GIẢI ĐÁP: Học giao thông vận tải ra làm gì? –

Ngành giao thông vận tải hứa hẹn nhiều tiềm năng và những cơ hội việc làm tốt cho các bạn sinh viên trẻ. Tuy nhiên, trước khi quyết định theo học, hãy cùng tìm hiểu học giao thông vận tải ra làm gì, tương lai nghề nghiệp như thế nào nhé.

I. Ngành giao thông vận tải là ngành gì?

Trước khi tìm câu trả lời cho học giao thông vận tải ra làm gì, ta cùng tìm hiểu những khái niệm và vai trò của ngành đối với đất nước như thế nào.

Giao thông vận tải là một trong những ngành quan trọng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của nền kinh tế, là tiền đề quan trọng giúp kinh tế tăng trưởng.

Hiện nay, ngành giao thông vận tải có 5 loại hình cơ bản chính. Đó là:

  • Vận tải đường bộ
  • Vận tải đường thủy
  • Vận tải đường sắt
  • Vận tải đường hàng không
  • Vận tải bằng đường ống

Giao thông vận tải là một chuyên ngành đặc biệt phục vụ và gắn liền với đời sống con người. Mà nhiệm vụ chính là giữ cho mạch giao thông của đất nước, giữa các vùng miền tỉnh huyện luôn trong tình trạng thông suốt, phục vụ nhu cầu đi lại và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Nhờ đó duy trì sứ mệnh tạo ra các giá trị và giá trị gia tăng cho sản xuất vật chất.

Ngoài ra, đây cũng là ngảnh có vai trò đặc biệt trong việc phát triển kinh tế đất nước. Bởi chúng là ngành dịch vụ trực tiếp trung chuyển và tham gia và quá trình cung ứng nguyên vật liệu, vật tư kỹ thuật, năng lượng cho các cơ sở sản xuất. Đồng thời cung cấp ngược lại chúng đến nơi cần tiêu thụ.

Có thể nói, dù ở Việt Nam hay nước ngoài, ngành giao thông vận tải cũng là yếu tố cốt yếu. Nếu có một nền kinh tế vững mạnh, cần xây dựng một mạng lưới giao thông vận tải nơi đó thật sự phát triển.

Vì thế ngành này luôn yêu cầu đội ngũ nhân sự, chuyên gia, kỹ sư có kiến thức vững chắc, chuyên môn cao. Nhờ đó cơ hội nghề nghiệp trong ngành luôn rộng mở.

Ngành giao thông vận tải là một ngành thiết yếu

II. Học khối nào thi được ngành giao thông vận tải và những tố chất cần thiết

Như bạn đã biết, mỗi ngành học tại Việt Nam sẽ có những tổ hợp thi các môn tự nhiên hoặc các môn xã hội riêng. Vậy nếu muốn theo học giao thông vận tải, bạn cần học những môn gì?

Hiện nay, ngành giao thông vận tải đang đào tạo và xét tuyển dựa trên rất nhiều tổ hợp môn thi khác nhau. Vì thế, cơ hội dành cho các bạn có đam mê với ngành vô cùng rộng mở.

Những khối thi ngành giao thông vận tải xét tuyển hiện nay:

  • Khối A00: Toán Học -Vật Lý- Hóa Học.
  • Khối A01: Toán Học – Vật Lý – Tiếng Anh.
  • Khối B00: Toán Học – Hóa Học – Sinh học.
  • Khối D07: Toán Học – Hóa Học – Tiếng Anh.
  • Khối D01: Toán Học – Ngữ Văn – Tiếng Anh.
  • Khối D03: Toán Học – Ngữ Văn – Tiếng Pháp.

Có thế thấy, ngành giao thông vận tải nghiêng phần nhiều về các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa hơn. Nhưng không có nghĩa là các bạn có năng khiếu môn xã hội không thể theo đuổi ngành học này.

Mỗi ngành nghề đều sẽ có những đặc thù khác nhau, từ đó yêu cầu cho mỗi ngành cũng khác nhau. Tuy nhiên, dù lựa chọn theo bất cứ ngành nghề nào, việc đầu tiên cần phải có chính là sự đam mê, tiếp theo đó chính là khả năng và những tố chất cần thiết mà ngành yêu cầu.

Với giao thông vận tải, nếu bạn yêu thích ngành học này, hãy tôi luyện và rèn giũa bản thân thể có thể đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau đây nhé. Đó là:

  • Có khả năng làm việc trong môi trường áp lực, khối lượng công việc cao.
  • Học tốt các môn khoa học như toán, vật lý và bộ môn vẽ kỹ thuật.
  • Có khả năng làm việc nhóm, tính cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm cao với công việc.

Ngành GTVT yêu cầu cao về sự tỉ mỉ

III. Ngành giao thông vận tải đào tạo những gì?

Sau bước đầu hiểu về những yếu tố cần thiết và khối thi để vào được ngành, vậy ngành giao thông vận tải đào tạo những gì là câu hỏi nhiều người quan tâm.

Câu hỏi này liên quan mật thiết đến thắc mắc học giao thông vận tải ra làm gì. Hiện nay có nhiều trường đại học đào tạo ngành này. Cụ thể, bạn sẽ được học các kiến thức chung về giao thông, các loại hình vận tải. Sau đó là những kiến thức kỹ thuật sâu của chuyên ngành để có thể vận dụng vào công việc sau này.

Giao thông vận tải có các chuyên ngành riêng như:

  • Khoa vận tải – kinh tế.
  • Khoa môi trường và an toàn giao thông.
  • Ngành kỹ thuật xây dựng các công trình giao thông.
  • Ngành quản lý xây dựng.
  • Ngành kỹ thuật xây dựng các công trình thủy.
  • Ngành kỹ thuật xây dựng.

Một số ngôi trường đào tạo ngành giao thông vận tải tại Việt Nam là:

Khu vực phía Bắc:

  • Đại học Giao thông vận tải Hà Nội
  • Đại học Xây dựng Hà Nội
  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Kiến trúc Hà Nội
  • Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải.

Khu vực phía Nam:

  • Đại học Giao thông vận tải HCM
  • Đại học Bách khoa TP.HCM
  • Đại học Quốc tế TP.HCM
  • Đại học Kiến trúc TPHCM.

IV. Học giao thông vận tải ra làm gì?

Học ngành GTVT ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm

Giao thông vận tải có tầm quan trọng không thể thiếu trong bất cứ nền kinh tế nào. Vì thế cơ hội việc làm trong ngành vô cùng rộng mở. Học giao thông vận tải ra làm gì? Những công việc bạn có thể làm sau khi học giao thông vận tải là:

  • Kỹ sư về kinh tế giao thông vận tải: Nhiệm vụ chính của công việc này là tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra những giải pháp phát triển, khai thác kinh tế một cách hiệu quả thông qua các loại hình vận tải.
  • Quản trị kinh doanh giao thông vận tải của các doanh nghiệp: có nhiệm vụ hoạch định chiến lược, tầm nhìn, kế hoạch và phương hướng kinh doanh cho doanh nghiệp.
  • Kỹ sư xây dựng công trình giao thông: với phần việc chính là nghiên cứu, thiết kế các công trình giao thông vận tải, đồng thời giám sát quản lý các dự án công trình giao thông vận tải.
  • Ngoài các nghề trên, bạn còn có thể trở thành: Kỹ sư quy hoạch và quản lý giao thông vận tải hoặc Kỹ sư điều khiển quá trình vận tải của các doanh nghiệp vận tải.

Trên đây là những công việc, cơ hội việc làm trong tương lai nếu bạn theo ngành giao thông vận tải. Hi vọng lượng kiến thức trong bài viết đã giải đáp giúp bạn câu hỏi học giao thông vận tải ra làm gì. Hãy nghiên cứu và đưa ra những lựa chọn và định hướng đúng đắn nhất cho bản thân nhé.

GIẢI ĐÁP: Học giao thông vận tải ra làm gì?