Học ngôn ngữ Anh ra trường làm gì? Có nên học khoa Tiếng Anh không?

4.6/5 – (20 votes)

Ngành ngôn ngữ Anh có nhiều lợi thế do Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của hơn 50 quốc gia trên thế giới. Tiếng Anh có tầm ảnh hưởng rất lớn tới mọi mặt kinh tế, xã hội… Với lợi thế đó, người học ngành ngôn ngữ Anh ra trường có rất nhiều cơ hội rộng mở khi ra trường.

Ngành ngôn ngữ Anh là gì?

Ngôn ngữ Anh là ngành học nhằm giúp sinh viên làm chủ và sử dụng Tiếng Anh thành thạo trong công việc và đời sống. Trong quá trình học, sinh viên còn được tiến hành nghiên cứu về lịch sử, con người, văn hóa của các quốc gia, dân tộc sử dụng tiếng Anh trên thế giới. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được trang bị thêm các kiến thức bổ trợ về kinh tế, tài chính, du lịch, sự kiện, giảng dạy… nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm hiện nay.

hoc-ngon-ngu-anh-ra-truong-lam-gi-co-nen-hoc-khoa-tieng-anh-khong-1hoc-ngon-ngu-anh-ra-truong-lam-gi-co-nen-hoc-khoa-tieng-anh-khong-1

Ngành ngôn ngữ Anh học những gì?

  • Kiến thức giáo dục đại cương: Như các khoa khác, NNA phải học hầu hết các môn đại cương quen thuộc như Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục thể chất,… Ngoài ra ngành học này thường yêu cầu học một ngôn ngữ thứ 2 như tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Trung cơ bản.

  • Kiến thức chung : Sinh viên được trau dồi và hoàn thiện 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Ngoài ra còn các môn học kiến thức ngôn ngữ học khác như: Âm vị học, hình thái học, ngữ pháp học…

  • Kiến thức giáo dục chuyên ngành: Tùy vào từng chuyên ngành lựa chọn mà các môn học ở phần này rất khác nhau. Phổ biến nhất là biên dịch-phiên dịch, sư phạm. Ngoài ra có nhiều ngành khác như chuyên ngành Tiếng Anh Thương Mại còn đòi hỏi học rất nhiều môn đại cương kinh tế như kế toán, marketing, quản trị kinh doanh,…

Học ngôn ngữ Anh ra trường làm gì?

Giỏi Tiếng Anh nên làm nghề gì? Học khoa Tiếng Anh, có một câu nói vui rằng: Hoặc là bạn làm được đủ thứ, hoặc là bạn không làm được cái gì với mớ kiến thức đó cả. Câu nói này hoàn toàn chính xác trong mọi hoàn cảnh. Nếu bạn xuất sắc với khoa Tiếng Anh, bạn dư sức kiếm một công việc như Phiên dịch với mức lương cao ngất ngưởng. Dưới đây là một số việc làm rất phổ biến của sinh viên tốt nghiệp khoa Ngôn ngữ Anh.

1. Phiên dịch

Phiên dịch viên luôn chịu áp lực về tốc độ và tính chính xác.Phiên dịch viên luôn chịu áp lực về tốc độ và tính chính xác.

Có hai loại phiên dịch: Phiên dịch song song và phiên dịch nối tiếp.

Phiên dịch song song: Đây là hình thức mà phiên dịch sẽ dịch cùng thời điểm người phát biểu nói, không có sự ngắt quãng. Độ trễ khoảng 1-2 từ.

Phiên dịch nối tiếp – dịch đuổi: Phiên dịch sẽ bắt đầu dịch sau khi diễn giả đã ngừng nói. Diễn giả thường sẽ ngừng lại sau mỗi câu hay mỗi đoạn để cho phiên dịch bắt đầu công việc.

Do công việc đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối, khả năng xử lý ngôn ngữ nhanh chóng, trí nhớ hoàn hảo, kiến thức văn hóa, địa lý, nhiều chuyên môn khác nhau,… mức lương cho phiên dịch, nhất là phiên dịch song song thuộc hàng cực khủng, vượt qua cả các ngành nghề như công nghệ thông tin hay lập trình.

Tai nạn nghề nghiệp trong phiên dịch rất đa dạng từ nhẹ nhàng đến cực kì nghiêm trọng. Điều này xuất phát tự sự đa dạng của các loại hội thảo hay khách hàng. Ví dụ: Sẽ là một câu chuyện buồn nếu bạn dịch sai một thông tin nào đó quan trọng trong hội nghị quốc gia.

Đôi khi khách hàng có thể yêu cầu thay đổi phiên dịch vì nhiều lý do như: Dịch kém, khó nghe, tác phong, thái độ, ăn mặc… Có đến hàng tỉ lý do và phiên dịch vẫn phải vui vẻ chấp nhận… hủy kèo.

Ngoài ra sẽ có rất nhiều trường hợp bị dịch sai/diễn giả hay thính giả đề nghị dừng giữa chừng đẻ đính chính thông tin được dịch là sai. Trường hợp này xảy ra rất nhiều, đặc biệt với các diễn giả hay thính giả thành thạo ngoại ngữ. Đừng để bản thân bị đuổi việc/đuổi thẳng khỏi ngành.

 

2. Biên dịch

Là nghề gì: Biên dịch là hay còn gọi là phiên dịch viết, họ dịch các loại ấn phẩm, văn bản, tài liệu từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt hoặc ngược lại. Biên dịch không cần phản ứng tức thời dịch lại ngay như phiên dịch nhưng đòi hỏi độ chính xác của từng từ ngữ, giữ nguyên văn phong như nguyên tác.

Tại sao nên làm nghề này: Đây cũng là một nghề đúng ngành. Công việc này thường khá thoải mái về thời gian. Đa phần các biên dịch viên được tính lương theo độ dài ấn phẩm ( theo trang hay theo chứ) vì thế làm nhiều hay ít là tùy vào mong muốn của người dịch.

Tai nạn nghề nghiệp lớn nhất trong ngành này chỉ có thể là dịch sai văn bản. Ví dụ: Phía đối tác lừa đảo ghi rằng 50 tấn cá VÀ nước, bạn vô tư dịch thành 50 tấn cá tươi trong nước. Thế là khi đối tác vận chuyển mang đến cho bạn 50 tấn cá và nước tách riêng, bạn lập tức bị đuổi khỏi ngành vì dịch sai một văn bản và thậm chí có thể mang cục nợ hàng chục/hàng trăm triệu/hàng tỉ đồng.

>> Tìm việc biên, phiên dịch

3. Giảng viên khoa Ngôn ngữ Anh

Giảng viên là cơ hội mơ ước của nhiều sinh viên giỏiGiảng viên là cơ hội mơ ước của nhiều sinh viên giỏi

Một trong những việc làm khá thường gặp của sinh viên Ngôn Ngữ Anh chính là về làm giảng viên. Điều này xuất hiện rất nhiều với các sinh viên trường top ngôn ngữ. Có hai loại môn chính mà giảng viên ngành này sẽ cần lựa chọn: Môn kỹ năng và môn lý thuyết. Môn kỹ năng nghe nói đọc viết hay phiên dịch sẽ yêu cầu những giáo viên có phát âm cực chuẩn, khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác. Giảng viên môn lý thuyết chỉ cần khả năng phát âm và sử dụng ngôn ngữ tốt hơn mức bình thường là đủ. Bởi cái họ cần tập trung không phải tiếng, mà là kiến thức chuyên sâu.

Tại sao nên làm giảng viên? Đây là cơ hội mơ ước của nhiều sinh viên giỏi. Công việc cho phép bạn đào sâu hơn chuyên môn được học. Thêm đó, giảng viên đại học có mức lương tương đối, tính ổn định cao và ít cạnh tranh.

Ngoài ra làm giảng viên còn được trao quyền cấm thi sinh viên nữa.

4. Giáo viên Tiếng Anh:

Đây là một lựa chọn rất rất phổ biến của sinh viên tốt nghiệp ngành này. Giáo viên Tiếng Anh là nghề có thể tận dụng đầy đủ kiến thức mà sinh viên đã được học, lại có thu nhập khá tốt

Nếu bạn học chuyên ngành sư phạm hay thích dạy học mà không đủ điều kiện làm giảng viên thì vẫn có thể làm giáo viên. Công việc này đặc biệt thích hợp với những ai giao tiếp tốt, có khả năng truyền đạt kiến thức. Và cực kì thích hợp với những ai có khả năng truyền cảm hứng cho học viên.

5. Hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch là người sử dụng ngôn ngữ để giới thiệu và giải thích cho du khách các di sản văn hóa, thiên nhiên.

Hướng dẫn viên du lịch là nghề thu nhập rất tốt nếu bạn vừa có ngôn ngữ, vừa có kiến thức văn hóa. Tuy nhiên công việc này sẽ yêu cầu bạn có chứng chỉ hành nghề. Mặc dù không tốt nghiệp khoa quản trị du lịch, bạn hoàn toàn có thể tham khảo một số trung tâm đào tạo hướng dẫn viên có cấp chứng chỉ nhé.

6. Nhà báo

Nhà báo, hay ký giả, là người làm công tác báo chí chuyên nghiệp như: phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn, Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, các trưởng ban nghiệp vụ báo chí,… Viết báo bây giờ không yêu cầu bạn phải tốt nghiệp Học viện báo chí như ngày xưa nữa. Miễn là bạn có khả năng và chứng minh được nó.

Bạn có thể làm vị trí phóng viên thường trú ở các nước nói Tiếng Anh, phóng viên ở Việt Nam thức hiện phóng sự bằng Tiếng Anh, viết báo,… rất nhiều vị trí mà kiến thức Ngôn ngữ Anh trở thành lợi thế của bạn.

Blogger là những người chuyên viết nhật ký trên mạng. Với vốn kiến thức Tiếng Anh dày dặn, bạn có thể tạo một trang blog bằng Tiếng Anh về những vấn đề xoay quanh việc học và sử dụng Tiếng Anh. Như bắt đầu học Tiếng Anh khi nào, bao nhiêu năm học Tiếng Anh thì có thể sử dụng thành thạo, có nên ra nước ngoài học Tiếng Anh, tips and tricks ôn thi các chứng chỉ Tiếng Anh,…

Nếu bạn thích chia sẻ kiến thức nhưng không thích làm giáo viên để phải đối đầu với lũ học trò. Bạn thích viết lách nhưng chưa đủ sắc bén để làm về báo chí. Bạn là tuýp người ghét văn phòng, công sở. Bạn thần tượng những youtubers, bloggers sáng tạo nội dung mới lạ độc đáo. Thì bạn nên thử sức với nghề này, vừa thỏa sức sáng tạo vừa không bị gò bó 8 tiếng mỗi ngày (nhưng có khi bạn sẽ phải làm việc 18 tiếng một ngày đấy.

Nhưng hãy nhớ: Bạn tốt nghiệp Ngôn Ngữ Anh, hãy chứng minh điều đó bằng khả năng ngôn ngữ của mình.

8. Tiếp viên hàng không

Học ngôn ngữ Anh có thể trở thành tiếp viên hàng khôngHọc ngôn ngữ Anh có thể trở thành tiếp viên hàng không

Tiếp viên hàng không có hai kiểu là tiếp tân dưới mặt đất và tiếp viên theo các chuyến bay. Tiếp tân dưới mặt đất là những người hướng dẫn hành khách tại cảng hàng không như check in, gửi đồ, kiểm tra giấy tờ,… họ chỉ làm việc cố định ở sân bay đó mà thôi. Còn tiếp viên theo chuyến bay làm những người đồng hành với hành khách trên chuyến bay. Họ hướng dẫn, phục vụ, giúp đỡ, xử lý các tình huống phát sinh để hành khách có trải nghiệm bay tốt hơn.

Tiếng Anh tốt luôn là ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn tiếp viên hàng không. Nếu bạn đạt đủ các yêu cầu khác như ngoại hình, chất giọng, gia đình,… thì tội gì không thử sức với công việc với mức lương nghìn đô này. Bạn cũng có cơ hội đặt chân đến rất nhiều nơi trên thế giới, gặp nhiều người, có nhiều trải nghiệm. Ngoài ra, bạn có thêm nhiều nguồn thu nhập khác như hàng xách tay chẳng hạn.

Học ngành Ngôn ngữ Anh ở đâu?

Khu vực phía Bắc:

  • Đại học Ngoại Ngữ

  • Đại học Hà Nội

  • Đại học Ngoại Thương Hà Nội

  • Học Viện Ngoại Giao

  • Đại học sư phạm Hà Nội

  • Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khu vực phía Nam:

  • Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM

  • Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM

  • Trường Đại học Ngoại thương TP.HCM

  • Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG TP.HCM

  • Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

  • Trường Đại học Sư phạm TP.HCM

  • Trường Đại học Mở TP.HCM

  • Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Có nên học khoa Ngôn ngữ Anh không?

Khoảng hơn 50% sinh viên khi được hỏi tại sao học ngành Ngôn Ngữ Anh sẽ trả lời rằng: Vì em không biết học ngành nào khác. Hay: “Vì em ghét học Toán”, “Em không học được Lý, Hóa”, và ti tỉ lý do không hay ho lắm. Nếu bạn thuộc tuýp trên, đừng lao đầu vào ngành này nếu không muốn tự mình bỏ phí 4 năm đại học. 

Nên học khoa này nếu như bạn thật sự có định hướng sẽ làm một công việc có liên quan. Ví dụ bạn thật sự muốn thu nhập khủng, bạn thích làm phiên dịch, thế thì chẳng còn ngại ngần gì nữa! Tốt nghiệp và tìm việc thôi!

(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

JobsGO BannerJobsGO Banner