HỆ THỐNG XƯỞNG PHIM CỦA HOLLYWOOD

“Hệ thống xưởng phim” chính là hệ thống xưởng phim của Hollywood trong thập kỷ 1930 và 1940. Đây là một phương thức kinh doanh trong điện ảnh khi các xưởng phim Hollywood kiểm soát mọi mặt trong sản xuất phim, bao gồm sản xuất, phát hành, trình chiếu. Đặc biệt, các xưởng phim lớn này đều sở hữu hệ thống rạp riêng. Chúng thống trị hết tất cả diễn viên, nhân sự làm phim, đạo diễn, biên kịch. Phong cách làm phim “dây chuyền lắp ráp” theo hiệu năng này thống trị ngành công nghiệp phim trong hai thập kỷ cực kì quan trọng của lịch sử điện ảnh. “Hệ thống ngôi sao” cũng xuất hiện trong Hollywood thời kỳ này. Các diễn viên ký hợp đồng với xưởng phim Hollywood sẽ được xưởng phim xây dựng thành một hình ảnh lý tưởng.

Năm xưởng phim lớn của hệ thống Hollywood cổ điển bao gồm: Metro-Goldwyn-Mayer, Warner Bros., Paramount, 20th Century Fox, và RKO. Mỗi xưởng phim này đều thâu tóm hết các phần sản xuất, phát hành, trình chiếu. Do vậy, các xưởng phim, nhà phát hành, nhà trình chiếu độc lập đều không thể cạnh tranh được trong công nghiệp phim. Đa số các xưởng phim đều có người đứng đầu là các ông trùm điện ảnh từng sở hữu các rạp chiếu phim trong thập kỷ 1910, trước khi họ đến Los Angeles để mở xưởng phim của họ. Một số nhân nhân vật tên tuổi gồm có: Louis B. Mayer (MGM), Jack Warner (Warner Bros.), Adolph Zukor (Paramount), và Darryl Zanuck (Fox).
 

Bên cạnh năm xưởng phim khổng lồ (Big Five Studios), thời kỳ này có ba xưởng phim nhỏ hơn và không sở hữu nhiều rạp chiếu phim bằng, gồm Universal, Columbia và United Artists.
Kỷ nguyên vàng của Hollywood kết thúc năm 1948 khi chính phủ Mỹ yêu cầu hệ thống của những người khổng lồ phải tan rã vì sự thống trị độc quyền đã vi phạm luật cạnh tranh của toàn quốc gia. Các xưởng phim lớn này không còn có thể sở hữu các rạp chiếu phim và thống trị hết mọi mặt trong hợp đồng và tiền lương của diễn viên. Cùng lúc đó, công nghiệp truyền hình đang đi lên và gây ảnh hưởng xấu đến doanh thu bán vé của điện ảnh. Trong bối cảnh mới, hệ thống xưởng phim của Hollywood phải tìm giải pháp để thu hút khán giả quay trở lại phòng vé. Cuối cùng, các phim màn hình rộng với những công nghệ như CinemaScope và VistaVision đã giúp hệ thống cổ điển của Hollywood thu hút khán giả trở lại.
 

(Nguồn: Studiobinder)

“Hệ thống xưởng phim” chính là hệ thống xưởng phim của Hollywood trong thập kỷ 1930 và 1940. Đây là một phương thức kinh doanh trong điện ảnh khi các xưởng phim Hollywood kiểm soát mọi mặt trong sản xuất phim, bao gồm sản xuất, phát hành, trình chiếu. Đặc biệt, các xưởng phim lớn này đều sở hữu hệ thống rạp riêng. Chúng thống trị hết tất cả diễn viên, nhân sự làm phim, đạo diễn, biên kịch. Phong cách làm phim “dây chuyền lắp ráp” theo hiệu năng này thống trị ngành công nghiệp phim trong hai thập kỷ cực kì quan trọng của lịch sử điện ảnh. “Hệ thống ngôi sao” cũng xuất hiện trong Hollywood thời kỳ này. Các diễn viên ký hợp đồng với xưởng phim Hollywood sẽ được xưởng phim xây dựng thành một hình ảnh lý tưởng.Năm xưởng phim lớn của hệ thống Hollywood cổ điển bao gồm: Metro-Goldwyn-Mayer, Warner Bros., Paramount, 20th Century Fox, và RKO. Mỗi xưởng phim này đều thâu tóm hết các phần sản xuất, phát hành, trình chiếu. Do vậy, các xưởng phim, nhà phát hành, nhà trình chiếu độc lập đều không thể cạnh tranh được trong công nghiệp phim. Đa số các xưởng phim đều có người đứng đầu là các ông trùm điện ảnh từng sở hữu các rạp chiếu phim trong thập kỷ 1910, trước khi họ đến Los Angeles để mở xưởng phim của họ. Một số nhân nhân vật tên tuổi gồm có: Louis B. Mayer (MGM), Jack Warner (Warner Bros.), Adolph Zukor (Paramount), và Darryl Zanuck (Fox).Bên cạnh năm xưởng phim khổng lồ (Big Five Studios), thời kỳ này có ba xưởng phim nhỏ hơn và không sở hữu nhiều rạp chiếu phim bằng, gồm Universal, Columbia và United Artists.Kỷ nguyên vàng của Hollywood kết thúc năm 1948 khi chính phủ Mỹ yêu cầu hệ thống của những người khổng lồ phải tan rã vì sự thống trị độc quyền đã vi phạm luật cạnh tranh của toàn quốc gia. Các xưởng phim lớn này không còn có thể sở hữu các rạp chiếu phim và thống trị hết mọi mặt trong hợp đồng và tiền lương của diễn viên. Cùng lúc đó, công nghiệp truyền hình đang đi lên và gây ảnh hưởng xấu đến doanh thu bán vé của điện ảnh. Trong bối cảnh mới, hệ thống xưởng phim của Hollywood phải tìm giải pháp để thu hút khán giả quay trở lại phòng vé. Cuối cùng, các phim màn hình rộng với những công nghệ như CinemaScope và VistaVision đã giúp hệ thống cổ điển của Hollywood thu hút khán giả trở lại.(Nguồn: Studiobinder)