Hội thảo khoa học quốc tế “Giáo dục sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực xuyên văn hóa” | Khoa Giáo Dục

Hoạt động của hội thảo tiếp tục với chương trình homestay tại Đồng Tháp ngày 28-29/10/2016. Buổi giao lưu văn hóa – nghệ thuật Việt Nam – Philippines do Sở GD&ĐT Đồng Tháp tổ chức vào lúc 10h ngày 29/10/2016 tại Cao Lãnh và kết thúc hội thảo.

Phiên toàn thể dưới sự điều khiển của chủ toạ đoàn do PGS.TS. Võ Văn Sen – TS. Joan Christi Trocio. Ảnh: Việt Thành

Bên cạnh đó, việc giáo dục với điểm giỏi toán, lý, hoá nhằm bài thi lý thuyết đúng đắn, cách dạy này đang làm giảm đi sự sáng tạo của người học. Từ đó, việc nhìn nhận nỗ lực của giáo dục dân chủ và sáng tạo đã được thực hiện qua các dự án “Học tập qua kịch nghệ”, “Nghệ thuật trong trường học”, các dự án STEAM (Science, Technologies, Engineering, Arts and Math). Hoạt động sáng tạo cho phép học sinh theo đuổi hứng thú, phát triển thế mạnh của mình. Kết hợp với các hoạt động khám phá, sáng tạo, nghệ thuật với việc học tập đào sâu lý thuyết là một nghệ thuật dạy học. Điều này đang được chúng ta tìm kiếm, hướng đến một nền giáo dục sáng tạo.

Thay mặt Ban Giám Hiệu nhà trường, PGS.TS. Võ Văn Sen – Hiệu trưởng nhà trường đã có phát biểu chào mừng và cảm ơn các đại biểu đến từ Philippines, Sở GD-ĐT Đồng Tháp, ĐH Nguyễn Tất Thành, Hội Hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á đã đến tham dự hội thảo. PGS.TS. Võ Văn Sen nhấn mạnh đến chữ “Malikhaing Guro” được hiểu là “Người giáo viên sáng tạo”. Một phong trào được khởi xướng năm 1995 bởi Viện nghiên cứu và Đạo tạo nghệ thuật vùng Nam Tagalog – Philippines (Art Research & Training Institute in Southern Tagalog, Incorporarted (ARTIS INC) nhằm giúp các nhà giáo dục đổi mới việc dạy học và học một cách sáng tạo hơn qua việc tích họp các môn nghệ thuật. Từ đó, PGS.TS. Võ Văn Sen cũng nhấn mạnh đến đến nhận định của Erich Fromm – nhà triết học, tâm lý, xã hội học người Đức rằng “sáng tạo đòi hỏi sự can đảm để buông bỏ những điều chắc chắn” để đi tìm cái mới đế nhấn mạnh đến việc người giáo viên cần buông bỏ nhiều điều chắc chắn mà hướng đến giáo dục sáng tạo. Giáo dục đã tồn tại từ ngàn xưa nhưng giáo dục không thể giữ mãi bộ mặt xưa cũ mà là giáo dục đổi mới và sáng tạo làm nên sự thay đổi – thay đổi một con người, một cộng đồng, một xã hội và cả thế giới. Từ đây, PGS.TS. Võ Văn Sen cho rằng nhà trường cần phải làm công việc cung cấp phương tiện cho sự tiến lên không ngừng của người học.

Design by

Education – This is a contributing Drupal ThemeDesign by WeebPal