Học xuất nhập khẩu ra làm gì? Và cơ hội nghề nghiệp – JobsGO Blog

Đánh giá post

Rất nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn học ngành xuất nhập khẩu vì đây là ngành học “hot”, có vẻ hiện đại và năng động. Tuy nhiên, bạn có biết học xuất nhập khẩu ra làm gì chưa? Tìm hiểu về những cơ hội nghề nghiệp của ngành xuất nhập khẩu ngay trong bài viết này bạn nhé.

học xuất nhập khẩu ra làm gìhọc xuất nhập khẩu ra làm gì

1. Xuất nhập khẩu là gì? Sự phát triển của ngành xuất nhập khẩu

Chắc hẳn phần lớn mọi người đều nghe đến xuất nhập khẩu, nhưng bạn đã hiểu rõ về khái niệm này chưa?

Nghề Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hay trao đổi hàng hóa được thực hiện giữa cá nhân, doanh nghiệp giữa các quốc gia.

nghề xuất nhập khẩunghề xuất nhập khẩu

Trong vài năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng, hứa hẹn mang lại tiềm năng cơ hội nghề nghiệp tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu. Theo tính toán thống kê thì các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ có quy mô 100 nhân viên thì cần đến 4 người là nhân viên xuất nhập khẩu, tỷ lệ chiếm 4%.

2. Học xuất nhập khẩu ra làm gì?

Học xuất nhập khẩu ra làm gì? Trả lời cho câu hỏi này, sau đây là các vị trí nghề nghiệp trong ngành xuất nhập khẩu bạn có thể lựa chọn sau khi tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu:

2.1 Nhân viên mua hàng

Nhân viên mua hàng đảm bảo các nguyên vật liệu và dịch vụ phục vụ cho sản xuất của công ty, được đặt mua từ các nhà cung cấp đã lựa chọn dựa trên các điều khoản đã được thỏa thuận trước đó.

Vị trí nhân viên purchasing có khoảng lương từ  6 – 32 triệu đồng/tháng (theo Salaryexplorer) và phổ biến ở mức 9 triệu đồng/tháng.

2.2 Nhân viên xuất nhập khẩu

hoc xuat nhap khau ra lam gihoc xuat nhap khau ra lam gi

Nhân viên xuất khẩu, nhập khẩu là người thực hiện các hồ sơ và thủ tục hải quan để xuất hàng, nhập hàng với các đối tác nước ngoài với số lượng và mức giá khác nhau.

Mức lương của nhân viên xuất nhập khẩu, không có kinh nghiệm thì dao động trong khoảng từ 5 – 9 triệu đồng/tháng. Khi đã có kinh nghiệm và kỹ năng trong công việc thì thu nhập của nhân viên xuất nhập khẩu khá tốt từ 5 – 26 triệu đồng/tháng (theo Salaryexplorer).

Xem thêm: Nhân viên xuất nhập khẩu làm gì?

2.3 Nhân viên chứng từ

Nhân viên chứng từ là vị trí đảm nhiệm các công việc về giấy tờ và tài liệu liên quan đến việc giao nhận sản phẩm xuất nhập khẩu như soạn thảo hợp đồng, làm các hóa đơn, chứng từ,…

Nhân viên chứng từ có khoảng lương phổ biến là từ 4 – 11 triệu đồng (theo salaryexplorer), phổ biến ở mức 9 triệu đồng/tháng.

Xem thêm: Mô tả công việc Nhân viên chứng từ

2.4 Nhân viên hiện trường giao nhận xuất nhập khẩu

Nhân viên hiện trường làm công việc giao nhận các loại chứng từ, thực hiện các thủ tục hải quan cần thiết để hàng hóa được lưu thông thuận lợi nhất. Mức lương của vị trí này vào khoảng từ 8 – 28 triệu đồng (theo salaryexplorer).

Xem thêm: Mô tả công việc Nhân viên giao nhận

2.5 Nhân viên thanh toán quốc tế

Nhân viên thanh toán quốc tế là vị trí cần có ở các ngân hàng hoặc công ty lớn, với nhiệm vụ là thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như kiểm tra chứng từ hợp lệ,… Trở thành nhân viên thanh toán quốc tế, khoảng lương từ 7 – 10 triệu đồng/tháng.

Ở mỗi vị trí nghề nghiệp sẽ đòi hỏi những kiến thức chuyên môn và kỹ năng riêng biệt để giải quyết các vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp.

3. Yêu cầu cần thiết để làm việc trong ngành xuất nhập khẩu

Sau khi đã biết được học xuất khẩu ra làm gì, thì bạn cần phải trau dồi những kiến thức chuyên môn ngành và rèn luyện kỹ năng, phẩm chất để đáp ứng công việc xuất nhập khẩu.

3.1 Có kiến thức xuất nhập khẩu

nghe xuat nhap khaunghe xuat nhap khau

Làm việc trong bất kỳ ngành nghề nào thì cũng cần sự am hiểu thì công việc mới được hiệu quả. Khi làm trong ngành thì những kiến thức xuất nhập khẩu bạn cần phải biết, từ những kiến thức chuyên môn được học trong nhà trường chính là tiền đề để bạn tiếp cận và học hỏi trong công việc.

3.2 Biết ngoại ngữ

Đối với nhiều ngành nghề thì ngoại ngữ là lợi thế cho công việc, nhưng với xuất nhập khẩu thì đây là yếu tố bắt buộc phải có. Bởi lẽ công việc xuất nhập khẩu bạn sẽ tiếp xúc, trao đổi thông tin, đàm phán với người nước ngoài vì vậy ngoại ngữ là điều tất yếu phải có. Ngôn ngữ có thể là tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn,… tùy thuộc vào dịch vụ xuất nhập khẩu mà bạn đảm nhiệm.

3.3 Kỹ năng sử dụng tin học, mạng internet

Làm công việc trong ngành xuất nhập khẩu, bạn cần nắm được những kỹ năng sử dụng máy tính và tin học căn bản để thao tác nhập liệu, xử lý số liệu hàng hóa, bảng giá, hay thực hiện những chứng từ, hợp đồng thương mại,…

3.4 Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục người khác

Xuất nhập khẩu là ngành nghề có sự đàm phán giữa con người với con người, vì vậy nó đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt và có khả năng thuyết phục được người khác. Linh hoạt và chủ động xử lý các tình huống phát sinh cũng là tố chất tuyệt vời giúp nhân viên xuất nhập khẩu phát triển trong nghề này.

4. Học xuất nhập khẩu ở trường nào?

học ngành xuất nhập khẩu ra làm gìhọc ngành xuất nhập khẩu ra làm gì

Để chuẩn bị hành trang kiến thức và kỹ năng cho công việc xuất nhập khẩu, thì bạn nên học ngành học liên quan tại các trường đại học đào tạo chuyên sâu. Các trường đại học, cao đẳng uy tín có đào tạo ngành học này bao gồm:

  • Đại học Ngoại Thương
  • Đại học Kinh tế quốc dân
  • Đại học Giao thông – vận tải
  • Đại học Thương mại
  • Đại học Hàng Hải
  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học kinh tế luật – Đại học quốc gia TP HCM
  • Học viện tài chính

5. Kết

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn có định hướng học xuất nhập khẩu ra làm gì. Mong rằng bạn sẽ chọn được cho mình môi trường đào tạo chất lượng và có định hướng phát triển thành công trong nghề xuất nhập khẩu.

(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

JobsGO BannerJobsGO Banner