Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính tổng hợp tại Viện Khoa học LN

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ10

DANH MỤC HÌNH ẢNH TÓM TẮT
ABSTRACT

PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………..1

1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………………………..1

2. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………………………..2

3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………….2

4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ……………………………………………………………………2

CHƯƠNG 1 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG TẠI ĐƠN VỊ ….4

1.1 Khái quát về đặc điểm hoạt động của Viện ………………………………………………4

1.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ……………………………………….4

1.1.2 Vị trí chức năng và các lĩnh vực nghiên cứu ……………………………………4

1.1.2.1 Vị trí chức năng……………………………………………………………………..4

1.1.2.2 Lĩnh vực nghiên cứu ………………………………………………………………5

1.1.3 Bộ máy quản lý và cơ chế quản lý tài chính của Viện ………………………5

1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của Viện …………………………………………………………5

1.1.3.2 Cơ chế quản lý tài chính của Viện ……………………………………………8

1.1.4 Công tác tổ chức kế toán tại Viện…………………………………………………11

1.1.4.1 Về việc tổ chức bộ máy kế toán ……………………………………………..11

1.1.4.2 Khung pháp lý về hoạt động kế toán áp dụng tại Viện………………13

1.1.4.3 Hệ thống tài khoản sử dụng …………………………………………………..13

1.2 Nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết cho việc hoàn thiện lập báo cáo tài chính tổng hợp tại Viện ………………………………………………………………………………………14

1.2.1 Nguyên nhân khách quan…………………………………………………………….14

1.2.2 Nguyên nhân chủ quan ……………………………………………………………….15

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1…………………………………………………………………………….16

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT……………………………………………………………..17

2.1 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ………………………………………………………17

2.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới ………………………………………………………..17

2.1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam……………………………………………………….20

2.2 Các lý thuyết nền được sử dụng giải quyết xây dựng báo cáo tài chính tổng hợp ………………………………………………………………………………………………………….24

2.2.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory) …………………………………………….24

2.2.2 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)………………………….25

2.3 Khuôn khổ pháp lý………………………………………………………………………………25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………………………………………….28

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NAM BỘ …………………………………………………………………..29

3.1 Thực trạng lập Báo cáo tài chính tại Viện ………………………………………………29

3.1.1 Báo cáo tình hình tài chính ………………………………………………………….29

3.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động…………………………………………………………..34

3.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ…………………………………………………………..36

3.1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính……………………………………………………..37

3.2 Đánh giá công tác lập BCTC ảnh hưởng đến việc lập BCTC tổng hợp tại

Viện…………………………………………………………………………………………………………37

3.2.1 Thuận lợi …………………………………………………………………………………..37

3.2.2 Khó khăn…………………………………………………………………………………..38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3…………………………………………………………………………….40

CHƯƠNG 4 KIỂM CHỨNG LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP TẠI VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NAM BỘ……………………………………………..41

4.1 Quan điểm của các kế toán về việc lập báo cáo tài chính tổng hợp các đơn vị

trong Viện ………………………………………………………………………………………………..41

4.2 Lập báo cáo tài chính tổng hợp tại Viện …………………………………………………44

4.2.1 Thu thập, kiểm tra các thông tin số liệu…………………………………………44

4.2.2 Sử dụng các kỹ thuật tổng hợp …………………………………………………….46

4.2.2.1 Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp ………………………………………46

4.2.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động tổng hợp……………………………………….49

4.2.3 Cung cấp và giải trình về các số liệu …………………………………………….50

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4…………………………………………………………………………….51

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP CẢI TIẾN VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG …………52

5.1 Một số giải pháp đề xuất ………………………………………………………………………52

5.1.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ………………………………………….52

5.1.2 Đối với Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Bộ………………………………….54

5.2 Kế hoạch hành động…………………………………………………………………………….55

5.2.1 Mục tiêu phấn đấu và thời gian thực hiện ……………………………………..55

5.2.2 Phân chia trách nhiệm…………………………………………………………………55

5.3 Những hạn chế trong nghiên cứu …………………………………………………………..57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5…………………………………………………………………………….59

PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………..60

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCTC: Báo cáo tài chính CMKT: Chuẩn mực kế toán GDNB Giao dịch nội bộ
HCSN: Hành chính sự nghiệp

IPSAS International Public Sector Accounting Standards

KHLN Khoa học lâm nghiệp NSNN Ngân sách Nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh

DANH MỤC CÁC BẢNG

Ký hiệu Tên bảng Trang

Bảng 1.1 Bảng tổng hợp thu tài chính của Viện năm 2018 9

Bảng 1.2 Bảng quy định tỷ lệ trích nộp cấp trên trên doanh thu của 11 hoạt động SXKD năm 2018
Bảng 3.1 Tổng hợp báo cáo tình hình tài chính năm 2018 các đơn 28 vị trong Viện
Bảng 3.2 Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động năm 2018 các đơn 31 vị trong Viện
Bảng 4.1 Tổng hợp các khoản phải thu, phải trả phát sinh trong nội 39 bộ Viện
Bảng 4.2 Loại trừ các chỉ tiêu GDNB trên báo cáo tình hình tài 41 chính tổng hợp
Bảng 4.3 Loại trừ các chỉ tiêu GDNB trên báo cáo kết quả hoạt 43

động tổng hợp

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Ký hiệu Tên sơ đồ Trang

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lâm 6

nghiệp Nam Bộ

Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại Viện 12

Sơ đồ 5.1 Quy trình lập BCTC tổng hợp tại Viện 52

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Ký hiệu Tên hình ảnh Trang

Hình ảnh 3.1 Ảnh chụp màn hình Sổ chi tiết tài khoản 531 38

TÓM TẮT

Tiêu đề: Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính tổng hợp tại Viện khoa học lâm nghiệp Nam Bộ

Đề tài được xây dựng dựa trên tình hình thực tế của Viện khoa học lâm nghiệp Nam Bộ. Vấn đề lập báo cáo tài chính tổng hợp là vấn đề hoàn toàn mới đối với đơn vị hành chính sự nghiệp tại Việt Nam nói chung và Viện nói riêng. Báo cáo quyết toán ngân sách như từ trước tới nay không phản ánh đúng tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị bởi giao dịch trong nội bộ chưa được loại trừ dẫn đến việc trùng lặp thông tin. Mục tiêu của đề tài là đưa ra một đề xuất để hoàn thiện báo cáo tài chính tổng hợp cho Viện để người sử dụng báo cáo tài chính có một cái nhìn tổng quát nhất liên quan đến tình hình tài chính, kết quả hoạt động của Viện, từ đó phục vụ việc ra quyết định của các cơ quan Nhà nước, đơn vị cấp trên của Viện. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc sử dụng các công cụ phân tích, tổng hợp số liệu, quan sát và tham khảo ý kiến các chuyên gia, để đánh giá công tác lập báo cáo tài chính của Viện từ đó xây dựng nên báo cáo tài chính tổng hợp của Viện. Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả mong muốn đây là cơ sở để các đơn vị có cùng đặc thù về tổ chức và hoạt động có thể vận dụng vào đơn vị mình.

Từ khóa: Khu vực công; Báo cáo tài chính tổng hợp; Kế toán chính phủ; Đơn

vị hành chính sự nghiệp; Lâm nghiệp

ABSTRACT

Title: Complete the consolidated financial statements at the Forestry Science

Institute Of South Vietnam.

This research is based on the actual situation of the Forest Science Institute of South Vietnam. Consolidated financial statements is completely new to the administrative units in Vietnam in general and the Forest Science Institute of South Vietnam in particular. The final budget statement has not reflected the financial position and performance of the administrative unit because the internal transactions have not been excluded, resulting in duplication of information. The objective of the research is to provide a process for prepare the consolidated financial statements for the Institute so that the readers have a broader view on the financial situation and the performance of the Institute which benefit the State agencies and superior units of the Institute in decision–making. Qualitative research methods and tools such as analysis, aggregating data, observing and consulting experts were used to evaluate the establishment of financial report which were used to form the consolidated financial statements of the Institute. The author urges the administrative units with similar organizational and operational structure to apply the findings of the research to their units.

Key word: Public sector, consolidated financial statements, government accounting, administrative units, forest.
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế thế giới đang đi theo xu hướng toàn cầu hóa nên việc sử dụng ngôn ngữ chung trong kế toán là một đòi hỏi tất yếu nhằm đảm bảo các thông tin có thể so sánh được trên toàn quốc tế. Hiện nay, tại Việt Nam, hệ thống kế toán đang dần hoàn thiện và trong quá trình hội nhập, đặc biệt là việc ban hành các chuẩn mực kế toán (CMKT) Việt Nam, trong đó có chuẩn mực về lập báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất trong các tập đoàn và các công ty Mẹ – Con. Ở khu vực công, sự ra đời của kế toán dồn tích đại diện cho bước đầu tiên trong việc hướng tới sự ra đời của hệ thống báo cáo tổng hợp khu vực công. Nhận thấy thông qua BCTC tổng hợp sẽ đáp ứng được những yêu cầu thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, hoạt động ngân sách một cách tổng thể nhất, nâng cao trách nhiệm giải trình và phục vụ việc ra quyết định của các cơ quan Nhà nước. Trên phương diện quy định về tổng hợp số liệu của các đơn vị kế toán trong khu vực nhà nước, ngày
01/11/2018 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 99/2018/TT- BTC hướng dẫn lập BCTC tổng hợp của đơn vị kế toán nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên, quy định các đơn vị cấp trên thực hiện tổng hợp BCTC của bản thân đơn vị mình và các đơn vị cấp dưới trực thuộc từ năm tài chính 2018. Tuy nhiên, thời điểm áp dụng của thông tư là ngày 1/1/2019 để tổng hợp số liệu năm 2018 cũng tương đối áp lực cho các đơn vị khi năm 2018 là năm đầu tiên các đơn vị thực hiện kế toán theo Thông tư số 107/2017/TT- BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Như vậy, trong bối cảnh các đơn vị còn gặp nhiều bỡ ngỡ khi áp dụng chế độ kế toán mới thì vấn đề tổng hợp BCTC là thách thức không nhỏ cho công tác kế toán ở các đơn vị.

Viện khoa học lâm nghiệp Nam Bộ (sau đây gọi tắt là Viện) là đơn vị kế

toán cấp 3 có 3 đơn vị trực thuộc, mỗi đơn vị có tư cách pháp nhân và đơn vị kế
2

toán riêng, lập BCTC theo thông tư 107/2017/TT-BTC hiện hành. Trước đây, Viện chưa từng lập BCTC tổng hợp mà chỉ tổng hợp các báo cáo quyết toán của các đơn vị gửi lên đơn vị cấp trên nhằm mục đích phục vụ việc quyết toán ngân sách. Năm
2018, quy định mới về việc tổng hợp thông tin BCTC được ban hành vào cuối năm nên Viện còn thiếu sự chủ động và gặp nhiều vướng mắc. Nhằm thuận lợi hơn cho việc lập BCTC tổng hợp tại Viện cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, ngân sách để đáp ứng yêu theo yêu cầu của Bộ Tài chính cho việc thực hiện Tổng kế toán nhà nước đến năm 2025, với quy định hiện hành cũng như mong muốn có thể thực hiện một nghiên cứu có tính ứng dụng ngay vào đơn vị cụ thể, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính tổng hợp tại Viện khoa học lâm nghiệp Nam Bộ” để thực hiện nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng về việc lập BCTC tại Viện từ đó xem xét ảnh hưởng của công tác lập BCTC đến việc tổng hợp BCTC để đưa ra những phương hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác lập BCTC tổng hợp tại Viện.
3. Phương pháp nghiên cứu

Thu thập số liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu liên quan đến việc lập BCTC của Viện như, sổ chi tiết, sổ tổng hợp, BCTC riêng của các đơn vị; CMKT Việt Nam, các văn bản hướng dẫn đối với việc lập BCTC theo quy định pháp lý hiện hành; các tài liệu, ý kiến liên quan đến việc quản lý và tổ chức công tác kế toán tại đơn vị.
Xử lý số liệu: Dựa vào những dữ liệu đã thu thập được, tác giả phân loại, sắp xếp một cách có hệ thống và sau đó tính toán, xử lý các dữ liệu thu thập được nhằm phục vụ cho việc phân tích, khái quát các vấn đề nghiên cứu.
Phân tích số liệu: Tác giả tiến hành so sánh sự phù hợp giữa khung pháp lý về BCTC tổng hợp của Việt Nam với việc lập BCTC tổng hợp tại Viện đồng thời đưa ra những luận điểm cá nhân để nhận định và đánh giá từ đó nhằm xây dựng BCTC tổng hợp của Viện.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3

Đề tài nghiên cứu việc lập BCTC tổng hợp của Viện trong điều kiện thay đổi chế độ kế toán HCSN theo thông tư 107/2017/TT-BTC với những đóng góp sau:
Cung cấp cho người sử dụng tiếp cận thông tin tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Viện một cách đầy đủ và chính xác nhất. Từ tình hình thực tế công tác lập và trình bày BCTC tổng hợp của Viện, vận dụng các cơ sở lý thuyết, tận dụng những ưu điểm, tiến hành khắc phục những nhược điểm theo xu hướng phát triển của Viện và sự hội nhập của nền kinh tế, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện BCTC tổng hợp cho Viện.
4

CHƯƠNG 1 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG TẠI ĐƠN VỊ

1.1 Khái quát về đặc điểm hoạt động của Viện

1.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Viện KHLN Nam Bộ là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập, các chức năng chính của Viện là nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, tham gia đào tạo, dịch vụ tư vấn về lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.

Các giai đoạn phát triển của Viện:

 Giai đoạn 1978-1991: Phân viện nghiên cứu lâm nghiệp phía Nam. Chức năng nhiệm vụ chính là “Nghiên cứu thực nghiệm về kỹ thuật lâm nghiệp nhằm xây dựng các hệ thống biện pháp kỹ thuật và phương thức kinh doanh rừng có căn cứ khoa học và kinh tế đẩy mạnh tiến độ sản xuất, nâng cao chất lượng rừng đáp ứng kịp thời những yêu cầu sản xuất lâm nghiệp đặt ra ở phía Nam”.
 Giai đoạn 2: Từ năm 1992-2011: Phân viện nghiên cứu KHLN Nam Bộ. Giai đoạn này Viện tập trung vào việc củng cố tổ chức, đây là giai đoạn hình thành Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật rừng ngập Minh Hải…dần đi vào ổn định hoạt động.
 Giai đoạn 3: Tháng 12/2012 đến nay đổi tên thành Viện KHLN Nam Bộ trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật rừng ngập Minh Hải, Phân viện Nghiên cứu KHLN Nam Bộ và Trung tâm khoa học sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ theo quyết định số 3133/QĐ-BNN-TCCB ngày
31/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện tại, Viện có 02 phòng chức năng, 04 bộ môn nghiên cứu và 03 trung tâm trực thuộc.
1.1.2 Vị trí chức năng và các lĩnh vực nghiên cứu

1.1.2.1 Vị trí chức năng

– Tên đơn vị: Viện khoa học lâm nghiệp Nam Bộ.

– Tên giao dịch quốc tế: Forest Science Institute of South Vietnam.

– Năm thành lập: 1978.
5

– Trụ sở chính: số 1, Phạm Văn Hai, Phường 1, Quận Tân Bình, TP. HCM.

Viện là tổ chức sự nghiệp khoa học công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật.
1.1.2.2 Lĩnh vực nghiên cứu

Giải pháp khoa học công nghệ để phát triển rừng thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Nam bộ (chống xói lở, xâm nhập mặn và phèn hóa).
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất Lâm –Nông nghiệp bền vững đáp ứng chương trình xây dựng Nông thôn mới (phát triển rừng sản xuất có năng suất cao và công nghiệp chế biến nhỏ).
Chọn giống cây trồng lâm nghiệp năng suất cao.

Các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ: Phát triển cung ứng giống và trồng rừng thực nghiệm sản xuất, đẩy mạnh sản xuất và dịch vụ lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng (cây thuốc, mật ong, tôm, cá…), tăng cường dịch vụ phân tích mẫu, ứng dụng công nghệ sinh học, tư vấn, chuyển giao công nghệ vào sản xuất.
1.1.3 Bộ máy quản lý và cơ chế quản lý tài chính của Viện

1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của Viện
6

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Bộ

BAN LÃNH ĐẠO

CÁC BỘ MÔN
NGHIÊN CỨU
CÁC PHÒNG CHỨC
NĂNG
CÁC TRUNG TÂM
TRỰC THUỘC

Bộ môn Giống và
CNSH Lâm nghiệp

Bộ môn Kỹ thuật

Phòng Tổ chức – hành chính
Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm nghiệp Đông Nam Bộ

Lâm sinh

Bộ môn Sinh thái và
môi trường rừng

Bộ môn Kinh tế

lâm nghiệp
Phòng Kế hoạch – Tài chính Trung tâm nghiên cứu
thực nghiệm lâm nghiệp Tây Nam Bộ

Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
7

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ là đơn vị trực thuộc Viện Khoa học

Lâm nghiệp Việt Nam.

Lãnh đạo Viện gồm có: 1 Viện trưởng và 02 Phó Viện trưởng.

Viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo qui định của pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý chung toàn Viện.

Các Phó Viện trưởng do Giám đốc Viện KHLN Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo qui định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ được phân
công.

Phòng Tổ chức, hành chính bao gồm hai bộ phận: Bộ phận tổ chức và bộ phận hành chính. Có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tổ chức – cán bộ, lao động – tiền lương và thi đua – khen thưởng của Viện; Tham mưu và tổ chức thực hiện hoạt động hành chính, tổng hợp.
Phòng Kế hoạch, tài chính bao gồm hai bộ phận: Bộ phận kế hoạch khoa học, hợp tác quốc tế, thông tin tư liệu và bộ phận tài chính, kế toán. Có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Viện về công tác quản lý kế hoạch khoa học và hoạt động tài chính của Viện theo đúng qui định của pháp luật. Hướng dẫn về việc thực hiện các quy định, chính sách và chế độ báo cáo trong lĩnh vực tài chính, kế toán cho các đơn vị trực thuộc.
Các bộ môn trong Văn phòng Viện có chức năng xây dựng chiến lược, kế hoạch nghiên cứu dài hạn về lĩnh vực chuyên môn, tư vấn tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ liên quan đến ngành Lâm nghiệp trong khu vực Nam Bộ.
Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ đóng tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Đông Nam Bộ đóng tại thị trấn Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai; Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Tây Nam Bộ đóng tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Các trung tâm là tổ chức có tư cách pháp nhân, hạch toán kế toán độc lập với văn phòng Viện, có nhiệm