Học ngành nào dễ xin việc

Học ngành gì DỄ XIN VIỆC

 

Bạn đã biết ngành nào ra trường là có việc làm ngay? Bạn không cần phải hỏi từng người để ra kết quả. 3 ngành nghề dưới đây đang thiếu nguồn nhân lực, hãy cùng xettuyentructuyen chọn cho mình một ngành thích hợp.

Đây là những ngành học được đánh giá là có triển vọng trong tương lai, khi đất nước ngày càng chú trọng mở cửa hội nhập kinh tế và hiệp định TPP được xem là thách thức nhưng cũng là triển vọng phát triển của Việt Nam.

VÌ VẬY,CÁC CHUYÊN GIA VỀ VIỆC LÀM KHUYÊN CÁC BẠN TRẺ CÓ THỂ LỰA CHỌN 03 NGÀNH HỌC TỐT NHẤT HIỆN NAY ? MÃI MÃI KHÔNG LO THẤT NGHIỆP – ỔN ĐỊNH – LƯƠNG CAO?

Ngành thứ nhất: ĐIỆN, ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP- DỄ XIN VIỆC

Tốt nghiệp nhóm ngành điện – điện tử công nghiệp sinh viên có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử cũng như tìm hiểu, phát triển, ứng dụng điện tử công nghiệp vào đời sống hàng ngày.

 

Có 10 lý do để chọn học ngành kỹ sư điện điện tử công nghiệp: 

1.      Dễ dàng kiếm việc sau khi ra trường

2.      Bạn có thể làm việc ở những quốc gia khác nhau

3.      Việc thực hành nhiều giúp bạn mở rộng cơ hội việc làm

4.      Bạn sẽ có được một lượng kiến thức rộng trong quá trình học về điện, điện tử, dân dụng và công nghiệp, tự động hóa, điện tử viễn thông….

5.      Kỹ năng máy tính được nâng cao

6.      Công việc thú vị và nhiều thử thách

7.      Tự chế tạo ra các vật dụng, dụng cụ, trang thiết bị….

8.     Sửa chữa, vận hành, sáng chế, các máy móc, thiết bị trong gia đình, cơ quan, doanh nghiệp…

9.      Công việc luôn đổi mới và không bao giờ nhàm chán
  

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân viên quản lý hệ thống điện – điện tử trong các doanh nghiệp sản xuất là rất lớn, hoặc nếu không xin được việc tại các doanh nghiệp, sinh viên ra trường cũng có thể làm ở các xí nghiệp, nhà máy nhỏ và cũng có thể tự mở doanh nghiệp sửa chữa điện, thiết bị gia dụng, đồ dùng cho người dân.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, hiện nay ngành Điện – Điện tử đang rất thiếu nhân lực. Nguồn nhân lực có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành này hiện chỉ đạt mức 54,87%. Vì vậy, cơ hội việc làm cho những sinh viên theo học những nhóm ngành nói trên là rất cao.

Ngoài ra, điểm chuẩn nhóm ngành điện – điện tử công nghiệp không quá cao. Theo nhận định của các chuyên gia giáo dục, nhóm ngành điện – điện tử công nghiệp rất thích hợp cho những em học sinh vùng sâu, vùng xa nơi đang từng bước phát triển kinh tế, khi ra trường các em cũng không cần sự quen biết để xin việc mà các công ty luôn chú trọng đến kiến thức, năng lực của sinh viên.

 

VẬY NGÀNH ĐIỆN – ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP  nên chọn trường nào để học? 

Đương nhiên đầu tiên là phải chọn trường “ Công lập” TOP ĐẦU ; Thứ 2 là chọn trường có thương hiệu, chuyên đào tạo về khối ngành Kỹ thuật

      + Đối với hệ Đại học có: Đại học Bách khoa, Đại học Công nghiệp, Đại học kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Điện lực.

       + Đối với hệ Cao đẳng có  trường: CĐ công nghiệp xây dựng;CĐ Điện miền bắc; Trường ta

Ngành thứ 2: CÔNG NGHỆ MAY THỜI TRANG – KHÁT NHÂN LỰC

 

 Trước hết, Chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về tiềm lực ngành may và nhu cầu nhân lực Ngành May thời trang để chứng minh việc “Sinh viên ngành may thời trang chưa ra trường đã có hàng trăm, nghìn Doanh nghiệp săn đón” 

Ngành công nghiệp may là ngành giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, tuy nhiên kỹ sư đào tạo cơ bản, chuyển sâu về công nghệ may còn rất thiếu, các công ty thường xuyên liên hệ với bộ môn để tuyển dụng sinh viên.

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ may rộng lớn

Năm 2009, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 6 của Hiệp hội thời trang Châu Á. Sự gia nhập này góp phần khẳng định vị thế, chất lượng và số lượng đang tăng trưởng tích cực của ngành dệt may Việt Nam. Ngoài ra, theo chia sẻ ông Nguyễn Văn Tuấn P.Chủ tịch Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam tại Diễn đàn Dệt may 2016 tổ chức ở TP.HCM ngày 29/6 thì trong giai đoạn từ năm 2000-2013 tổng vốn đầu tư nước ngoài vào dệt may đạt khoảng 8,2 tỉ USD, thì chỉ trong 2 năm sau đã tăng thêm hơn 6 tỉ đồng. Con số này cho thấy được một triển vọng đầy hứa hẹn cho tương lai ngành dệt may, và dĩ nhiên, mở cả nhiều lối đi tươi sáng cho những thành viên tương lai trong ngành Công nghệ may

Với tình hình này, các bạn sinh viên có thể an tâm rằng, tốt nghiệp ngành Công nghệ may không bao giờ sợ… thất nghiệp nếu có năng lực. Tùy theo nhu cầu và mục tiêu, các bạn có thể hướng đến những vị trí như: thiết kế, quản đốc, gia công, kỹ sư dây chuyền sản xuất may mặc, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý thương hiệu, giám sát quy trình sản xuất, kinh doanh may mặc, mở công ty, xưởng. …

Trong số gần 3 triệu lao động Ngành may hiện tại thì chỉ riêng đội ngũ công nhân tại các doanh nghiệp cũng đang thiếu trầm trọng, “phải đăng tuyển dụng hàng ngày, quanh năm” ? Chứ chưa nói gì đến việc tuyển đội ngũ kỹ sư, cử nhân ngành may – “ chính là các bạn – những kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp CĐ, ĐH chính qui ngành May thời trang” . Bởi vì tuyển các bạn chính là tuyển các chuyên gia về kỹ thuật, công nghệ, chỉ đạo, điều hành dây truyền công nghệ và công nhân; Làm công tác quản lý, quản đốc, quản trị; Phát triển sản phẩm, thiết kế và nghiên cứu thị trường; Thậm chí đào tạo cả công nhân…

Vậy tại sao lại thiếu trầm trọng như vậy? CÂU TRẢ LỜI XUẤT PHÁT TỪ PHÍA CÁC TRƯỜNG – Số các trường ĐH, CĐ được đào tạo ngành may thời trang chỉ đếm trên đầu ngón tay:

+ Tại TPHCM hệ ĐH,CĐ: có 6 trường công lập

+ Tại Hà nội hệ Đại học – trường công lập có: ĐH Bách khoa, ĐH Công nghiệp, ĐH Công nghiệp Dệt may Hà nội; 

+ Hệ Cao đẳng – trường công lập TOP1: Chỉ có duy nhất Trường ta

 

Kết luận: Đây là nguyên nhân chính, chủ yếu dẫn đến việc thiếu trầm trọng nhân lực ngành may thời trang trình độ cao(Đại học, Cao đẳng) hiện nay. Đây cũng là câu trả lời đúng 100% cho việc lý do tại sao? SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY THỜI TRANG CHƯA RA TRƯỜNG ĐÃ CÓ VIỆC – CHƯA RA TRƯỜNG ĐÃ CÓ HÀNG TRĂM CÔNG TY DOANH NGHIỆP LỚN NHỎ SĂN ĐÓN? 

THỨ 3: NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. Ngành Công nghệ thông tin học gì?

Công nghệ thông tin (IT – Information Techology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.

Học ngành Công nghệ thông tin tại Trường chúng tôi  sinh viên được trang bị các kiến thức: nền tảng về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm… Sinh viên của trường sẽ được chọn học các chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở thích như: công nghệ phần mềm, lập trình đồ họa, Quản trị mạng, truyền thông đa phương tiện, Sửa chữa lắp ráp máy tính.

Đi sâu vào các chuyên ngành này, các bạn sẽ có cơ hội tiếp cận những kiến thức liên quan đến: nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về bảo mật hệ thống thông tin…. Ra trường đảm bảo khả năng thực hành nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu công việc.

Bên cạnh đó, tại trường chúng tôi sinh viên còn được chú trọng phát triển kiến thức chuyên môn và những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp về sau: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch,… và đặc biệt là được trang bị ngoại ngữ

 2. Ngành Công nghệ thông tin làm những gì?

     Công nghệ thông tin (IT) ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ nhiệt huyết, yêu thích lĩnh vực công nghệ. Muốn tạo nên sự khác biệt tích cực cho thế giới thì IT là một trong những con đường lựa chọn đúng đắn của bạn bởi IT ngày nay là công cụ quan trọng không thể thiếu trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.

Cơ hội việc làm của Công nghệ thông tin cho bạn rất nhiều lựa chọn hấp dẫn:

– Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin;

– Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra;

– Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính; Ứng dụng Thiết kế Web, Đồ họa..

– Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin;

– Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…
 

 3. Học ngành Công nghệ thông tin học ở đâu?

Để có thể dễ dàng xin được một công việc như ý ngay sau khi ra trường bạn nên chọn một trường công lập uy tin để học. Dưới đây là một số trường Công lập đào tạo ngành CNTT có chất lượng:

+     Tại TPHCM hệ ĐH,CĐ: có 3 trường công lập

+ Tại Hà Nội hệ Đại học – trường công lập có: ĐH Bách khoa, ĐH Công nghiệp;HV Bưu chính viễn thông.

+ Hệ Cao đẳng – trường công lập: Trường TOP có Cao đẳng công nghệ TT TPHCM, Trường CĐ CNTT Việt Hàn; Trường ta