Học marketing ra làm gì? Định hướng nghề nghiệp cho bạn trong tương lai

Thời đại công nghệ 4.0 phát triển vô cùng mạnh mẽ. Marketing là một trong các ngành được ưa chuộng vào thời buổi hiện nay. Hầu như các tổ chức, doanh nghiệp đều cần đến bộ phận marketing – truyền thông để xây dựng thương hiệu, bán hàng. Cũng chính vì điều này nguồn nhân lực dành cho ngành nghề này cũng rất cao. Rất nhiều bạn quan tâm đến ngành marketing. Trong số câu hỏi được đặt ra thì câu hỏi đặt ra nhiều nhất là học marketing ra làm gì? Công việc ổn định không, lương thưởng ra sao? Tất cả các câu trả lời sẽ được giải đáp qua bài viết về học truyền thông marketing ra làm gì? Cùng theo dõi nhé.

Ngành marketing

Marketing là hình thức không thể thiếu trong kinh doanh đối với bất kì công ty, doanh nghiệp nào. Ngành này bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng, nhằm thoải mãn nhu cầu và mong muốn của họ. Thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu.

Marketing chính là quá trình tạo dựng giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Mục đích cuối cùng là thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị được tạo ra. Mục tiêu cao nhất mà lĩnh vực này muốn hướng đến là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu.

Riêng đối với ngành marketing là ngành đào tạo hệ thống kiến thức nền tảng về marketing hiện đại. Nó bao gồm nhiều khía cạnh nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng báo thương hiệu, tổ chức sự kiện…

cac-viec-lam-trong-nganh-marketing-2

Theo đuổi ngành học này, sinh viên có được khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, nghiên cứu được thị trường, nghiên cứu hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng. Có thể hoạch định chiến lược quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm hiệu quả. Nhạy bén trong việc nhận biết cơ hội cũng như thách thức với các đối thủ cạnh tranh.

Những chuyên ngành trong marketing có thể kể đến như: marketing thương mại, quản trị marketing, truyền thông marketing, quản trị thương hiệu…

Học marketing ra trường làm gì?

Mặc dù ngành marketing rất hot. Nhưng rất nhiều bạn vẫn còn phân vân chưa lựa chọn theo học. Bởi vì vẫn còn thắc mắc học ngành marketing ra trường làm gì? Có rất nhiều công việc đang chờ đợi các bạn theo học ngành marketing. Nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập hấp dẫn từ ngành học này.

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một trong những công việc thuộc lĩnh vực của marketing. Mục tiêu của nghiên cứu thị trường là để cá nhân/công ty nắm bắt thị trường. Trước hết họ phải hiểu về thị trường đó. Công việc này bao gồm tìm hiểu người tiêu dùng, nhu cầu, thói quen tiêu dùng. Cách họ nhìn nhận bản thân trong mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.

Công việc của một nhân viên Nghiên cứu thị trường cần thực hiện là tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu thông tin về khách hàng của tổ chức, phân tích đối thủ. Những thông tin mà họ đưa ra phải có giá trị rất lớn trong việc lên kế hoạch truyền thông tiếp thị.

Những vị trí của công việc này được biết đến nhiều nhất như: giám đốc nghiên cứu thị trường, quản lý nghiên cứu thị trường, giám sát nghiên cứu thị trường, nhà phân tích thị trường…

n-cuu-thi-truong

Quảng cáo

Nói đến marketing mà thiếu đi phần quảng cáo thì đây chính là thiếu sót lớn nhất của ngành này. Hầu hết các công việc về mặt kinh doanh của quảng cáo bao gồm quản lý tài khoản, nhà hoạch định tài khoản và người mua phương tiện truyền thông.

Người quản lý tài khoản đóng vai trò là người liên lạc giữa các bộ phận khác nhau của cơ quan và khách hàng. Công việc này sẽ là quản lý việc thực hiện quảng cáo. Bằng cách đảm bảo rằng chúng được tạo ra trong lịch trình và ngân sách được phân bổ.

Thường các nhà hoạch định tài khoản sẽ tập trung nhiều hơn vào người tiêu dùng. Công việc chính là tiến hành nghiên cứu về nhân khẩu học của người tiêu dùng mục tiêu. Họ sử dụng nghiên cứu đó để biết điều gì thúc đẩy hành vi của họ trên thị trường.

Những vị trí đến từ công việc quảng cáo như: quản lý quản cáo, giám đốc bán hàng quảng cáo, giám đốc điều hành tài khoản, nhà hoạch định tài khoản, giám đốc truyền thông, người mua truyền thông.

Quản lý thương hiệu

Khi bạn chưa biết học quản trị marketing ra làm gì thì đừng lo lắng. Bạn có thể làm quản lý thương hiệu. Đây là một trong những hoạt động của marketing. Công việc không thể thiếu đối với các công ty, doanh nghiệp muốn tiến xa, mở rộng phát triển trên thị trường.

Công việc này đòi hỏi những người làm trong lĩnh vực phải có góc nhìn vĩ mô, sáng tạo và khác người. Có như vậy thì mới có thể tạo ra sự khác biệt, gây được dấu ấn và định vị được thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường một cách tốt nhất có thể.

quan-ly-thương-hieu

Các nhà quản lý thương hiệu cũng phải chịu trách nhiệm hướng dẫn nhóm nghiên cứu thị trường. Bằng việc thiết lập chương trình nghị sự và tiêu chí. Chọn những cái kích thích, chẳng hạn như tuyên bố lợi ích sản phẩm, hình ảnh, mẫu sản phẩm và video clip. Sau khi nghiên cứu hoàn tất, công việc của người quản lý thương hiệu là phân tích diệu thu thập. Sau đó phát triển chiến lược tiếp thị.

Vị trí công việc về quản lý thương hiệu như: giám đốc thương hiệu, giám đốc sản xuất, giám đốc phát triển sản phẩm.

Quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng là quản lý giao tiếp với truyền thông, người tiêu dùng, nhân viên, nhà đầu tư và công chúng. Đối với người làm công việc quan hệ công chúng được coi là người phát ngôn của công ty.

Người làm công việc này thường sẽ viết thông cáo báo chí để quảng bá sản phẩm mới. Hoặc thông báo cho công động về quan hệ đối tác kinh doanh, kết quả tài chính hoặc tin tức khác của công ty. Dựa trên mối quan hệ truyền thông, họ sẽ dành thời gian để trả lời các yêu cầu thông tin từ nhà báo hoặc bình luận truyền thông.

Công việc cùng với lợi thế của một nhân viên quan hệ công chúng thường làm là mô tả công tu trong một ánh sáng tâng bốc. Duy trì hình ảnh công khai trong một cuộc khủng hoảng. Tạo ra tiếng vang tích cực xung quanh các hoạt động kinh doanh và công ty mình. Và cùng với việc công khai thành công các sản phẩm, dịch vụ của mình.

Một số vị trí của công việc này như: điều phối nhân viên tài khoản hoặc điều phối nhân viên quan hệ công chúng, tài khoản điều hành, quan hệ truyền thông, giám đốc, phó chủ tịch, cục PR chính phủ, tư vấn PR.

qhcc

Copywriter và Content Creator

Bạn vẫn còn lo học marketing ra làm nghề gì? Thì bạn có thể lựa chọn công việc copywriter và content creator. Đây là một trong những vị trí làm việc của ngành marketing được các bạn sinh viên mới ra trường lựa chọn. Công việc đòi hỏi người làm có vốn từ tốt. Biết chọn lọc và sử dụng ngôn ngữ để làm nội dung chiến dịch tiếp thị. Nó bao gồm slogan, tiêu đề, catalogue, tagline… Ngoài việc sáng tạo nội dung thì người làm content creator cần có tư duy hình ảnh tốt.

Desigener – nhân viên thiết kế

Nhân viên thiết kế là người biến những ý tưởng của copywriter và content creator trở thành hình ảnh, video, gif.. một cách trực quan nhất. Designer cần có tư duy hình ảnh tốt và có khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế. Đây là công việc đòi hỏi sức sáng tạo và gu thẩm mỹ cao.

Nhân viên/trợ lý marketing

Học digital marketing ra làm gì? Bạn có thể trở thành nhân viên hoặc trợ lý marketing. Vị trí này thực hiện đa dạng các đầu việc tiếp thị. Bao gồm cả công việc nghiên cứu thị trường, hỗ trợ xây dựng kế hoạch tiếp thị, thực hiện các tác vụ cụ thể trong kế hoạch tiếp thị. Hỗ trợ các công việc khác trong phòng marketing.

Toàn bộ thông tin bài viết giúp bạn có thể giải đáp thắc mắc về việc học marketing ra làm gì. Giờ đây bạn có thể định hướng nghề nghiệp cho mình dễ dàng hơn rồi. Bạn sẽ không còn lo lắng vì đã biết có rất nhiều công việc chờ đón bạn từ ngành học này rồi.

Bạn muốn tham gia các khóa học marketing nhanh chóng để có thể ứng tuyển vào vị trí công việc mà mình muốn. Tham gia khóa học tại Edumall. Edumall mang đến kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng mềm tốt nhất về ngành nghề, lĩnh vực bạn muốn theo đuổi. Đến và đăng ký tham gia ngay nhé.