Giáo án Tiếng Việt lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống cả năm
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
– GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.
– GV giới thiệu dãy Trường Sơn trên bản đổ Việt Nam để c ác em dễ hình dung.
– GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc nhân vật.
– Gọi 1 HS đọc toàn bài.
– GV chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến tiếng chim hót líu lo
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến nhìn ngơ ngác
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết
– GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
– Luyện đọc từ khó: lưng Trường Sơn, núi non trùng điệp, róc rách.
– Luyện đọc câu dài: Biết bao cảnh sắc/ như hiện ra trước mất chúng tôi:/ bầy vượn tinh nghịch/ đánh đu trên cành cao,/ đàn hươu nai xinh đẹp và hiên lành/ rủ nhau r a suối,/ những vợt cỏ đẫm sương/ long lanh trong nắng.
– Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.
– GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
– GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.
– GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
Câu 1: Các bạn nhỏ được ông cho đi đâu? Ông chuẩn bị cho các bạn thứ gì để mang theo?
Câu 2: Vào rừng, các bạn nhỏ nghe thấy những âm thanh gì ?
Câu 3: Cây cối và con vật trong rừng được tả như thế nào ?
+ Cây cối được tả như thế nào ?
+ Con vật trong rừng được tả như thế nào ?
+ Câu 4: Khi nắng nhạt màu trên những vòm cây là khi trời về trong tiếc nuối. Vì thế, ông đã kể chuyện cho các bạn nhỏ nghe. Các em hãy cho biết ông đã kể những chuyện gì? Dựa vào đâu mà em biết ông kể những điều đó?
+ Câu 4: Theo em, các bạn nhỏ có thấy thú vị với chuyến đi thăm rừng cùng ông không? Vì sao ?
– GV chốt: Giờ đây, những cánh rừng như thế này hầu như không còn do con người khai thác gỗ, săn bắt muông thú trái phép. Để có những cánh rừng đẹp như trong cảu chuyện các em vừa đọc, rất cần chúng ta bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng, tạo môi trường sống bình yên cho muông thú, bảo vệ những loài thú quý hiếm,…
2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.
– GV đọc diễn cảm toàn bài.
– HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.
– Hs lắng nghe.
– Quan sát, lắng nghe.
– HS lắng nghe cách đọc.
– 1 HS đọc toàn bài.
– HS quan sát
– HS đọc nối tiếp theo đoạn.
– HS đọc từ khó.
– 2-3 HS đọc câu dài.
– HS luyện đọc theo nhóm 3.
– HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Ông cho đi thảm rừng. Ồng đưa cho mỗi cháu một tàu lá cọ để che nắng.
+ Đi trong rừng, các bạn nhỏ nghe rất rỏ tiếng suối róc rách và tiếng chim hót líu lo.
+ Trong rừng, cây cối vươn ngọn lên cao tít đón nắng. Nhiều cây thân thẳng tắp, tán lá tròn xoe.
+ Những con sóc nhảy thoăn thoắt qua các cành cây. Khi tháy người, chúng dừng cả lại, nhìn ngơ ngác.
+ Trên đường, ông đã kể cho các bạn nhỏ nghe vé những cánh rừng thuở xưa. Trong rừng thuở ấy có rất nhiéu muông thú, cảnh vật rẩt đ ẹp mắt: đó là những bầy vượn tinh nghịch đánh đu trên cành cao, những đàn hươu nai xinh đẹp và hiển lành rủ nhau ra suối, những vạt cỏ đẫm sương long lanh trong nắng,… Em biết được điều đó vì sau khi nghe ông kể, các bạn nhỏ như thấy hiện ra trước mắt những cảnh vật như vậy.
+ HS làm việc cá nhân. Nhiều em phát biểu ý kiến trước lớp.
– HS đọc