Học Luật kinh tế ra làm gì? Những cơ hội việc làm trong tương lai- Tuyển sinh

Ngành luật kinh tế với những cơ hội việc làm trong tương lai

Kinh tế càng phát triển thì các hoạt động kinh doanh và thương mại ngày càng mở rộng. Cùng với đó, các hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh doanh cần được đảm bảo hợp pháp. Bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần nắm rõ các pháp chế để điều hành kinh doanh hợp pháp. Chính vì vậy, ngành luật kinh doanh là mảnh đất màu mỡ để bạn phát triển trong tương lai. Nhưng liệu bạn đã nắm rõ học luật kinh tế ra làm gì? Có dễ xin việc không? Mức lương như thế nào? Cùng khám phá tất tần tật về ngành học ‘’hot’’ này trong bài viết sau.

Ngành luật kinh tế với những cơ hội việc làm trong tương lai

Học luật kinh tế ra làm gì? Tương lai ngành luật kinh tế?

1. Tương lai ngành luật kinh tế như thế nào?

Luật kinh tế là ngành học kết hợp giữa Luật học và các kiến thức tổng hợp liên quan đến kinh tế, thương mại.

Luật kinh tế được phát triển dựa trên hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và thừa nhận nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp xảy ra trong quá trình kinh doanh, giao thương giữa các chủ thể kinh doanh trong và ngoài nước. Ngoài ra, Luật kinh tế cũng giúp đảm bảo quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế.

Nước ta đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế và đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức kinh tế lớn như ASEAN, APEC, WTO, ASEM, CPTPP… Chính vì vậy, không chỉ các công ty, doanh nghiệp đẩy mạnh kinh tế trong nước mà các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài cũng đầu tư vào Việt Nam. Theo đó, ngành Luật kinh tế trở thành một phần quan trọng, không thể thiếu trong bối cảnh xã hội hiện đại.

Năm 2016, Việt Nam ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước

Năm 2016, Việt Nam ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước

Điều này có nghĩa là, tương lai cử nhân ngành Luật kinh tế có nhiều cơ hội việc làm cực kỳ rộng mở. Với nhu cầu nhân lực ngày một tăng, ngành Luật kinh tế hiện đang “khát” nhân lực. Vì vậy sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn không cần phải lo lắng về cơ hội việc làm vì rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang trải thảm đỏ chào đón nhân tài ngành Luật kinh tế.

2. Sinh viên học luật kinh tế ra làm gì? Dễ xin việc không?

Xuất phát từ thực tiễn nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo hướng hội nhập cùng với công nghệ 4.0 lan tỏa trên mọi lĩnh vực, nảy sinh đòi hỏi tất yếu đội ngũ nhân sự tư vấn pháp lý chuyên sâu trên lĩnh vực kinh tế.  Bên cạnh đó, ngành Luật kinh tế là ngành học phù hợp với xu thế phát triển, bạn sẽ dễ dàng tìm được công việc yêu thích với mức lương cao.

Cụ thể, sau khi tốt nghiệp ngành Luật kinh tế, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí khác nhau như:

2.1. Luật sư (chuyên ngành luật kinh tế)

Luật sư chuyên ngành luật kinh tế thực hiện hai nhiệm vụ chính là biện hộ và cố vấn pháp luật cho các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki.. Tuy nhiên để làm luật sư, bạn phải học thêm và tham gia các kỳ thi và mất khoảng 2-3 năm sau khi tốt nghiệp để có chứng chỉ hành nghề.

Để làm luật sư, bạn cần học thêm 2-3 năm sau khi tốt nghiệp để có chứng chỉ hành nghề

Để làm luật sư, bạn cần học thêm 2-3 năm sau khi tốt nghiệp để có chứng chỉ hành nghề

2.2. Chuyên viên pháp lý/ pháp chế

Nhiều công ty, doanh nghiệp dù hoạt động trong nước hoặc quốc tế đều có nhu cầu tư vấn hoặc giải quyết các vấn đề pháp lý nên cần một người am hiểu về pháp lý/ pháp chế rất cao. Vì vậy, đây là vị trí được nhiều người lựa chọn nhất vì dễ xin việc, môi trường làm việc đa dạng và mức lương cạnh tranh.

2.3. Cố vấn pháp lý

Công việc chính của người tư vấn pháp lý cũng giống với chuyên viên pháp lý/ pháp chế nhưng làm việc tại các văn phòng luật, Văn phòng công chứng, Trung tâm hòa giải, Văn phòng thừa phát lại… để hỗ trợ cho các khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp

2.4 Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp

Vị trí này làm việc tại tòa án, viện kiểm sát, hoặc trong các cơ quan nhà nước, các Bộ, ban ngành.

Học Luật kinh tế giúp bạn phát triển đến các vị trí cao hơn, làm việc tại tòa án, viện kiểm sát quốc gia..

Học Luật kinh tế giúp bạn phát triển đến các vị trí cao hơn, làm việc tại tòa án, viện kiểm sát quốc gia..

2.5. Giảng dạy, nghiên cứu lĩnh vực Luật kinh tế

Tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu trong lĩnh vực luật kinh tế. Nhưng bạn sẽ phải học bằng Thạc sĩ trở lên mới có cơ hội nghề nghiệp này.

3. Mức lương ngành luật kinh tế như thế nào?

Luật kinh tế thuộc một trong những nhóm ngành có cơ hội việc làm cao với mức lương và đãi ngộ hấp dẫn.

Dựa vào năng lực và số năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành Luật kinh tế, mức lương cho người mới ra trường sẽ dao động trong mức 7-10 triệu mỗi tháng. Đối với những vị trí cao, nhiều kinh nghiệm trong phòng ban, tổ chức có thể đạt đến mức 30-40 triệu mỗi tháng, chưa kể phần trăm doanh thu.

Nếu bạn đã có dày dạn kinh nghiệm và lập ra công ty luật dịch vụ riêng cho các công ty, tổ chức tư nhân thì thu nhập còn cao hơn rất nhiều.

4. Ngành luật kinh tế học trường nào ?

Nhu cầu nhân lực của ngành Luật kinh tế trong tương lai rất lớn. Nhưng cơ hội chỉ đến khi bạn nắm bắt và lựa chọn chương trình đào tạo Luật kinh tế chất lượng ngay hôm nay.

Với tầm nhìn tương lai trong thời đại công nghệ số 4.0, khi thị trường đang dần xuất hiện nhiều hơn các công ty công nghệ, thanh toán online, các ứng dụng app… Đại học Hoa Sen mạnh dạn tiên phong thành lập ngành Luật Kinh Tế với chuyên ngành Luật Kinh Doanh Số. Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh Doanh Số được tham khảo bởi chương trình học của các trường đại học danh tiếng trên thế giới và cải tiến để phù hợp với nhu cầu tại các cơ sở sử dụng lao động hiện nay.

Trong quá trình học tại trường, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức lý thuyết nền tảng và thực tiễn thuộc các lĩnh vực pháp luật và luật kinh doanh số để giải quyết các vấn đề chuyên môn liên quan đến lĩnh vực Kinh Doanh trong thời đại công nghệ số 4.0. Ngoài ra, sinh viên cũng được trau dồi các kiến thức cơ bản về xã hội và con người để tự hoàn thiện bản thân và phát triển nghề nghiệp.

Trường Đại học Hoa Sen luôn chú trọng tính thực hành. Vì vậy, song song với việc học kiến thức lý thuyết, sinh viên sẽ được trải nghiệm thực tiễn tại các công ty, cảng, tòa án… và có cơ hội thực tập hấp dẫn tại các công ty luật, văn phòng công chứng lớn như Công ty luật LPVN, Công ty Luật Audier & Partners Việt Nam, Công ty MLR (Myanmar) – Công ty Luật LMP…

Hy vọng những thông tin hữu ích trên giúp bạn hiểu được học luật kinh tế ra làm gì, dễ xin việc không, học trường nào… Chúc bạn đưa ra lựa chọn phù hợp để phát triển trong tương lai!

Thí sinh đăng ký xét tuyển Đại học Chính quy tại Link Đăng ký xét tuyển Đại học Chính quy

Thí sinh đăng ký thông tin xét tuyển trực tuyến, in phiếu đăng ký xét tuyển tại đường dẫn http://xettuyen.hoasen.edu.vn

Tham khảo thêm thông tin về Ngành Luật kinh tế của Đại học Hoa Sen tại đây.

Thông tin liên hệ:

TRUNG TÂM TUYỂN SINH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
Địa chỉ: 8 Nguyễn Văn Tráng, P.Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Liên hệ: 028 7300 7272 | 028 7309 1991 Ext: 1
Hotline: 0908.275.276 | 0797.275.276 | 0888.275.276
Email: [email protected]