Học marketing ra làm gì? Top 6 việc làm nổi bật trong ngành

Marketing là một lĩnh vực sở hữu rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ năng động, nhưng cũng vì sự đa dạng này mà nhiều bạn chưa chọn được công việc cụ thể cho mình. Vì thế Mua Bán hôm nay sẽ giải đáp cho các bạn câu hỏi học marketing ra làm gì? Tố chất của một Marketer thành công và cơ hội thăng tiến cùng mức lương hấp dẫn của ngành.

Sơ lược về ngành marketing

Marketing là gì?

Marketing là gì?Marketing là gì?

Marketing nghĩa là tiếp thị, kết nối dịch vụ, sản phẩm mà công ty kinh doanh đến khách hàng có nhu cầu đồng thời thu hút khách hàng mua sản phẩm và duy trì mối quan hệ lâu dài với họ. Để marketing được hiệu quả, doanh nghiệp cần không ngừng tìm hiểu mong muốn của khách hàng và cải tiến cho sản phẩm đáp ứng tốt những mong muốn này.

Ngành marketing là gì? Đây là ngành học được đào tạo vô cùng phổ biến xuất hiện ở tất cả các trường đại học kinh tế khắp đất nước từ Bắc, Trung và Nam. Rõ thấy đây là một ngành nghề chiếm nhiều sự yêu thích của các bạn trẻ do sự thú vị, nhiều cơ hội việc làm cũng như thử thách cần chinh phục. Do đó sự cạnh tranh đầu vào tại các trường đại học lớn như NEU, FTU rất khốc liệt.

Học marketing ra làm gì?Học marketing ra làm gì?

Trở thành sinh viên của ngành, bạn sẽ được đào tạo bài bản về nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, phân tích thị hiếu khách hàng và biến động thị , cách lập chiến lược hiệu quả để tiếp thị đúng thương hiệu, đúng sản phẩm đến đúng khách hàng có nhu cầu. Đồng thời giúp bạn phân tích điểm mạnh yếu của đối thủ cạnh tranh, thiết lập đối sách thích hợp.

>>>Xem thêm: Copywriter là gì? Có khác gì so với Content Writer?

Doanh nghiệp có cần thiết triển khai hoạt động marketing?

Để tìm hiểu học marketing ra làm gì, bạn cần phải hiểu vai trò của marketing hiện nay là gì, tại sao mỗi doanh nghiệp lại cần marketing. Bạn sẽ thấy đây là hoạt động không thể tách rời đối với một doanh nghiệp bất kỳ. Nguyên nhân nằm ở việc những lợi ích mà marketing đem lại vô cùng thiết thực cho hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể marketing có những vai trò sau. 

Marketing cung cấp thông tin sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng

Marketing cung cấp thông tin sản phẩm/dịch vụ đến khách hàngMarketing cung cấp thông tin sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng

Có thể nói đây là vai trò chính và quan trọng nhất của Marketing, có khả năng quyết định sự thành bại của một dự án. Khách hàng chỉ thực sự ra quyết định mua hàng khi đã tìm hiểu thật kỹ càng mọi thông tin về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Đối với hàng hóa giá trị càng cao, họ càng dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu và so sánh.

Do đó, đội ngũ Marketing trong doanh nghiệp cần nắm rõ thông tin tổng quan về sản phẩm cùng với đặc điểm, lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người sử dụng. Sau đó, Marketer sẽ truyền tải thông điệp này đến khách hàng sao cho thật ấn tượng để khách hàng chi tiền mua sản phẩm.

Do đó Marketing còn là phương thức hiệu quả để thu hút khách, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thu hút và thuyết phục người tiêu dùng mua hàng là một loại hình nghệ thuật trong Marketing.

Marketing là cách thức cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp nhỏ và lớn

Marketing là cách thức cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp nhỏ và lớnMarketing là cách thức cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp nhỏ và lớn

Sự phát triển của tiếp thị hiện đại có thể là câu trả lời cho câu hỏi “học marketing ra làm gì”. Marketing đang phát triển với tốc độ chóng mặt trong thời đại 4.0, cho ra đời những phương thức tiếp thị hiệu quả cao mà không hao hụt nhiều ngân sách công ty. Các công ty bây giờ không còn tiếp thị nhiều trên những tờ báo giấy, tờ rơi quảng cáo mà họ chuyển sang tiếp thị số trên các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, Instagram,…

Tiếp thị hiện đại như trên giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiếm được ngân sách đáng kể so với cách tiếp thị truyền thống. Từ đó tạo ra bước đệm để họ có thể cạnh tranh với các ông lớn nhiều năm trong thị trường.

Marketing giúp tạo lập và duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng

Marketing giúp tạo lập và duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàngMarketing giúp tạo lập và duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng

Marketing hiện đại giúp doanh nghiệp thỏa mãn được nhu cầu cần thiết của khách hàng, xây dựng được lòng tin và sự trung thành của khách hàng từ chính sản phẩm của mình. Khi đã có được sự tin tưởng của người tiêu dùng, bộ phận marketing tiếp tục thực hiện việc chăm sóc khách hàng như giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin sản phẩm mới.

Với việc chăm sóc này, khả năng cao khách hàng sẽ quay trở lại và tiếp tục sử dụng sản phẩm của công ty. Tóm lại sự tin tưởng và thấu hiểu giữa khách hàng với các doanh nghiệp sẽ góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty với khoản phí duy trì quan hệ rất thấp.

Marketing giúp giao tiếp với khách hàng mọi địa điểm, mọi thời điểm

Marketing giúp giao tiếp với khách hàng mọi địa điểm, mọi thời điểmMarketing giúp giao tiếp với khách hàng mọi địa điểm, mọi thời điểm

Trong thời đại xưa, các công ty chỉ có thể thực hiện việc tiếp thị khi trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Bây giờ, doanh nghiệp hầu như loại bỏ hình thức trên và tập trung vào tương tác với khách hàng, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp thông qua trang social media (mạng xã hội). Do các trang mạng xã hội sở hữu quyền năng khủng, cho phép tiếp cận hàng triệu đối tượng là khách hàng tiềm năng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu và hầu như ở mọi thời điểm.

Marketing là công cụ hữu hiệu để gia tăng doanh số bán hàng hiệu quả

học marketing ra làm gì? Quá trình học tập, đào tạo marketing sẽ giúp đạt được mục đích tối thượng của bất kỳ doanh nghiệp, công ty nào đó là bán hàng hiệu quả, đạt được nhiều lợi nhuận và tối đa hóa chi phí bỏ ra. Marketing sẽ giúp công ty đạt được điều đó. Chỉ cần có một marketer giỏi, biết nhìn thấu thị trường cùng lợi thế sản phẩm kinh doanh, người marketer có thể đề ra chiến lược bán hàng cực kỳ hiệu quả đem lại nhiều lợi ích cho công ty. Nhờ những điều này mà nhu cầu tuyển dụng Marketing luôn rất cao, vì vậy học marketing sẽ không bao giờ lỗi thời.

>>>Xem thêm: Content Marketing là gì? 6 kỹ năng nhân viên Content phải có

Học marketing khối nào? Ngành marketing học trường nào tốt?

Để giải đáp học marketing ra làm gì, những thông tin về khối thi và lựa chọn trường đại học phù hợp là vô cùng quan trọng vì đây chính là nền móng quyết định tương lai của bạn. Ngành marketing (mã 7340115) là ngành có lượng thí sinh chọn thi vào tại các trường đại học lớn hàng năm đều rất cao. Xã hội cũng đang rất cần nguồn nhân lực marketing trẻ, đầy nhiệt huyết nên marketing trở nên rất hot trong thời gian gần đây.

Học marketing thi khối nào?

Học marketing thi khối nào?Học marketing thi khối nào?

Bên cạnh học marketing ra làm gì, chắc hẳn đây cũng là thắc mắc của nhiều sĩ tử đang chọn ngành chọn trường cho 4 năm đại học tươi đẹp. Theo Mua Bán tổng hợp thì khối xét tuyển cho marketing gồm có:

  • A00: Toán – Lý – Hóa
  • A01: Toán – Lý – Anh
  • A16: Toán – KHTN – Văn
  • C01: Toán – Văn – Lý
  • C00: Văn – Sử – Địa
  • D01: Toán – Văn – Anh

Tùy theo yêu cầu của trường đại học, cao đẳng mà sẽ chọn khối xét tuyển cho marketing khác nhau, do đó bạn cần tìm hiểu thật kỹ về ngành marketing tại trường bạn chọn sẽ xét duyệt theo khối nào.

Ngành marketing học trường nào tốt?

Để được đào tạo bằng chương trình giáo dục luôn cập nhật, bạn nên tham gia ứng tuyển vào các trường đại học chuyên về kinh tế như Đại học Kinh Tế Quốc Dân (NEU), Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH). Chất lượng đào tạo là không cần bàn cãi khi có nhiều sinh viên đã là nhân viên chính thức tại doanh nghiệp khi chỉ mới năm 3,4. Dưới đây là một số trường đại học đào tạo tốt marketing và điểm chuẩn năm 2021.

Tên trường 
Điểm chuẩn 2020

Trường Đại học Tài chính – Marketing

26.1

Trường Đại học Hoa Sen

17

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

27.55

Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

27.5

Trường Đại học Thương mại

26.7

Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh

18

Trường Đại học Cần Thơ

25

Trong quá trình theo học tại các trường đại học có ngành marketing uy tín, việc tư vấn hướng nghiệp từ các giảng viên, giáo viên sẽ thường xuyên diễn ra. Qua đó sẽ giúp bạn có một góc nhìn rộng hơn và sâu hơn về cơ hội việc làm của ngành marketing, phần nào giúp bạn có lời giải cho câu hỏi “học marketing ra làm gì?”.

>>>Xem thêm: Nhân viên Content Marketing & những điều cần phải biết

Muốn làm marketing giỏi bạn cần những tố chất nào?

Tuy là một ngành không có nhiều yêu cầu đặc biệt về năng khiếu, nhưng cũng có rất nhiều sinh viên ra trường, làm việc và không thể chịu nổi sự khắc nghiệt, phải chuyển sang các nghề nghiệp khác. Thực sự mà nói đây là điều rất lãng phí thời gian và công sức, vì thế Mua Bán sẽ gửi đến các bạn những tố chất mà Marketer cần có để bám trụ với nghề.

Sự năng động, sáng tạo 

Sự năng động, sáng tạo rất cần thiết đối với người làm marketingSự năng động, sáng tạo rất cần thiết đối với người làm marketing

Đây có lẽ là yếu tố bắt buộc mà mọi người đều phải có khi tham gia vào lĩnh vực marketing. Lý do là khách hàng chỉ bị thu hút bởi những ý tưởng điên rồ, sáng tạo trong hàng ngàn, hàng vạn mẫu quảng cáo tiếp thị khác. Vì thế một Marketer thực thụ cần sở hữu óc sáng tạo cao, tư duy logic và năng động tìm tòi học hỏi thêm các vấn đề khác.

Sự sáng tạo sẽ là bàn đạp thúc đẩy bạn đến những vị trí cao cấp hơn trong doanh nghiệp. Người sáng tạo thường để lại nhiều dấu ấn khác biệt, dễ dàng thu hút sự tò mò của khách hàng và cả những nhà tuyển dụng khó tính. Vì thế trong 4 năm đại học sinh viên nên tham gia các cuộc thi sáng tạo để mài dũa phẩm chất này càng thêm sáng bóng, giúp CV thêm đẹp mắt.

Sự linh hoạt, nắm bắt xu hướng giới trẻ

Sự linh hoạt, nắm bắt xu hướng giới trẻSự linh hoạt, nắm bắt xu hướng giới trẻ

Marketer chuyên nghiệp sẽ rất linh hoạt, nhạy cảm với các sự kiện diễn ra toàn cầu. Việc cập nhật kịp thời các xu hướng mới mẻ, nghiên cứu và phân tích các sự kiện này sẽ giúp người làm marketing có thêm tư liệu để gửi đi các thông điệp tiếp thị độc lạ, bắt trend, tận dụng được nguồn khách hàng tiềm năng đang quan tâm đến sự kiện này.

Marketer cũng hiểu rằng sản phẩm của họ qua thời gian sẽ trở nên lỗi thời và có nguy cơ bị các đối thủ cạnh tranh vượt mặt. Do đó nếu không linh hoạt biến chuyển sản phẩm theo hướng tích cực thì sớm muộn bản thân cũng sẽ bị đào thải theo.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp tốtKỹ năng giao tiếp tốt

Marketing là nghề nghiệp đòi hỏi người theo nghề cần có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể trình bày sản phẩm cho khách hàng, thuyết trình các chiến lược, dự án tiếp thị cho cấp lãnh đạo phê duyệt. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp tốt cũng giúp Marketer dễ dàng trao đổi ý tưởng với đồng nghiệp, hỗ trợ tốt hơn cho công việc. Do đó nghề marketing thông thường có rất nhiều bạn hướng ngoại theo đuổi. Trong khi các bạn hướng nội khá ít.

Sẵn sàng làm việc nhóm

Sẵn sàng làm việc nhómSẵn sàng làm việc nhóm

Làm việc nhóm là điều không thể tránh khỏi trong marketing, khi bạn đề xuất ý tưởng, sẽ có những đồng nghiệp đưa ra ý kiến để cải thiện hoặc bác bỏ. Do đó nếu không làm việc nhóm, ý tưởng marketing của bạn có thể vẫn còn thô, chưa mang nhiều nét sáng tạo, phối hợp tốt cùng đồng đội sẽ tạo ra những chiến dịch đạt hiệu quả cao hơn là đơn độc.

Marketer giỏi còn biết cách phối hợp các thành viên, lợi dụng điểm mạnh điểm yếu từng cá thể để bù trừ cho nhau, phát huy được sức mạnh tập thể.

>>>Xem thêm: PR là làm gì? Hướng đi nào tốt nhất cho nhân viên PR?

Học marketing ra làm gì? 

Công việc phổ biến của người làm marketing — marketer là gì?

Nghiên cứu và phân tích thị trường — Market Research

Nghiên cứu và phân tích thị trường — Market ResearchNghiên cứu và phân tích thị trường — Market Research

Nghiên cứu và phân tích thị trường là một trong những công việc được phụ trách bởi phòng marketing với mục tiêu là nắm bắt xu hướng thị trường. Công việc cụ thể của một phân tích viên là là tìm hiểu, thu thập và hoàn thiện chân dung khách hàng, thói quen mua sắm của họ và vị thế của công ty đối thủ. Từ đó đề ra các chiến dịch marketing thích hợp.

Bạn có thể ứng tuyển vào một số vị trí về nghiên cứu thị trường tại doanh nghiệp như: giám đốc nghiên cứu thị trường, quản lý nghiên cứu thị trường, nhà giám sát và phân tích nghiên cứu thị trường.

Quản lý thương hiệu — Brandings

Quản lý thương hiệu — BrandingsQuản lý thương hiệu — Brandings

Đây là một công việc cần thiết đối với những công ty, doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường ra ngoài nước và kinh doanh lâu dài. Công việc của người làm ở vị trí này là định vị thương hiệu công ty một cách rõ ràng, tạo dấu ấn in sâu vào tâm trí khách. Do đó đòi hỏi người làm Brandings cần có tầm nhìn vĩ mô, óc sáng tạo cao để hoàn thành tốt công việc.

Nhà quản lý thương hiệu có thể kết hợp với nhóm nghiên cứu thị trường để cùng nhau đưa ra các tiêu chí cho chiến dịch truyền thông sản phẩm và thương hiệu. Các vị trí công việc trong Brandings là giám đốc phát triển sản phẩm, giám đốc sản xuất và thương hiệu.

Quảng cáo — Advertising

Quảng cáo — AdvertisingQuảng cáo — Advertising

Khía cạnh quảng cáo là mặt được tập trung nhiều nhất trong marketing vì đây là bộ phận truyền tải thông tin về sản phẩm bằng nhiều phương thức khác nhau đến khách hàng. Đồng thời, nhiệm vụ chính của họ là tiến hành nghiên cứu về nhân khẩu học của người tiêu dùng mục tiêu và sử dụng nghiên cứu đó để thúc đẩy khả năng tiêu thụ, sức mua của sản phẩm trên thị trường.

Quan hệ công chúng — PR

Quan hệ công chúng — PRQuan hệ công chúng — PR

Quan hệ công chúng — PR là người trực tiếp quản lý, vận hành các kênh truyền thông của công ty. Người thực hiện công việc quan hệ công chúng được coi là người phát ngôn của công ty và mang trách nhiệm truyền tải hình ảnh đẹp đẽ của công ty đến mọi người. Ngoài ra họ cần tạo ra thông tin tích cực trong hoạt động kinh doanh để an ủi các nhà đầu tư.

Công việc cụ thể của PR là viết thông cáo báo chí để trình diễn sản phẩm mới hoặc để thông báo cho các nhà đầu tư về quan hệ đối tác kinh doanh, bảng tài chính hoặc tin tức khác của công ty. Nếu họ công tác chuyên về truyền thông báo chí, họ sẽ dành thời gian để trả lời các yêu cầu thông tin từ nhà báo hoặc bình luận cho truyền thông.

Account

Đây là vị trí mang trọng trách kết nối client là các khách hàng với agency nơi nhân viên account làm việc. Account sẽ thực hiện việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng đang có nhu cầu thuê nhân sự, đàm phán ký kết hợp đồng, tiếp nhận các yêu cầu công việc từ client. Tóm tắt lại thì account thực hiện công việc như một bộ phận sale của agency nhưng cần có một số kiến thức về marketing.

Digital marketing

Digital marketingDigital marketing

Marketing là làm gì? Học digital marketing ra làm gì? Đây tuy là một nhánh con của Marketing nói chung nhưng vẫn sở hữu nhiều vị trí công việc cho các bạn sinh viên tham khảo, lựa chọn:

  • Thiết kế UI/UX cho website hoặc blog: website là nơi các doanh nghiệp trình bày và buôn bán sản phẩm của mình cũng như để khách hàng tìm kiếm thông tin chi tiết sản phẩm. Người làm UI/UX cần nghiên cứu, thiết kế trang web thật tiện lợi, đẹp mắt để giữ chân khách hàng.
  • Content marketing: bao gồm các công việc như quản lý nội dung trên các trang social media, biên tập, biên kịch và copywriter,…
  • Email marketing: là một kênh bổ trợ tiếp thị của các doanh nghiệp. Email marketing giúp công ty nhanh chóng gửi thông tin sản phẩm đến người sử dụng email, nếu đó là đối tượng đang có nhu cầu thì khả năng chuyển đổi. Người làm email marketing cần biết cách viết một email chuẩn chỉnh, thiết kế, nghiên cứu tệp khách hàng.

>> Có thể bạn quan tâm: Một số việc làm thời vụ TP HCM đang được đăng tuyển rất nhiều tại Muaban.net

Thực trạng cơ hội việc làm marketing và mức lương của sinh viên marketing mới ra trường

Dù thị trường kinh tế hiện nay đang chứng kiến nhiều biến động, nhưng cơ hội việc làm của ngành marketing vẫn không hề bị giảm sút, một số nơi còn đang cho thấy khát nhân lực trẻ, có kỹ năng. 

Thực trạng cơ hội việc làm marketing và mức lương của sinh viên marketing mới ra trườngThực trạng cơ hội việc làm marketing và mức lương của sinh viên marketing mới ra trường

Lý do cho việc ngành marketing vẫn ổn định là vì các công ty, doanh nghiệp luôn có nhu cầu quảng bá, tiếp thị sản phẩm và đây cũng là hoạt động không thể thiếu trong khâu cung cấp sản phẩm ra thị trường. Do đó, vị trí công việc trong ngành như phân tích dữ liệu, quảng cáo, PR, định vị thương hiệu đều được trọng dụng.

Mức lương của sinh viên marketing mới ra trường cũng tùy thuộc vào số giờ làm của họ. Thông thường nếu bạn làm Part-time thì mức lương marketing dao động từ 1,5 triệu – 2 triệu/ tháng.

Bạn sẽ nhận được lương cứng khi thử việc hoặc là nhân viên chính thức, mức lương mới ra trường tương đương với 5 triệu – 6 triệu/ tháng. Sau thời gian thử việc lương khởi điểm của nhân viên marketing chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ dao động từ 7 – 12 triệu/ tháng.

Sau khi đọc bài viết “Học marketing ra làm gì? Top 6 việc làm nổi bật trong ngành”, Mua Bán hy vọng các bạn sinh viên đã nắm bắt được thông tin cần thiết về các yếu tố để theo đuổi ngành marketing và cơ hội nghề nghiệp của ngành marketing. Nếu bạn có nhu cầu tìm việc làm thì hãy nhanh chóng truy cập ngay website Muaban.net với thông tin tuyển dụng của rất nhiều vị trí công việc đang chờ bạn thử sức.

>>>Tham khảo thêm: