Học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ra trường làm gì? – Chương trình liên kết du học Logistics

Với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế, thị trường hiện nay đang rất “khát” nguồn nhân lực ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Thế nhưng có nhiều bạn vẫn chưa hình dung được học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ra trường sẽ làm gì. Vì vậy, hãy cùng Viện IEC tìm hiểu về cơ hội việc làm sau khi ra trường của ngành đang cực “hot” này nhé!!

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Logistics là một mắt xích của chuỗi cung ứng doanh nghiệp, là tập hợp việc lên kế hoạch, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển, lưu kho hàng hóa, làm thủ tục khai báo hải quan, các giấy tờ chứng từ, chăm sóc khách hàng, đóng gói bao bì, giao hàng và tất cả các hoạt động khác liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng.

Quản lý chuỗi cung ứng là phối hợp giữa bộ phận sản xuất, kho bãi, logistics, vận chuyển hàng hóa từ phía nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Bao gồm tất cả các hoạt động hậu cần truyền thống và còn mở rộng đến cả khâu marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính và dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ra trường làm gì?

Đa dạng nghề nghiệp là một đặc thù của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Sau khi ra trường, bạn có thể theo ngành nghề khác nhau tại các doanh nghiệp từ sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ Logistics,…

Các vị trí phổ biến khi mới ra trường như:

  • Điều phối viên vận tải: Trình bày cách bố trí khu vực dành riêng cho nhóm chế tạo container trong bãi, điều chỉnh nhóm phân phối. Giám sát các chuyển động và đảm bảo rằng tất cả các thiết bị cần thiết được đặt chính xác trong bãi.
  • Chuyên viên kinh doanh Logistics: Tìm kiếm đánh giá các loại hình logistic trên thị trường. Tư vấn khách hàng về các dịch vụ logistics, phát triển mạng lưới khách hàng sử dụng dịch vụ.
  • Chuyên viên quản lý kho bãi: quản lý hoạt động kho, chịu trách nhiệm thực hiện và giám sát việc sắp xếp sản phẩm và nguyên vật liệu
  • Chuyên viên xử lý chứng từ xuất nhập khẩu: Theo dõi hợp đồng mua bán trong nước và quốc tế. Xử lý các chứng từ XNK, liên hệ ngân hàng, đối tác có liên quan để hoàn tất bộ chứng từ theo đúng quy định
  • Chuyên viên khai báo hải quan: Thực hiện khai báo hải quan và làm các thủ tục hải quan hàng xuất nhập khẩu. Làm thủ tục kiểm định cho hàng cont, hàng tàu nhập khẩu.
  • Chuyên viên thu mua: Tìm kiếm, khai thác, phát triển mạng lưới nhà cung cấp cho các sản phẩm chiến lược của công ty và các nhà sản xuất vật liệu tiềm năng, nhà cung cấp trong và ngoài nước. Cập nhật nhu cầu thị trường từ các đơn vị kinh doanh/chi nhánh

Ngoài ra, sau khi tích lũy kinh nghiệm từ 1-3 năm, bạn có thể trở thành: Chuyên viên tại mảng kế hoạch, khai thác thị trường, marketing, dịch vụ khách hàng, cung ứng vật tư, quản lý kho vận, hệ thống xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải,…

Hoặc nếu có thực lực và kinh nghiệm, bạn sẽ thăng tiến đến Trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, bộ phận nghiên cứu, khảo sát thị trường. Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn… hoặc khởi nghiệp và tự điều hành công ty riêng.

Bạn cần chuẩn bị gì để tự tin bước vào Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Các vị trí làm việc trên mở ra nhiều cơ hội phát triển và thăng tiến cho bạn trẻ. Một số vị trí cũng đòi hỏi bạn sẽ di chuyển và đi công tác nhiều nơi, kể cả nước ngoài. Đây cũng là một cơ hội tốt cho các bạn thích du lịch và làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế.

Để có thể tự tin bước vào Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, bạn cần phải trang bị cho bản thân kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng thiết yếu bằng cách tham gia các chương trình đào tạo uy tín.

Hiện có khá nhiều trường Đại học đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng mà bạn có thể tham khảo như Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Ngoại thương – Cơ sở II (TP.HCM), Đại học Hàng hải Việt Nam (Hà Nội), Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội),…

Để sở hữu hành trang bước vào ngành với kiến thức chuyên môn được cập nhật liên tục, kỹ năng Tiếng Anh thành thạo, bạn có thể lựa chọn hình thức đào tạo Liên kết quốc tế như: Chương trình Liên kết Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (ĐH Giao thông vận tải TP.HCM liên kết Đại học QG Hàng hải và Hải dương Hàn Quốc), Ngành Quản lý Cảng và Logistics (Đại học Giao thông vận tải TP.HCM liên kết ĐH Tongmyong Hàn Quốc)…

Đây là những chương trình tiên phong trên cả nước về hợp tác đào tạo ngành Logistics với nước ngoài, có những lợi thế nổi bật như:

  • Bằng cấp do trường đối tác cấp, có giá trị quốc tế
  • Chương trình đào tạo được chọn lọc với nhiều môn chuyên ngành, cập nhật kiến thức liên tục (đặc biệt là kiến thức Logistics quốc tế)
  • Giảng viên giảng dạy 100% Tiếng Anh, có chuyên môn giỏi, và giàu kinh nghiệm thực tế
    Luôn được tiếp cận thực tiễn thông qua các buổi trải nghiệm thực tế, thực tập tại doanh nghiệp, cảng biển, kho hàng…
  • Trải nghiệm du học trong 2 năm cuối tại nước ngoài, chi phí tiết kiệm, học bổng giá trị…Đây là cơ hội để sinh viên tiếp cận nhiều kiến thức, kỹ năng mới từ trải nghiệm du học;

Khép lại bài viết “Học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ra trường làm gì?”, hy vọng bạn có thể nắm được các công việc của Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, cũng như hình dung được tương lai của mình sau khi theo ngành học này. Chúc các bạn luôn tìm thấy niềm say mê trong học tập và thành công với ngành học mình đã chọn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
>>Trường dạy Logistics tốt nhất hiện nay
>>Ngành Logistics – Làm cách nào để trúng tuyển vào Trường Đại học dạy Logistics tốt nhất hiện nay
>>Du học Logistics? Nên chọn chương trình liên kết của IEC!