[Hướng nghiệp] Học ngành quản lý công ra làm gì?

Quản lý công thuộc bộ phận quản lý của Nhà nước thực hiện các công việc, nhiệm vụ mà Nhà nước đề ra về lĩnh vực quản lý công. Hiện nay, có rất nhiều sinh viên chọn học theo ngành Quản lý công vì tính chất công việc ổn định, có nhiều sự đổi mới, sáng tạo. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ hơn về ngành Quản lý công!

Học ngành quản lý công ra làm gì, bạn có biết?

1. Ngành quản lý công là gì?

Quản lý công là một ngành thuộc lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước thực hiện các công việc quản lý hành chính nhà nước như thu thập, xử lý và phân tích các số liệu thống kê, giám sát quỹ, phát triển và thi hành các chính sách của chính phủ bởi các công chức, cán bộ nhà nước.

Ngành quản lý công đào tạo sinh viên trở thành những cán bộ Nhà nước làm việc trong các cơ quan ban, ngành của hệ thống chính trị; tổ chức phi chính phủ; thực hiện nghiên cứu tại các trường Đại học, viện nghiên cứu về quản lý công.

Sinh viên học ngành Quản lý công sẽ được trau dồi kỹ năng về lãnh đạo, quản lý, thuyết trình, xử lý tình huống … được bài bản, chuyên nghiệp.

2. Chương trình đào tạo ngành Quản lý công

Mỗi trường sẽ có khung chương trình đào tạo khác nhau tuy nhiên sự khác nhau sẽ không đáng kể. Bạn có thể tham khảo chương trình giảng dạy các môn của HV Báo chí & Tuyên truyền dưới đây:

Khối kiến thức chung

  • Triết học.
  • Kinh tế chính trị.
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học.
  • Lịch sử ĐCSVN.
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • Pháp luật đại cương.
  • Chính trị học.
  • Xây dựng Đảng.
  • Phương pháp nghiên cứu KHXH và nhân văn.
  • Quản lý công đại cương.
  • Quản lý hành chính công.
  • Kế hoạch hóa phát triển.
  • Xác suất thống kê.
  • Xã hội học đại cương.
  • Logic học.
  • Luật kinh tế.
  • Cơ sở văn hóa VN.
  • Quan hệ công chúng.
  • Tin học ứng dụng.
  • Toán kinh tế.
  • Ngoại ngữ (tự chọn).
  • Tiếng Anh học phần 1,2,3.
  • Tiếng Trung học phần 1,2,3.

Kiến thức cơ sở ngành

  • Khoa học chính sách công.
  • Quản trị học.
  • Kinh tế vi mô.
  • Kinh tế vĩ mô.
  • KT tài nguyên và môi trường.
  • Lịch sử kinh tế quốc dân.
  • Kinh tế quốc tế.
  • Nhà nước và pháp luật.
  • Phân tích chính sách.
  • Quản trị kinh doanh.

Kiến thức ngành

  • Thực tế chính trị – xã hội.
  • Lãnh đạo và quản lý khu vực công.
  • Quản trị chất lượng khu vực công.
  • Quản lý chiến lược trong khu vực công.
  • Dịch vụ công.
  • Đạo đức công vụ.
  • Kỹ năng giao tiếp và đàm phán.
  • Khoa học tổ chức.
  • Quản trị báo chí và truyền thông.
  • Kiến tập nghề nghiệp.
  • Kỹ năng lập kế hoạch và ra quyết định quản lý.
  • Điều hành công sở.
  • Quản lý nhà nước về xã hội.
  • Các ngành luật cơ bản của VN.
  • Quản lý NN về tài nguyên và môi trường.
  • Kỹ năng soạn thảo văn bản.
  • Tâm lý học lãnh đạo quản lý.
  • Nguyên lý kế toán.
  • Tổ chức sự kiện.

Kiến thức chuyên ngành

  • Quản trị địa phương.
  • Quản lý tài chính công.
  • Quản lý nhân sự khu vực công.
  • Tiếng Anh chuyên ngàn Quản lý công.
  • Thực tập cuối khóa.
  • Khóa luận.

Học phần thay thế khóa luận

  • Quản trị dự án đầu tư công.
  • Quản lý xung đột và thay đổi khu vực công.
  • QLNN về khoa học và công nghệ.
  • Quản trị tài chính doanh nghiệp.
  • Chính sách đối ngoại.
  • Hệ thống chính trị và quy trình chính sách.
  • Kinh tế phát triển.
  • Quản lý thuế.

 Chương trình đào tạo ngành Quản lý công

3. Tổ hợp môn xét tuyển ngành Quản lý công

Mã ngành: 7340403

  • Khối A00 bao gồm 3 môn Toán, Vật Lý, Hóa Học.
  • Khối A01 bao gồm 3 môn Toán, Vật Lý, Tiếng Anh.
  • Khối C00 bao gồm 3 môn Văn, Lịch Sử, Địa Lý.
  • Khối D00 bao gồm 3 môn Toán, Văn,Tiếng Anh.

4. Các trường đào tạo ngành Quản lý công

  • ĐH Kinh tế Luật (ĐHQG TP.HCM).
  • HV Báo chí & Tuyên truyền.

5. Ngành quản lý công ra làm gì?

Sinh viên theo học ngành Quản lý công sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại các cơ quan, tổ chức về kinh tế – văn hóa – chính trị – xã hội của Nhà nước như:

Thực hiện đảm nhiệm công việc quản lý Nhà nước, quản lý cơ quan thuộc khu vực công, tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị hoạt động từ địa phương đến trung ương.

Giảng viên giảng dạy về ngành Quản lý công tại các trường Đại học, cao đẳng.

Tham gia quản lý tại các dự án Nhà nước như dự án các công trình xây dựng, nghiên cứu…

Chuyên viên tư vấn về kinh tế – xã hội tại trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức Nhà nước.

Chuyên viên nghiên cứu tại các cơ sở hoạch định chiến lược thuộc nhà nước, cơ sở nghiên cứu về khoa học quản lý, xây dựng chính sách phát triển.

6. Những kỹ năng cần có khi học ngành Quản lý công

– Có phẩm chất đạo đức tốt, rèn luyện tính trung thực, thật thà và chăm chỉ tìm tòi học hỏi.

– Có những hiểu biết chuyên sâu về quản lý nhà nước, bộ máy vận hành, quản lý công.

– Kỹ năng giao tốt, xử lý các tình huống nhạy bén.

– Có thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc. Tôn trọng tuân thủ thực hiện theo đúng nguyên tắc.

Những kỹ năng cần có khi học ngành Quản lý công

7. Mức thu nhập với ngành Quản lý công

Ngành quản lý công thuộc lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước cho nên mức thu nhập sẽ theo đúng cấp bậc lương mà Nhà nước đã quy định bao gồm lương cơ bản có phụ cấp và thưởng kèm theo.

Ngành quản lý công sẽ mang lại sự ổn định về nghề nghiệp cũng như mức thu nhập nếu bạn có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm được trau dồi và có vốn kiến thức chuyên sâu chính xác. Mong rằng với những thông tin về bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan và rõ ràng về mục tiêu, con đường lựa chọn nghề nghiệp được hiệu quả.