Giáo án mầm non lớp lá – Lĩnh vực: Phát triển nhận thức – Đề tài: khám phá khoa học: Tìm hiểu về bác nông dân – Chủ đề: Nghề nghiệp – Tài liệu, ebook, giáo trình

Giáo án mầm non lớp lá – Lĩnh vực: Phát triển nhận thức – Đề tài: khám phá khoa học: Tìm hiểu về bác nông dân – Chủ đề: Nghề nghiệp

1. Ổn định tổ chức:

-Cô và trẻ hát bài “cháu đi mẫu giáo” nhạc Phạm Minh Tuấn.

-Trò truyện về nội dung bài hát:

+ Các con vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác?

+ Trong bài hát cô thấy có 1 câu rất hay đó là ba vào nhà máy còn ông bà thì làm gì nhỉ?

+ À đúng rồi đấy, cấy cày là công việc của nhà nông.

-Vậy bây giờ cô đố các con biết cô có cái gì đây nhé?

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

(Trẻ ngồi hình chữ u)

2.1.Tìm hiểu công việc và sản phẩm của nhà nông.

– Cô đặt 1 túi thóc, 1 túi gạo lên bàn hỏi trẻ: cô đố các con biết cô có túi gì đây?

– Cô bóc hạt lúa cho trẻ quan sát xem bên trong là gì? Ai là người đã làm ra hạt gạo.

– Để có được hạt gạo nấu cơm cho chúng ta ăn hàng ngày bác nông dân phải làm gì?

– Muốn biết bác nông dân phải làm gì xin mời các con cùng hướng mắt nhìn lên màn hình.

– Cô mở video 1 số hình ảnh về công việc của bác nông dân cho trẻ quan sát và đàm thoại theo nội dung hình ảnh.

=> Cô chốt: các con ạ tất cả các công việc mà bác nông dân vừa làm là những công việc rất vất vả. muốn biết được bác nông dân phải làm như thế nào mới có được hạt gạo nuôi sống con người bây giờ cô và các con sẽ cùng tìm hiểu thêm về bác nông dân nhé!

* Cô treo tranh bác nông dân đang bừa ruộng cho trẻ quan sát và đàm thoại:

 

docx

4 trang

|

Chia sẻ: trang80

| Lượt xem: 6485

| Lượt tải: 0

download

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá – Lĩnh vực: Phát triển nhận thức – Đề tài: khám phá khoa học: Tìm hiểu về bác nông dân – Chủ đề: Nghề nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐỀ TÀI: KPKH: TÌM HIỂU VỀ BÁC NÔNG DÂN
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
ĐỐI TƯỢNG: TRẺ 4-5 TUỔI
SỐ LƯỢNG: 30 TRẺ
THỜI GIAN: 25-30 PHÚT
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ KIM DUNG
Mục đích-yêu cầu:
Kiến thức:
Trẻ biết được công việc của bác nông dân đã làm việc trên cánh đồng để làm ra hạt gạo.
Trẻ biết để làm ra hạt gạo bác nông dân phải làm như thế nào, hiểu được quá trình làm ra hạt lúa, hạt gạo của bác nông dân.
Kỹ năng:
Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, phát triển khả năng quan sát ghi nhớ có chủ định.
Rèn kỹ năng nhanh nhẹn khéo léo khi chơi trò chơi.
Thái độ:
Giáo dục trẻ biết yêu quý người nông dân và biết trân trọng những sản phẩm của người nông dân đã làm ra.
Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô: 1 túi chứa hạt thóc, 1 túi chứa hạt gạo.
Video về các công việc của bác nông dân.
4 tranh:
+ tranh 1: Bác nông dân đang bừa ruộng
+ Tranh 2: bác nông dân đang cấy lúa.
+ Tranh 3: Bác nông dân đang bón phân.
+ Bác nông dân đang cắt lúa.
Gậy xếp con đường hẹp, rổ đựng, 30 bao cát.
Nhạc bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày, hạt gạo làng ta”
Của trẻ:
Mỗi trẻ một rổ đựng tranh lô tô về công việc của người nông dân.
Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ổn định tổ chức:
-Cô và trẻ hát bài “cháu đi mẫu giáo” nhạc Phạm Minh Tuấn.
-Trò truyện về nội dung bài hát:
+ Các con vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác?
+ Trong bài hát cô thấy có 1 câu rất hay đó là ba vào nhà máy còn ông bà thì làm gì nhỉ?
+ À đúng rồi đấy, cấy cày là công việc của nhà nông.
-Vậy bây giờ cô đố các con biết cô có cái gì đây nhé?
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
(Trẻ ngồi hình chữ u)
2.1.Tìm hiểu công việc và sản phẩm của nhà nông.
– Cô đặt 1 túi thóc, 1 túi gạo lên bàn hỏi trẻ: cô đố các con biết cô có túi gì đây?
– Cô bóc hạt lúa cho trẻ quan sát xem bên trong là gì? Ai là người đã làm ra hạt gạo.
– Để có được hạt gạo nấu cơm cho chúng ta ăn hàng ngày bác nông dân phải làm gì?
– Muốn biết bác nông dân phải làm gì xin mời các con cùng hướng mắt nhìn lên màn hình.
– Cô mở video 1 số hình ảnh về công việc của bác nông dân cho trẻ quan sát và đàm thoại theo nội dung hình ảnh.
=> Cô chốt: các con ạ tất cả các công việc mà bác nông dân vừa làm là những công việc rất vất vả. muốn biết được bác nông dân phải làm như thế nào mới có được hạt gạo nuôi sống con người bây giờ cô và các con sẽ cùng tìm hiểu thêm về bác nông dân nhé!
* Cô treo tranh bác nông dân đang bừa ruộng cho trẻ quan sát và đàm thoại:
– Đây là hình ảnh của ai?
– Bác nông dân đang làm gì?
– Đây là bác trai hay bác gái?
– Bác đã dùng dụng cụ gì để bừa ruộng?
– Đi đằng trước bác là con gì?
=> Cô chốt: Các con ạ cày bừa là công việc nặng nhọc nên cần phải có sự giúp đỡ của bác trai để làm ra đám ruộng nhừ và phẳng, bác nông dân phải nhờ đến sức lực của con trâu, bác rất yêu quý con trâu vì nó đã giúp cho bác rất nhiều công việc trong sản xuất nông nghiệp, và đặc biệt khi làm ruộng xong muốn có mạ để cấy thì bác nông dân còn phải ngâm lúa rồi ủ thành mầm sau đó đem reo thành cây mạ non sau khi mạ được cấy thì bác nông dân sẽ làm gì?
– Cô treo tranh 2 cho trẻ quan sát hỏi trẻ: các con thấy hình ảnh của ai đây? Bác đang làm gì? Bác gái hay bác trai? Bác cấy như thế nào?
– Cô giải thích: các con ạ cấy lúa là công việc đòi hỏi phải khéo léo nên bác gái thường hay làm hơn.
– Vậy khi cấy xong rồi, muốn cho lúa tốt thì Bác nông dân phải làm gì nữa?
– Tranh 3: bác nông dân đang bón phân: cô cho trẻ quan sát và đàm thoại về nội dung bức tranh .
– Tranh 4: bác nông dân đang gặt lúa: Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại về nội dung bức tranh (Tương tự như trên).
* Giáo dục: Các con ạ: Để có được những hạt gạo trắng tinh nấu cho chúng ta ăn hàng ngày thì các bác nông dân đã rất vất vả mới làm ra được, khi lúa về nhà còn phải phơi khô sau đó mới cho vào máy sát thành gạo cho chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy khi ăn các con cần phải ăn hết xuất và không để cơm rơi vãi ra bàn, đặc biệt là phải biết quý trọng các bác nông dân và biết trân trọng những sản phẩm mà các bác đã làm ra.
* Mở rộng: Cô hỏi trẻ ngoài việc sản xuất ra lúa gạo bác nông dân còn trồng thêm những cây gì, nuôi những con gì và làm ra những sản phẩm gì nữa?
– Đúng rồi đấy, cấy cày là công việc đặc trưng của bác nông dân, ngoài ra bác nông dân còn là người làm ra rất nhiều sản phẩm như: ngô, khoai, sắn, đậu, rau củ quả, chăn nuôi các con vật như: gà, lợn, trâu, bò, ngan, ngỗng để cung cấp thực phẩm cho chúng ta ăn hàng ngày đấy! Các con thấy bác nông dân có vất vả không?
– Các con có yêu quý bác nông dân không?
– Yêu quý bác nông dân các con phải làm gì?
– Các con có muốn làm công việc của bác nông dân không?
2.2. Trò chơi:
– TC1: Cô cho trẻ chơi trò chơi “Nhanh và đúng”
+ Cô nói cách chơi: Cô sẽ phát cho mỗi trẻ 1 rổ đựng các lô tô về công việc của bác nông dân, và khi cô nói công việc gì thì trẻ giơ lô tô công việc đó sau đó xếp theo quy trình làm ra hạt lúa. Và ngược lại.
-TC2: Thi xem tổ nào nhanh:
+ Cô nói cách chơi: cô cho trẻ xếp thành 3 nhóm, trước 3 nhóm là 3 khay đựng bao thóc, nhiêm vụ của các con là phải vận chuyển bao thóc về nhà cho các bác nông dân, khii đi phải đi trên con đường hẹp, vì vậy đòi hỏi mỗi thành viên trong đội phải nhanh nhẹn khéo léo thì mới vận chuyển được nhiều bao thóc về nhà cho các bác nông dân.
+ Luật chơi: Trong khi vận chuyển bạn nào đi dẫm vào vệch của đường hẹp thì sẽ trượt xuống ruộng thì bao lúa đó sẽ không được tính.
-Trò chơi sẽ được kết thúc bằng 1 bản nhạc đội nào vận chuyển được nhiều thì đội đó giành chiến thắng.
– Cô cho trẻ chơi 2 lần sau mỗi lần chơi cô kiểm tra kết quả.
3.Kết thúc: cô nhận xét tuyên trẻ.
-Trẻ hát
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
– Trẻ hướng lên màn hình.
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ chơi
-Trẻ chơi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxphat trien tinh cam tham mi 5 tuoi_12296145.docx