Hình phạt của tội đe doạ người khác qua tin nhắn

Trong cuộc sống, vì một số mâu thuẫn cá nhân, do không giữ được bình tĩnh mà nhiều người lựa chọn nhắn tin đe dọa đối phương. Tin nhắn bị coi là đe dọa giết người khi nội dung tin nhắn thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng của người nhận tin hoặc người thân thích của họ. Nội dung tin nhắn có thể không đề cập đến cách thức sẽ giết người như thế nào hoặc được mô tả cụ thể như sẽ phóng hỏa, gây tai nạn giao thông, bắn, đâm… song làm người bị đe dọa lo sợ rằng việc này sẽ được thực hiện. Nếu việc nhắn tin mang tính đe dọa giết người kết hợp cùng các hành động khác nhằm làm nạn nhân biết việc này có thể xảy ra thì người nhắn tin sẽ bị khép vào tội “Đe dọa giết người”, theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự. Nếu có hành vi đe dọa giết người nhưng người bị đe dọa chưa thực sự lo lắng hậu quả sẽ xảy ra thì không cấu thành tội phạm này. Hình phạt của tội đe doạ người khác qua tin nhắn hiện nay là gì? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Lịch tư vấn pháp luật miễn phí

Ad 22

Đe dọa người khác qua tin nhắn bị xử phạt như thế nào?

Nhắn tin đe dọa người khác là hành vi sử dụng các phương tiện truyền đạt thông tin như điện thoại, máy tính để gửi những tin nhắn có tính chất đe dọa tới người khác. Một người khi thực hiện hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý như trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp người thực hiện hành vi nhắn tin đe dọa đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc nhắn tin đe dọa người khác, theo đó, được chia thành 02 trường hợp như sau:

Nhắn tin đe dọa giết người có thể bị phạt tù đến 07 năm

Chủ thể của tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (Bộ luật Hình sự) là các cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi luật định:

“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

Như vậy theo quy định trên, đối với tội đe dọa giết người, cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi vi phạm.

Khách thể của tội đe dọa giết người là tính mạng, quyền sống của con người. Mặc dù người phạm tội không có mục đích giết người khi thực hiện hành vi đe dọa, nhưng việc làm cho người bị đe dọa lo sợ và tin rằng mình sẽ bị giết cũng được xem là xâm phạm đến quyền sống của người đó.

Hành vi khách quan của tội đe dọa giết người là hành vi làm cho người bị đe dọa lo sợ bằng các cách thức, phương tiện, thủ đoạn khác nhau như lời nói, hành động, ánh mắt,… Mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi đe dọa là làm cho người bị đe dọa tin và lo sợ rằng mình có thể bị giết chứ không phải để thực hiện việc giết người. 

Hành vi đe dọa của người phạm tội phải làm cho người bị đe dọa tin rằng hành vi đe dọa đó sẽ được thực hiện nếu như người bị đe dọa không làm theo ý của người phạm tội. Đây là dấu hiệu đặc trưng của loại tội này. Chính vì mục đích làm cho người bị đe dọa tin rằng người phạm tội sẽ thực hiện hành vi giết người nên người phạm tội sẽ cố tình để cho người bị đe dọa nhìn thấy hoặc người khác nhìn thấy mà người phạm tội biết rằng người này sẽ nói lại cho người bị đe dọa biết việc mình đang thực hiện một số hành vi để chuẩn bị cho việc giết người như tìm công cụ, phương tiện để giết người. 

Nếu người phạm tội có hành vi đe doạ, nhưng hành vi đó chỉ là phương pháp để thực hiện một tội phạm khác, nhằm mục đích khác thì không phải là phạm tội đe doạ giết người. Đối với tội này, người bị đe doạ có thể lo sợ mình bị giết và cũng có thể lo sợ người thân của mình bị giết miễn là họ tin rằng hành vi đe doạ của người thực hiện hành vi phạm tội sẽ được thực hiện thì vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó chỉ cần một người thực hiện hành vi phạm tội và hành vi đó thỏa mãn cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chứ không bắt buộc phải có hậu quả xảy ra.

Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015.

“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Như vậy, hành vi đe dọa giết người được coi là tội phạm ít nghiêm trọng. Khung hình phạt cơ bản của tội phạm này có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và được áp dụng cho các trường hợp tội không có tình tiết định khung tăng nặng.

Khung tăng nặng có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết định khung tăng nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015 cụ thể là: Đối với 2 người trở lên; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Đối với người dưới 16 tuổi; Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Hình phạt của tội đe doạ người khác qua tin nhắnHình phạt của tội đe doạ người khác qua tin nhắn

Tin nhắn được coi là tin nhắn đe dọa giết người khi nội dung thể hiện việc sẽ tước đoạt tính mạng của người nhận tin hoặc người thân thích của họ. Nội dung tin nhắn có thể không đề cập đến cách thức sẽ giết người như thế nào hoặc được mô tả cụ thể là sẽ gây tai nạn giao thông, bắn, đâm hay đốt nhà… song có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện

Đặc biệt, nhắn tin đe dọa giết người khi có thêm các yếu tố sau: Giết hai người trở lên; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Đối với người dưới 16 tuổi; Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 – 07 năm.

Nhắn tin đe dọa thông thường có thể bị phạt đến 20 triệu đồng

Nếu việc nhắn tin không mang tính đe dọa giết người mà chỉ là những lời đe dọa thông thường nhằm ép buộc người nhận tin nhắn phải thực hiện các yêu cầu của mình thì hành vi này không vi phạm quy định của Bộ luật Hình sự 2015 mà bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Bị đe dọa qua tin nhắn cần làm gì?

Trong trường hợp bị nhắn tin đe dọa, để bảo đảm sự an toàn cho chính mình và người thân; công dân có thể tố cáo hành vi của người gửi tin nhắn đến cơ quan điều tra công an quận/huyện theo Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: Quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự;…

Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.

Nếu hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, Cơ quan điều tra công an quận/huyện có thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 4 Điều 97 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.

Người nhận tin nhắn đe dọa cần cung cấp cho Cơ quan điều tra các tin nhắn đe dọa, và các chứng cứ liên quan khác để Cơ quan điều tra có thêm thông tin khi giải quyết vụ việc.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, hợp thức hóa lãnh sự, tạm dừng công ty, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Mặt chủ quan của tội phạm nhắn tin đe dọa giết người

Tội đe dọa giết người được thực hiện do cố ý, tức là người thực hiện hành vi phạm tội biết hành vi đe dọa giết người là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện, đồng thời mong muốn người bị đe dọa sẽ lo sợ và tin rằng mình có thể sẽ bị giết. Do đó tội này được thực hiện do cố ý trực tiếp.

Nhắn tin đe dọa người khác ở mức độ thông thường nhằm ép buộc người nhận tin nhắn phải thực hiện một số yêu cầu của người nhắn tin thì bị xử lý như thế nào?

Nếu việc nhắn tin không mang tính đe dọa giết người mà chỉ là những lời đe dọa thông thường nhằm ép buộc người nhận tin nhắn phải thực hiện các yêu cầu của mình thì hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 174/2013/NĐ-CP.
Theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP thì hành vi sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Quy định pháp luật về tố cáo hành vi nhắn tin đe dọa người khác

Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Công dân có thể tố cáo hành vi gửi tin nhắn đến cơ quan điều tra công an quận/huyện. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: Quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự;…

5/5 – (1 bình chọn)