Góc tư vấn

Cử nhân Quốc tế của Đại học Thương mại liên kết với nước nào? Triển khai từ năm nào và học tại đâu?

Cử nhân quốc tế của trường ĐH Thương mại liên kết chủ yếu với Pháp, Áo, Trung Quốc, Đài Loan. 

Hệ Cử nhân quốc tế tại trường Đại học Thương mại triển khai từ năm nào?

Hệ Cử nhân quốc tế được trường Đại học Thương mại triển khai đào tạo tại Trường Đại học Thương mại từ năm 2004. Đã có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp làm trong mọi lãnh vực của nền kinh tế và các cơ quan hành chính sự nghiệp.

Sinh viên hệ Cử nhân quốc tế học tại đâu?

Sinh viên hệ Cử nhân quốc tế học tại cơ sở Hà Nội theo địa chỉ: Số 79, đường Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hệ Cử nhân quốc tế của trường Đại học Thương mại có cần Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép không?

Trước năm 2017, các chương trình liên kết đào tạo quốc tế của trường Đại học Thương mại nói riêng và 1 số trường khác đều phải xin Bộ Giáo dục Việt Nam cấp phép triển khai.

Từ năm 2017, Trường Đại học Thương mại được Thủ tướng chính phủ cho phép thí điểm tự chủ trong đó có hoạt động liên kết đào tạo quốc tế. Ngoài ra Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 có hiệu lực từ 01/07/2019 đã cho phép Trường Đại học Thương mại chính thức tự chủ hoàn toàn. Đồng nghĩa bằng tốt nghiệp của sinh viên hệ liên kết đào tạo quốc tế hoàn toàn được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận giá trị pháp lý là bằng đại học.

Nếu tôi học chương trình liên kết đào tạo quốc tế của Đại học Thương mại thì có lợi thế gì hơn so với học hệ chính quy của Việt Nam?

– Chi phí học tập và sinh hoạt phù hợp với điều kiện của Việt Nam. So sánh với các chương trình liên kết đào tạo quốc tế bậc đại học của các trường Đại học khác trên toàn quốc thì hầu hết các chương trình liên kết của Trường Đại học Thương mại là thấp nhất vì được hỗ trợ chi phí từ chính phủ Pháp nói riêng và châu Âu nói chung.

– Thời gian học tập được rút gọn 1 năm so với học chính quy vì thời gian học đại học của hầu hết các nước Châu Âu là 3 năm.

– Khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ sau tốt nghiệp và cơ hội nghề nghiệp cao.

– Sinh viên được học bằng 2 hệ chính quy của trường Đại học Thương mại nếu có nhu cầu.

– Được xét tiếp tục học cao học tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam.

Ai có thể đăng ký xét tuyển hệ Cử nhân quốc tế?

Bất cứ thí sinh nào thỏa mãn 2 điều kiện sau đều có thể xét tuyển vào hệ Cử nhân quốc tế:

1. Tốt nghiệp Trung học phổ thông.

2. Thi tốt nghiệp đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào bậc đại học áp dụng cho hệ đào tạo quốc tế của trường Đại học Thương mại. Ngưỡng đảm bảo chất lượng là 18 điểm/tổ hợp 3 môn thi bất kỳ. 

Ngoài ra, thí sinh cần phải đạt điểm thi tốt nghiệp môn tiếng Anh từ 5 điểm trở lên khi đăng ký vào 1 trong các lớp sau:

– Lớp Ngân hàng – Tài chính

– Lớp Quản trị chuỗi cung ứng và phân phối

– Lớp Thương mại điện tử và Marketing số

– Lớp Quản trị doanh nghiệp phân phối trong mạng lưới Logistics.

– Lớp Thương mại quốc tế

Hệ cử nhân quốc tế của trường Đại học Thương mại có những chuyên ngành và ngôn ngữ đào tạo gì? Trường đối tác là những trường nào?

Thí sinh đăng ký xét tuyển hệ Cử nhân quốc tế bằng cách nào?

Thí sinh chỉ cần đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY

Thí sinh sau khi đăng ký trực tuyến cần nộp lệ phí xét tuyển, giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp và chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.

Lưu ý: Thí sinh đã có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 4 trở lên có thể nộp sớm trước 2 bản sao công chứng để xét tuyển thẳng và làm hồ sơ xin miễn học và miễn nộp học phí ngoại ngữ.

Trường Đại học Thương mại ưu tiên thí sinh nào hoàn thành đăng ký và nộp hồ sơ trước được xét trước và trúng tuyển trước cho đến khi đủ chỉ tiêu.

Việc đăng ký xét tuyển hệ Cử nhân quốc tế có ảnh hưởng gì đến việc đăng ký nguyện vọng hệ chính quy?

Hệ liên kết đào tạo quốc tế độc lập với hệ chính quy đại trà. Do vậy thí sinh xét tuyển hệ Cử nhân quốc tế không ảnh hưởng đến nguyện vọng đăng ký hệ chính quy. Có nghĩa là thí sinh có thể nộp song song các nguyện vọng của hệ chính quy và hệ liên kết quốc tế của Trường Đại học Thương mại. Nếu thí sinh đỗ cả 2 hệ thì thí sinh có quyền lựa chọn nơi học. Do vậy sẽ tăng cơ hội trúng tuyển và học tập của thí sinh.

Việc xét tuyển hồ sơ của thí sinh được tính điểm từ cao xuống thấp hay ưu tiên ai nộp trước thì trúng tuyển trước?

Đối với hệ liên kết đào tạo quốc tế của trường Đại học Thương mại thì trường ưu tiên cho thí sinh nào nộp trước thì trường sẽ xét tuyển trước và do vậy sẽ trúng tuyển trước. Trường nhận đủ hồ sơ trúng tuyển đến hết chỉ tiêu của chuyên ngành nào thì sẽ dừng không tuyển sinh chuyên ngành đó nữa. Trường không xét điểm từ cao xuống thấp.

Riêng đối với chuyên ngành Quản trị kinh doanh liên kết giữa Trường Đại học Thương mại và Trường Đại học IMC-Krems (Cộng hòa Áo), ngoài việc nộp hồ sơ, thí sinh cần 1 buổi gặp gỡ, phỏng vấn trực tiếp với đại diện Trường Đại học IMC-Krems để xét duyệt trúng tuyển.

Nếu nhập học muộn sau ngày ghi trên giấy báo trúng tuyển có được chấp nhận không?

Nếu thi sinh nhập học chậm hơn ngày được ghi trên giấy báo trúng tuyển thì cần gọi điện đến văn phòng Viện Đào tạo quốc tế: 024.37687739 hoặc hotline để đề nghị nhập học muộn nếu có lý do chính đáng.

 

Hình thức đào tạo của hệ Cử nhân quốc tế của trường Đại học Thương mại như thế nào?

1. Đối với chương trình liên kết Cử nhân với các trường Đại học tại Pháp và Áo:

Sinh viên được đào tạo toàn khóa (3 năm) học đại học tại trường đại học Thương mại

– Năm thứ 1 và năm thứ 2, sinh viên sẽ được đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm được lựa chọn của trường đại học Thương mại giảng dạy và song song học ngoại ngữ tăng cường từ kiến thức cơ bản. Kết thúc năm học thứ 2, sinh viên sẽ trải qua 1 bài thi bằng hình thức phỏng vấn đầu vào năm 3 do trường Đại học đối tác tổ chức

– Năm thứ 3, sinh viên sẽ được các giảng viên của trường đối tác nước ngoài sang Đại học Thương mại giảng dạy và cán bộ thực tế hướng dẫn tại doanh nghiệp thực tập. Năm thứ 3, sinh viên sẽ phải làm 2 đề tài: đề tài hướng dẫn (Tutor Project) khoảng 30-40 trang và báo cáo thực tập (Internship report) khoảng 40-50 trang, có bảo vệ đề tài trước hội đồng.

* Đối với lớp Quản trị kinh doanh liên kết với Trường Đại học IMC-Krems (cộng hòa Áo), giảng viên của Trường Đại học IMC-Krems sẽ giảng dạy ngay từ học kỳ II năm thứ nhất cùng với các giảng viên của Trường Đại học Thương mại.

2. Đối với chương trình liên kết du học 2+2 với các trường Đại học tại Trung Quốc và Đài Loan:

– Năm thứ 1 và năm thứ 2, sinh viên sẽ được đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm được lựa chọn của trường đại học Thương mại giảng dạy và song song học ngoại ngữ tăng cường từ kiến thức cơ bản. Từ năm thứ 3, sinh viên sang trường Đại học đối tác để hoàn thành khóa học cử nhân và nhận bằng tại trường Đại học đối tác.

Em đã có chứng chỉ ngoại ngữ có được tuyển thẳng hoặc quy đổi điểm để xét tuyển không?

Tuyển thẳng: Thí sinh có 1 trong các ngoại ngữ sau được tuyển thẳng vào hệ Cử nhân quốc tế, cụ thể:

– Tiếng Anh:

 + IELTS 5.5

 + TOEFL iBT 72

 + Cambrige B2 

 +TOEIC (4 kỹ năng) trong đó Nghe (400), Đọc (385), Nói (160), Viết (150)

 + Hoặc chứng chỉ tiếng Anh bậc 4/6 dùng cho Việt Nam

– Tiếng Pháp: DELF B2, TCF 400

– Tiếng Trung: HSK cấp độ 4

Trong trường hợp thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và được miễn thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì điểm quy đổi bài thi ngoại ngữ để xét tuyển là 10 điểm.

Yêu cầu mức độ ngoại ngữ đầu vào và trong quá trình học tập của thí sinh như thế nào?

Sinh viên vào học chính thức, sẽ được nhà trường phân bổ thành nhiều nhóm nhỏ ngoại ngữ theo trình độ và có nội dung giảng dạy ngoại ngữ phù hợp tương ứng với trình độ của sinh viên.

* Đối với các lớp liên kết với các trường đại học của cộng hòa Pháp: Trong 2 năm đầu tiên, sinh viên học các môn đại cương kinh tế song song với học ngoại ngữ. Trước khi vào năm thứ 3, sinh viên cần đạt trình đọ ngoại ngữ như sau:

– Tiếng Anh:

a.    Bậc 4/6 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do các cơ sở đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép

b.

      

IELTS 5.5 trở lên do Hội đồng Anh hoặc IDP cấp

 (Không chấp nhận IELTS Indicator)

;

c.

       

TOEFL iBT 72 

trở lên 

do IIG Việt Nam cấp (không chấp nhận TOEFL iBT 

H

ome 

E

ditio

n

);

d.

      

B2 first Cambridge Assessment Test; 

Linguaskill 160 điểm trở lên;

e.

      

TOEIC 4 kỹ năng (Nghe: 400-489; Đọc: 385-454; Nói: 160-179; Viết: 150-179).

– Tiếng Pháp: DELF B2, TCF 400

– Tiếng Trung: HSK cấp độ 5.

Sinh viên cần nộp chứng chỉ này vào cuối năm thứ 2.

* Đối với lớp Quản trị kinh doanh liên kết với Trường Đại học IMC-Krems, sinh viên được học tiếng Anh tăng cường trong học kỳ I và học kỳ II năm thứ nhất để đảm bảo sinh viên phải đạt được chứng chỉ tiếng Anh tương đương IELTS 5.5 hoặc EORFL iBT 70 hoặc Cambridge B2 ngay trong năm thứ nhất.

* Đối với lớp Kế toán – Tài chính liên kết với Trường Đại học West of England, để được vào học chính thức sau thời gian 1 năm dự bị, sinh viên cần phải đạt được chứng chỉ IELTS 6.0 trở lên (trong đó không có kỹ năng nào dưới 6.0).

 

Em đã có chứng chỉ ngoại ngữ thì có được miễn giảm học tập và học phí không?

Thí sinh đã có 1 trong các chứng chỉ ngoại ngữ sau còn thời hạn đến thời điểm xét tuyển, cụ thể:

– Tiếng Anh: IELTS 4.0, TOEFL iBT 41, TOEFL ITP 433, bậc 2

– Tiếng Pháp: DELF B1, TCF 300

– Tiếng Trung: HSK cấp độ 3

được cấp học bổng đến tối đa là 40.000.000 đ và miễn học các học phần ngoại ngữ tương ứng với chương trình đào tạo. 

Học phí nộp làm mấy lần và mức thu cụ thể như thế nào?

Năm thứ nhất và năm thứ hai, sinh viên nộp học phí 2 lần. Năm thứ ba, sinh viên nộp học phí 1 lần vào đầu năm học

Sinh viên nộp học phí bằng tiền đồng theo tỷ giá ngân hàng ngoại thương Việt Nam tại thời điểm thông báo nộp.

Mức học phí dưới đây dự kiến đối với các khóa học tuyển sinh trong năm 2022-2025

Bảng phân bổ mức học phí:                                                                                

Lớp Cử nhân liên kết với Pháp/ Áo

Đơn vị

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Tổng cộng

Quản trị kinh doanh

EUR

1.650

1.650

1.650

1.650

3.300

9.900

Ngân hàng – Tài chính 

EUR

1.400

1.400

1.400

1.400

2.900

8.500

Thương mại quốc tế

EUR

1.400

1.400

1.400

1.400

2.900

8.500

Quản trị du lịch và dịch vụ

EUR

1.150

1.150

1.150

1.150

2.400

7.000

Quản trị doanh nghiệp phân phối trong mạng lưới logistics

EUR

1.400

1.400

1.400

1.400

2.900

8.500

Thương mại điện tử và Marketing số

EUR

1.400

1.400

1.400

1.400

2.900

8.500

Quản trị chuỗi cung ứng và phân phối

EUR

1.400

1.400

1.400

1.400

2.900

8.500

Thương mại – Bán hàng

EUR

1.150

1.150

1.150

1.150

2.400

7.000

Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm

EUR

1.150

1.150

1.150

1.150

2.400

7.000

Quản trị nguồn nhân lực

EUR

1.150

1.150

1.150

1.150

2.400

7.000

Quản trị dự án

EUR

1.150

1.150

1.150

1.150

2.400

7.000

Khởi nghiệp kinh doanh

EUR

1.150

1.150

1.150

1.150

2.400

7.000

 

 

 

Lớp du học Trung Quốc/ Đài Loan

Đơn vị

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Kinh tế và Thương mại quốc tế (2+2)

USD

1.250

1.250

1.250

1.250

Theo quy định trường đối tác

Theo quy định trường đối tác

Quản trị du lịch (2+2)

USD

1.250

1.250

1.250

1.250

Kinh doanh quốc tế (2+2)

USD

1.250

1.250

1.250

1.250

 

Học phí tại trường Đại học Trung Quốc/ Đài Loan

– Tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Nam: khoảng 72.300.000 đồng/ năm (20.000 tệ)

– Tại trường Đại học Dân tộc Quảng Tây: khoảng 39.700.000 đồng/ năm (11000 tệ, trong đó học phí: 8000 tệ, phí ký túc xá: 3000 tệ)

– Tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Long Hoa: khoảng 36.300.000 đồng/1 học kỳ (44.630 TWD) đối với chương trình giảng dạy bằng tiếng Trung và khoảng 40.400.000 đồng/1 học kỳ (1770 USD) đối với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh.

Ngoài học phí, sinh viên có phải nộp các khoản lệ phí khác không?

Ngoài học phí đã được niêm yết, sinh viên cần nộp các khoản lệ phí khác tương tự như một sinh viên bình thường, bao gồm:

– Phí khám sức khỏe sau khi nhập học: 170.000 đ

– Phí bảo hiểm thân thể: 210.000 đ/3 năm

– Phí bảo hiểm y tế: 563.220 đ/năm.

– Đối với sinh viên lựa chọn các chương trình Cử nhân liên kết với trường ĐH của Pháp và Áo: Sinh cần nộp phí ghi danh vào năm thứ 3. Theo quy định của chính phủ Pháp và từng trường đại học cụ thể, sinh viên cần phải nộp phí ghi danh cho trường Đại học đối tác theo mức thu quy định tại thời điểm thu. vd: số tiền phí ghi danh năm học 2021-2022 tương đương khoảng 5.500.000 – 6.000.000 đồng. (Lưu ý: Sinh viên chỉ nộp khoản phí này 1 lần duy nhất khi vào năm thứ 3).

– Đối với sinh viên lựa chọn các chương trình du học 2+2 với Trung Quốc, Đài Loan: Sinh viên cần nộp phí du học tương đương 500 USD. Số tiền này được nộp khi nhà trường làm các thủ tục, hồ sơ du học cho sinh viên vào học kỳ 2 của năm thứ 2.

Sinh viên Cử nhân quốc tế có thể học văn bằng 2 hệ chính quy không?

Sinh viên Cử nhân quốc tế có thể học văn bằng 2 hệ chính quy chuyên ngành Kế toán do Trường Đại học Thương mại cấp bằng. Để được học văn bằng 2 hệ chính quy của trường Đại học Thương mại, sinh viên cần phải tốt nghiệp văn bằng quốc tế thứ nhất.

 

Cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập có tốt không?

Hầu hết tất cả các phòng học dành cho hệ liên kết đào tạo quốc tế của trường Đại học Thương mại đều có điều hòa, máy chiếu hoặc smart tivi. Ngoài ra, sinh viên được hưởng mọi quyền lợi của một sinh viên Đại học Thương mại.

Đối với các môn đại cương kinh tế và chuyên ngành thì sinh viên dùng phòng học lớn. Riêng với các môn ngoại ngữ thì sinh viên các lớp được chia thành nhiều nhóm học trong các phòng học nhỏ.

Việc thi cử của sinh viên diễn ra như thế nào?

Theo quy chế đào tạo, mỗi sinh viên sau khi học xong mỗi môn cần phải kiểm tra hết môn. Hình thức kiểm tra có thể là thi vấn đáp, thi trắc nghiệm, thi tự luận, làm bài tập tại nhà….Trong 2 năm thứ nhất và thứ hai, sinh viên nếu thi không đạt thì có thể sẽ được thi lại 1 lần tùy vào điều kiện do nhà trường quyết định.

Trong trường hợp, sinh viên thi lại mà vẫn không đạt thì phải học lại riêng môn học đó. Việc bố trí học lại môn đó có thể học ghép cùng khóa sau hoặc nhà trường sẽ tổ chức riêng. Lệ phí học lại năm học 2021-2022 là 35 euro/tín chỉ (tương đương khoảng 70.000đ/tiết).

– Riêng đối với lớp Quản trị kinh doanh, sinh viên được thi lại 2 lần nếu thi lần đầu không đạt. Trong tình huống thi lại 2 lần không đạt, sinh viên bị lưu ban và học cùng khóa sau.

 

Sinh viên hệ Cử nhân quốc tế đi thực tập như thế nào?

Sinh viên cần đi thực tập 2 đợt (khác biệt với sinh viên chính quy chỉ đi thực tập 1 đợt), điều này giúp tăng khả năng hòa nhập thực tiễn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tế khi tốt nghiệp. Cụ thể:

– Đợt 1: Trong học kỳ 1, sinh viên xuống đơn vị thực tập 1 buổi/tuần theo từng nhóm (mỗi nhóm có khoảng 5 sinh viên) để tìm hiểu doanh nghiệp, chức năng, cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh dưới sự giám sát của giảng viên.…Kết thúc kỳ 1, nhóm sinh viên viết 1 bài dự án và trình bày trước hội đồng.

– Đợt 2: Trong học kỳ 2, sinh viên đi thực tập cá nhân liên tục tại đơn vị thực tập. Trong giai đoạn này, cá nhân sinh viên tác nghiệp cụ thể theo sự hướng dẫn của giáo viên và cán bộ thực tế tại doanh nghiệp. Kết thúc kỳ 2, sinh viên viết báo cáo và trình bày trước hội đồng.

* Riêng đối với lớp Quản trị kinh doanh (Liên kết với trường Đại học IMC-Krems), sinh viên đi thực tập theo sự hướng dẫn của giáo viên và cán bộ thực tế tại doanh nghiệp vào học kỳ 1 năm thứ ba.

Nếu sinh viên không tìm được cơ quan thực tập thì nhà trường có hỗ trợ không?

Thông thường, sinh viên sẽ tự tìm doanh nghiệp thực tập. Trong trường hợp không có đơn vị thực tập thì nhà trường sẽ giới thiệu các cơ quan, doanh nghiệp có liên kết với trường để sinh viên đến đó thực tập. Việc hỗ trợ này là hoàn toàn miễn phí.