cháy nhà cao tầng

3.1 Tuyệt đối giữ bình tĩnh

Bình tĩnh là một trong những yếu tố giúp chúng ta đủ sáng suốt, minh mẫn để thoát khỏi đám cháy hiệu quả nhất. Sau khi phát hiện có cháy nổ, bạn nên gọi liền đến tổng đài 114, gọi bó cho ban quản lý tòa nhà và nhấn nút báo cháy gần nhất nhằm thông báo cho tất cả mọi người. Nếu đám cháy nhỏ, bạn có thể dùng bình cứu hỏa trực tiếp dập tắt ngay tại chỗ. Tránh tình trạng hoảng loạn, kích động, mất bình tĩnh dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Tuyệt đối giữ bình tĩnh và đợi cứu hỏa khi không thể thoát hiểm

Tuyệt đối giữ bình tĩnh và đợi cứu hỏa khi không thể thoát hiểm

3.2. Giữ liên lạc với người xung quanh nơi nhà cao tầng xảy ra sự cố

Trong lúc hỏa hoạn xảy ra, trình trạng hỗn loạn, lo sợ, chen lấn là điều có tránh khỏi. Bạn cần giữ liên lạc với những người xung quanh để có thể ứng kịp kịp thời cũng như giúp  đỡ lẫn nhau trong lúc di chuyển.

3.3 Không chen lấn dẫm đạp

Chen lấn, dẫm đạp lên nhau là điều thường thấy khi thoát hiểm cháy nổ ở các tòa nhà cao tầng. Tuy nhiên, việc chen lấn này không làm chúng ta di chuyển nhanh hơn. Nó khiến cục diện trở nên hỗn độn, nhiều người bị chèn ép, dẫm đạp, những người bị ngã xuống vô trình trở thành vật cản  đường. Hậu quả là chúng ta di chuyển chậm chạp, nặng nề hơn, mất nhiều thời gian, công sức hơn.

3.4 Dập điện trước khi thoát hiểm

Ngắt cầu dao điện, ngắt aptomat là một trong những biện pháp cô lập vùng cháy đơn giản và an toàn nhất. Việc làm này ngăn chặn đám cháy lây lan sang các khu vực xung quanh, giảm thiểu các thiệt hại do cháy gây nên.

3.5 Không cố gắng mang theo tài sản

Tài sản chúng ta có thể kiếm cả đời, nhưng tính mạng chỉ có một. Chúng ta cần bảo vệ tính mạng của mình trước, chỉ đem theo những giấy tờ tùy thân, những tài sản cần thiết nhất. Không nên ôm đồm quá nhiều khiến cho việc di chuyển, thoát hiểm nhà cao tầng gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm.

3.6 Áp dụng mọi cách để giữ an toàn khi không tìm được lối thoát hiểm

Trong trường hợp hành lang dẫn đến lối thoát hiểm đã bị khói lửa bao trùm, bạn không có cách nào để di chuyển được thì hãy lựa chọn giải pháp ở yên trong nhà. Bạn cần phải đóng toàn bộ cửa, sử dụng chăn mền để ngăn không cho khói vào trong phòng, dùng nước tưới xung quanh để lửa không bén vào phòng mình. Gọi ngay đến lượng 114 để kịp thời thông báo báo cho đội phòng cháy chữa cháy đến ứng cứu. Di chuyển ra vị trí cửa sổ, ban công hô to và dùng áo, khăn hoặc vật sáng màu để vẫy gọi mọi người biết vị trí mình đang bị nạn.

Tìm mọi cách để giữ an toàn khi xảy ra hỏa hoạn

Tìm mọi cách để giữ an toàn khi xảy ra hỏa hoạn

3.7 Tuyệt đối không nhảy từ độ cao xuống nếu không có đội cứu hộ

Trong tất cả các trường hợp tuyệt đối không vội vàng nhảy từ trên cao xuống dưới để thoát nạn khi chưa đảm bảo các điều kiện an toàn như đệm hơi hoặc một số phương tiện bảo hộ khác đã được lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ triển khai phía dưới.

Trên đây, Hakawa đã tổng hợp những thiết bị phòng cháy chữa cháy cần có cũng như cách thoát hiểm khi ở nhà cao tầng. Hy vọng sẽ mang lại cho các bạn nguồn thông tin bổ ích, có thể áp dụng khi không may gặp nạn.

>>> Hakawa luôn mong rằng sẽ mang đến những kiến thức bổ ích trong cuộc sống. Nếu bạn đang muốn mua những vật dụng sử dụng cho gia đình như thang nhôm, bộ dụng cụ đa năng hakawa, hay ghế xếp thư giãn… hãy ghé ngay Hakawa và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.