Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Luận văn, đồ án, luan van, do an

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” là một môn học được quy định trong
chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
“Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” là lý thuyết về PPNCKH, lý thuyết về
con đường nhận thức, khám phá và cải tạo hiện thực. Môn học này là công cụ giúp cho
các nhà khoa học và nhà quản lý trong công tác tổ chức, quản lý và thực hành NCKH
một cách sáng tạo.
Theo đề nghị của các chuyên gia quốc tế (Giáo sư Ahsim Das Gupta và Tiến
sĩ Roger Chenevey) trong Dự án Đan Mạch “Hỗ trợ tăng cường năng lực cho
Trường Đại học Thủy lợi” (WaterSPS – Subcomponent 1.3 WRU) khi xem xét các
chương trình đang đào tạo thạc sĩ của Trường Đại học Thủy lợi, ngày 05-5-2005
Hội đồng Khoa học và Đào tạo của trường đã đồng ý sẽ đưa môn học “Phương
pháp luận nghiên cứu khoa học” với thời lượng 60 tiết (50% lý thuyết và 50% thực
hành) là môn học bắt buộc cho tất cả các HVCH và NCS được đào tạo tại Trường
Đại học Thủy lợi. Với hình thức học không tập trung (3 năm) thì môn học này sẽ
được bố trí vào chương trình học tập của học kỳ thứ 4 và thi ở học kỳ thứ 5 (nếu học
tập trung thì ở học kỳ thứ 3).
Để viết giáo trình “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, Ban quản lý
Dự án Đan Mạch đã mời GS.TS. Nguyễn Đình Cống (Trường Đại học Xây dựng) viết
đề cương và TS. Nguyễn Thị Ngọc Bích (Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Quốc
gia Hà Nội) phản biện đề cương này.
Ngày 01-7-2005, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi đã giao cho tác
giả viết giáo trình “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” theo đề cương trên
đây.
Khi bắt tay vào viết giáo trình, tác giả đã đến Trường Đại học Xây dựng nghe
Giáo sư Nguyễn Đình Cống giảng dạy môn học này cho các lớp cao học. Cũng rất may
mắn cho tác giả là lúc này ở nước ta đã xuất bản một loạt giáo trình “Phương pháp
luận nghiên cứu khoa học” của các nhà giáo có tên tuổi như GS.TS. Vũ Cao Đàm,
GS.TS. Nguyễn Văn Lê, PGS.TS. Lưu Xuân Mới v.v. Do đó, để viết phần lý thuyết thì
những cuốn sách trên đây là tài liệu tham khảo rất quý giá và thiết thực cho tác giả khi
viết giáo trình này. Nhiệm vụ chính của tác giả là xây dựng nội dung của phần thực
hành (30 tiết). Đây là phần rất quan trọng của các giáo trình được viết theo các dự án
đầu tư nước ngoài (còn gọi là các nghiên cứu điển hình – case study). Bằng kinh nghiệm
của trên 30 năm giảng dạy (trong đó đã hướng dẫn nhiều ĐATN, LVThS và đặc biệt đã
có 5 NCS bảo vệ thành công LATS) và tham gia nhiều đề tài khoa học – công nghệ, ở
phần thực hành này tác giả đã đề xuất 3 bài tập (các nghiên cứu điển hình) để học viên
thực hành và hội thảo. Với 3 bài tập này HVCH sẽ vận dụng gần như toàn bộ nội dung
của môn học, đồng thời cũng sẽ góp phần thiết thực cho việc chuẩn bị làm luận văn tốt
nghiệp và nghĩ tới những bước đi xa hơn.