Học viện tài chính có những ngành nào và các thông tin liên quan

Học viện tài chính có những ngành nào là một trong những câu hỏi đầu tiên mà bất kỳ thí sinh nào có ước muốn được làm việc trong ngành tài chính đều muốn biết. Đây là ngôi trường nổi tiếng với chương trình đào tạo vô cùng chất lượng và toàn diện, sản sinh ra những nhân tài kiệt xuất cho đất nước.

1. Thông tin sơ lược về Học viện tài chính

Học viện tài chính (AOF) được thành lập và hoạt động từ năm 2001 trên cơ sở sáp nhập 3 tổ chức đó là trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, Viện nghiên cứu Tài chính và Trung tâm bồi dưỡng cán bộ Tài chính. Với trụ sở chính tại số 58 Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, sau hơn 20 năm phát triển, ngôi trường này đã trở thành một trong những cơ sở giáo dục và đào tạo thành công và uy tín nhất cho sinh viên ngành tài chính đồng thời cũng là trụ sở nghiên cứu những công trình tài chính lớn mạnh nhất Việt Nam.

Muốn tìm việc làm

Sơ lược về học viện tài chính. Sơ lược về học viện tài chính.

2. Học viện tài chính có những ngành nào và điểm chuẩn gần đây nhất của mỗi ngành.

Chương trình đào tạo của học viện tài chính về cơ bản được chia làm 6 ngành, bao gồm ngành tài chính – ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý, ngành ngôn ngữ anh và ngành kinh tế. Dưới đây là thông tin chi tiết về các chuyên ngành trong tổ hợp các ngành trên.

2.1. Ngành tài chính – ngân hàng

Đây là ngành có cơ cấu lớn nhất trong tất cả các ngành của học viên ngân hàng. Với 12 chuyên ngành nhỏ được chia ra trong nhóm ngành tài chính ngân hàng, học viện cung tạo cơ hội cho tất cả các sinh viên được lựa chọn những chuyên ngành chuyên môn một cách tự do, đa dạng và phong phú.

Cách chuyên ngành trong nhóm ngành tài chính – ngân hàng lần lượt là: quản lý tài chính công, thuế, tài chính bảo hiểm, hải quan và nghiệp vụ ngoại thương, hải quan và logistic, tài chính quốc tế, phân tích tài chính tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, thẩm định giá và kinh doanh bất động sản, phân tích chính sách tài chính và cuối cùng là chuyên ngành đầu tư tài chính.

Ngành tài chính ngân hàng. Ngành tài chính ngân hàng.

Trong kỳ thi quốc gia năm 2020, điểm chuẩn của ngành tài chính – ngân hàng của học viện tài chính khá cao. Trong nhóm ngành này, có các chuyên ngành được tính điểm theo hệ số nhân đôi, đó là chuyên ngành hải quan và logistic và chuyên ngành tài chính doanh nghiệp với điểm số 31,17 cho các tổ hợp A01, D01 và D07, tuy nhiên, một vài điều kiện phụ về điểm toán và thứ tự nguyện vọng của hai chuyên ngành là khác nhau; chuyên ngành phân tích tài chính với 31,8 điểm cho các tổ hợp A01, D01 và D07.

Ngoài ra, điểm chuẩn chung cho ngành tài chính – ngân hàng trong mùa tuyển sinh 2020 là 25 điểm, đây được coi là một số điểm khá cao so với mặt bằng chung các trường đại học ở Hà Nội, phần nào chứng minh được chất lượng đầu vào của nhà trường và mức độ đào tạo chuyên sâu của chương trình đào tạo ở đây.

2.2. Ngành kế toán

Nói đến ngành kế toán của học viện tài chính, không ai là không cảm thấy ngưỡng mộ và khâm phục. Đây là ngành mũi nhọn về chất lượng và đồng thời cũng đem lại danh tiếng không nhỏ cho ngôi trường này. Đây là ngành giúp trường góp mặt trong top 3 các trường đào tạo kế toán xuất sắc nhất bao gồm học viện tài chính, đại học kinh tế quốc dân và đại học thương mại.

Ngành kế toán học viện tài chính. Ngành kế toán học viện tài chính.

Trong bảng điểm chuẩn năm ngoái 2020, điểm ngành kế toán là ngành có điểm số cao nhất trong thông báo của trường học viện tài chính. Cụ thể, chuyên ngành kế toán doanh nghiệp yêu cầu thí sinh phải đạt 30,75 điểm trở lên, trong đó điểm toán phải cao hơn hoặc bằng 9 đối với các tổ hợp A01, D01 và D07 và tiêu chí nguyện vọng 1 – 2. Các điều kiện cũng tương tự cho chuyên ngành kiểm toán, tuy nhiên, điểm chuẩn của chuyên ngành này nhỉnh hơn một chút, 31 điểm.

Điểm số chung cho ngành kiểm toán của học viện tài chính là 26,2 điểm. Với số điểm cao như vậy, hầu như không có điều kiện, tiêu chí bổ sung nào được yêu cầu bởi nhà trường.

2.3. Ngành quản trị kinh doanh

Ngành quản trị kinh doanh bao gồm 2 chuyên ngành nhỏ: quản trị doanh nghiệp và Marketing. Đối với hai chuyên ngành này, điểm chuẩn của học viện tài chính năm 2020 đặt ra yêu cầu chung là 25,5 điểm đồng thời với các điều kiện điểm toán trên 8,8 và thứ tự nguyện vọng từ 1 đến 8.

Xem thêm: Việc làm quản trị kinh doanh

Ngành quản trị kinh doanh học viện tài chính. Ngành quản trị kinh doanh học viện tài chính.

2.4. Ngành hệ thống thông tin quản lý

Trong ngành hệ thống thông tin quản lý chỉ có một chuyên ngành duy nhất đó là tin học tài chính – kế toán. Đây là chuyên ngành sẽ sản sinh ra các nhân tài trong việc quản lý các dữ liệu tài chính và tạo lập các nên tảng thông tin cho ngành. Yêu cầu cho ngành này thường nghiêng về nhóm tổ hợp A và D với 24,85 điểm, trong đó điểm toán được yêu cầu phải cao hơn 8,6.

2.5. Ngành ngôn ngữ Anh

Ngành ngôn ngữ Anh tuy cùng chung số phận một chuyên ngành tiếng Anh tài chính – kế toán như ngành hệ thống thông tin quản lý nhưng lại có yêu cầu khá cao về điểm số, 32,7 đã nhân đôi hệ số môn tiếng Anh, hơn nữa, tiêu chí phụ cũng yêu cầu điểm toán trên 8,8 và nguyện vọng 1. Đây là chuyên ngành sản sinh ra những ứng viên tiềm năng vừa giỏi chuyên môn, vừa giỏi ngôn ngữ của học viện này.

Một số ngành khác của học viện tài chính. Một số ngành khác của học viện tài chính.

2.6. Ngành kinh tế

Năm 2020, ngành kinh tế là ngành có điểm chuẩn thấp nhất của học viện tài chính với 24,7 điểm cho các tổ hợp xét tuyển A01, D01 và D07. Bạn sẽ có ba lựa chọn chuyên ngành cho nhóm ngành kinh tế đó là kinh tế và quản lý nguồn lực tài chính, kinh tế đầu tư tài chính và kinh tế – luật.

Mẫu cv

3. Kế hoạch tuyển sinh năm 2021 của học viện tài chính

Hiện nay, học viện tài chính đã có những thông báo về kế hoạch tuyển sinh năm 2021, trong đề án có một số điểm cần chú ý để thí sinh có thể tận dụng hết các cơ hội cho bản thân.

Về phạm vi tuyển sinh, học viện tài chính không giới hạn phạm vi tuyến sinh, bất kể là thí sinh trong nước hay nước ngoài. Bên cạnh đó, các phương thức xét tuyển ngày càng đa dạng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn học sinh có thể ứng tuyển theo nhiều cách thức phù hợp với bản thân hơn. Học viện tài chính cho phép 5 hình thức tuyển sinh chính: xét tuyển thẳng và ưu tiên cộng điểm theo quy định của bộ GD&ĐT, xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT, xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia năm 2021 và xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi THPT quốc gia năm 2021.

Kế hoạch tuyển sinh học viện tài chính 2021. Kế hoạch tuyển sinh học viện tài chính 2021.

Học viện tài chính đặt ra chỉ tiêu tuyển sinh 4000 sinh viên mới, trong đó một phần ba là các sinh viên tuyển theo hình thức xét tuyển học sinh giỏi ở bậc THPT. Ngoài ra, ngôi trường này còn có các chương trình tuyển sinh đào tạo bậc sau đại học, đào tạo theo diện vừa học vừa làm,… Chi tiết về các phương thức đào tạo khác các bạn có thể tìm hiểu thêm ở website chính thức của học viện tài chính.

Với những thông tin về các ngành học, chuyên ngành được chia nhỏ trong học viện tài chính trên đây cùng với các dữ liệu về điểm chuẩn năm 2020, timviec365.vn mong rằng đã có thể giúp bạn đọc tìm ra lời giải cho câu hỏi học viện tài chính có những ngành nào. Đồng thời bào viết cũng cung cấp thêm những kiến thức bổ ích về phương thức tuyển sinh của ngôi trường này cho năm học sắp tới để hỗ trợ những quyết định ngành nghề cho tương lai của các bạn học sinh.

Học tài chính ngân hàng ra trường làm gì?

Có rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên thắc mắc về cơ hội việc làm của ngành tài chính ngân hàng, hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu xem học tài chính ngân hàng ra trường thì làm những nghề gì và liệu có dễ xin việc vào nhưng ngành nghề đó hay không nhé.

Học tài chính ngân hàng ra làm gì?

Chia sẻ: