Gạo muối cúng vía Thần Tài xong nên bảo quản như thế nào để “hút lộc”?

Những gia đình buôn bán đều có một bàn thờ Thần Tài rất trang trọng. Bàn thờ Thần Tài được đặt ở vị trí dưới đất sát mép tường và gần cửa ra vào. Theo dân gian quan niệm rằng, việc đặt bàn thờ cúng Thần Tài ở vị trí này để nghênh tiếp tài lộc và phù hộ cho gia đình mình được “thuận buồm xuôi gió” trong công việc.

Gạo muối cúng vía Thần Tài xong nên bảo quản như thế nào để Ảnh minh họa

Lễ vật cúng Thần Tài

– Bộ tam sên, gồm 3 món: 300g thịt heo (có thể luộc hoặc quay), 3 quả trứng luộc (trứng gà hoặc trứng vịt) và 3 con tôm hoặc cua luộc.

– Cá lóc nướng: Cá lóc này phải để nguyên con, đem đi nướng trui.

Việc để nguyên trạng cá lóc như trên là để tưởng nhớ rằng ông cha rất thiếu thốn khó khăn trong buổi đầu khai hoang, không nề hà chuyển cá vảy cả con, miễn sao nuôi dưỡng được bản thân và đảm bảo công việc thì vui lòng.

– Mâm ngũ quả: Có thể chọn các quả như cam, xoài, thanh long, táo, dưa hấu,…

– 1 lọ hoa tươi có màu sắc rực rỡ (hoa cúc, hoa ly,…).

– 1 bộ giấy tiền vàng mã.

– Thuốc lá (cả bao và có 2 điếu thuốc thò đầu ra).

– 1 dĩa gạo và 1 dĩa muối hột.

Ngoài ra, cúng Thần Tài còn có khay vàng giấy, hai bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.

Sắp xếp mâm cúng

Ở giữa Thần Tài – Ông Địa người ta thường để một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Gạo, muối, nước là 3 thực phẩm thiết yếu của con người, đặt lên bàn thờ.

Khi đặt vị trí hoa và quả, gia chủ nên đặt loa hoa bên tay phải, đĩa quả bên tay trái theo chiều nhìn từ ngoài vào trong.

Đồ cúng bằng muối và gạo thì bạn phải giữ lại trong nhà cho có lộc.

Rượu và nước khi đã cúng sau thì bạn phải đem tưới xung quanh nhà.

– Bánh kẹo đã cúng xong thì giữ lại 1 nửa để ăn, còn 1 nửa đem đi phát lộc.

– Vàng thật thì nên cất giữ bên mình để lấy may, còn tiền vàng mã đem đốt ở ngoài cổng để cầu xin Thần Tài phù hộ cho cuộc sống gia đình sung túc, bình an, phát tài phát lộc và may mắn cả năm.