Doanh nghiệp lớn cần biết gì khi vào thị trường chứng khoán

Đối với các chủ doanh nghiệp lớn thì chính sách cổ tức vững chắc đối với họ là vô cùng quan trọng để có thể duy trì được dòng tiền đầu tư từ các cổ đông.

Chính vì thế, nên mối quan hệ giữa chính sách cổ tức đến yếu tố nội bộ đó là chính sách đầu tư và tài trợ của doanh nghiệp và giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán như là yếu tố ngoại bộ.

Các yếu tố ngoại bộ ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp lớnCác yếu tố ngoại bộ ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp lớn

Tuy nhiên, không phải yếu tố ngoại bộ nào chủ doanh nghiệp lớn cũng có thể kiểm soát được qua nhiều hình thức khác nhau và không có gì đảm bảo được sự trung thành từ các nhà cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp là bền vững cho dù họ có duy trì được việc trả cổ tức đều đặn hay không.

Các yếu tố ngoại bộ nào trong thị trường chứng khoán ảnh hưởng thế nào đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp lớn? 1Các yếu tố ngoại bộ nào trong thị trường chứng khoán ảnh hưởng thế nào đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp lớn? 1

Do đó, tầm quan trọng của bài viết này như là một bài tư vấn cho các chủ doanh nghiệp lớn trong việc tìm hiểu kỹ khái niệm lẫn mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán trong nền kinh tế thị trường nhà nước Việt Nam hiện nay lên các chính sách cổ tức của các doanh nghiệp lớn, đồng thời, đưa ra những biện pháp hữu dụng và thực thi cho họ để chủ doanh nghiệp lớn có thể duy trì được chính sách cổ tức của mình từ đó tạo nên niềm tin và độ an toàn vững chắc cho quý cổ đông.

1) Định nghĩa và các loại cổ tức:

Cổ tức được ngắn gọn là khoản lợi nhuận thu được sau thuế để rồi trả cho các bên đã đổ vốn vào công ty (cổ đông)

Tiền mặt, tài sản, cổ phiếu của chứng khoán đối với doanh nghiệp lớnTiền mặt, tài sản, cổ phiếu của chứng khoán đối với doanh nghiệp lớn

Cổ tức mà các cổ đông nhận lại có thể nằm nhiều dạng khác nhau bao gồm: tiền mặt, cổ phiếu, hoặc tài sản. Trong đó:

  • Cổ tức tiền mặt: là khoản lợi nhuận sau thuế được trả dưới dạng tiền mặt. Do đó dẫn tới sự tụt giảm trong lượng tài sản của doanh nghiệp lẫn nguồn vốn chủ sở hữu của họ.
  • Cổ tức cổ phiếu: là khoản lợi nhuận sau thuế được thể hiện ở dạng cổ phần do bản thân công ty đó phát hành. Vì doanh nghiệp lớn phải phát hành thêm một loại cổ phiếu của riêng họ để trả cho cổ đông, nên khi trả cổ tức bằng cổ phiếu thì tổng giá trị tài sản của công ty là hằng số kéo theo cổ phần lưu lượng tăng lên, và giá trị sổ sách của mỗi cổ phần giảm.
  • Cổ tức tài sản: là khoản lợi nhuận sau thuế được trả qua hình thức tài sản khác như sản phẩm, dịch vụ hoặc bằng những tài sản tài chính do chính công ty sản xuất ra. Điều đó dẫn tới sự sụt giảm lượng tài sản doanh nghiệp và giá trị sổ sách.

2) Mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán trong nền kinh tế thị trường Việt Nam lên chính sách cổ tức của các doanh nghiệp lớn:

Chính vì sự bùng phát đôt ngột của dịch bệnh thế giới Covid-19 đã khiến cho nhiều doanh nghiêp toàn cầu nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng vốn trước kia đã từng ổn định về dòng tiền đầu vào phải lo lắng về quyết định có nên hoãn việc thanh toán cổ tức cho cổ đông hay không điển hình là các ngành nghề kinh doanh như trung tâm thương mại, cho thuê văn phòng, vận hành chuỗi khách sạn, du lịch, nhà hàng, sản xuất, …

Đã dẫn tới việc các doanh nghiệp có lượng tiền mặt tích lũy trở nên ít dần kéo theo năm để chia cổ tức cũng khó chia được cổ tức trong năm.

Tầm ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 lên thị trường chứng khoán đối với chủ doanh nghiệp lớnTầm ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 lên thị trường chứng khoán đối với chủ doanh nghiệp lớn

Hơn nữa, trong bối cảnh các hoạt động không cần thiết bắt buộc phải tạm ngưng để tránh dịch không những dẫn tới giá phá sản của doanh nghiệp tăng mà còn gây khó khăn cho việc huy động dòng tiền mới để trả cổ tức cho cổ đông.

Tiếp theo là do nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới qua việc thu lợi nhuận đã dẫn tới giá của các cổ phiếu Việt Nam cũng bị chịu tác động bởi sự biến đổi của nền kinh tế toàn cầu và từ đó ảnh hưởng lên thị trường nội địa.

Dẫn tới sự khó lường trước được về thái độ và tính phụ thuộc cao vào tình hình biến đổi kinh tế của nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sự khó lường về tình hình biến đổi kinh tế các nhà đầu tưSự khó lường về tình hình biến đổi kinh tế các nhà đầu tư

3) Các yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp lớn:

a) Bản thân doanh nghiệp:

Yếu tố nội bộ của doanh nghiệp lớn ảnh hưởng đến thị trường chứng khoánYếu tố nội bộ của doanh nghiệp lớn ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

Nhu cầu hoàn trả nợ vay: nếu bản thân doanh nghiệp dùng nhiều nợ dài hạn để đầu tư thì cần phải giữ lại phần lợi nhuận để có đủ khả năng trả nợ.

Cơ hội đầu tư: nếu khả năng tăng trưởng cao thì công ty có xu hướng giữ lại phần đầu tư.

Mức doanh lợi vốn của doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp mà các cổ đông đầu tư vào có mức lợi vốn doanh nghiệp cao hơn so với các doanh nghiệp khác thì cổ đông có xu hướng giữ lại phần lớn lợi nhuận ròng để tái đầu tư vào bản thân doanh nghiệp đó và ngược lại.

Tính ổn định trong lợi nhuận: nếu công ty có mức lợi nhuận trên trung bình và dự đoán được chiều tăng trưởng doanh thu của mình là tăng thì họ có xu hướng dành phần lớn lợi nhuận ròng để trả cổ tức và ngược lại.

Khả năng thâm nhập vào thị trường vốn: đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, thời gian hoạt động lâu năm, kinh nghiệm dồi dào, uy tín cao, doanh thu lớn, … có khả năng huy động vốn dễ dàng hơn bởi vì lượng thông tin truyền tải qua bên cho vay với những đặc điểm trên đã cho thấy được bản thân doanh nghiệp lớn có khả năng chi trả nợ. Từ đó, bản thân chủ doanh nghiệp lớn có xu hướng để dành lại lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức lẫn nợ dài hạn và ngược lại.

Quyền kiểm soát công ty: nếu cổ đông muốn đảm nhiệm, duy trì, hoặc thay thế các chủ doanh nghiệp lớn trong việc điều hành công ty thì họ có thể giữ lại cổ tức mà doanh nghiệp đã trả cho họ để có thể tái đầu tư và ngược lại.

Thuế thu nhập cá nhân: do bản thân thuế thu nhập cá nhân là số tiền trừ trực tiếp vào tiền lương hàng tháng của nhân viên và được xác định bởi thuế lũy tiến hoặc lãi vốn. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp lớn thường căn cứ vào hai yếu tố này để xác định mức cổ tức cần phải trả.

b) Môi trường bên ngoài:

Yếu tố ngoại bộ của doanh nghiệp lớn ảnh hưởng đến thị trường chứng khoánYếu tố ngoại bộ của doanh nghiệp lớn ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

Cung cầu cổ phiếu: dựa trên quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường đã cho thấy được giá trị cổ phiếu ngày càng tăng cao chứng minh được rằng nhu cầu sở hữu hoặc mua cổ phiếu tăng dần và ngược lại.

Giá trị nội tại của cổ phiếu: chính vì hiệu lực của một cổ phiếu cho cổ đông là ngay lập tức sau khi doanh nghiệp trả cổ tức đã dẫn tới giá cả của cổ phiếu thưởng giảm xuống bằng với giá của cổ tức khi cổ phiếu giao dịch không có cổ tức.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: ảnh hưởng gián tiếp đến trị giá cổ phiếu của doanh nghiệp lớn. Nếu tốc độ tăng trưởng ổn định hoặc mạnh thì các doanh nghiệp lớn có nguồn lợi nhuận ròng cao lẫn dòng tiền chảy vào dồi dào từ các nhà đầu tư sẽ dẫn tới việc chủ doanh nghiệp lớn có xu hướng trả cổ tức cho cổ đông nhiều hơn và ngược lại.

Giá trị nội tại của thu nhập trong tương lai: là yếu tố quan trọng nhất tác động đến giá trị cổ phiếu hiện tại qua việc dự đoán chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp qua lợi nhuận hàng năm và phân tích thị trường.

Tỷ lệ thất nghiệp: có mối liên hệ mật thiết tới lạm phát. Cụ thể là, nếu doanh nghiệp lớn cho nhân viên nghỉ quá nhiều hoặc trả lương cho họ vượt mức quy định thì sẽ có nguy cơ dẫn tới lạm phát, mà điều đó khiến nền kinh tế bị đứng lại.

Niềm tin của người tiêu dùng: các yếu tố nhân khẩu học của họ như là tuổi tác, địa vị xã hội, giới tính, thu nhập hàng tháng, sở thích, thói quen, hành vi mua hàng, mối quan tâm trong mua hàng, … đều có tác động gián tiếp đến quyết định đi vay ngân hàng với mức lãi suất hợp thấp.

Chi tiêu của nền kinh tế thị trường: mối quan hệ của nền chi tiêu từ các đối tượng khác nhau trên thị trường kinh tế gồm khách hàng, nhà nước, hoặc thậm chí là bản thân doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với lợi nhuận ròng của doanh nghiệp lớn là mối quan hệ cộng sinh, hỗ trợ cho nhau.

Giá trị của đồng tiền: gây nên những ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp lớn đã đăng ký.

4) Các biện pháp duy trì chính sách cổ tức cho chủ doanh nghiệp lớn trong thời đại nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay:

Giải pháp cho các chủ doanh nghiệp lớn trong việc duy trì chính sách cổ tứcGiải pháp cho các chủ doanh nghiệp lớn trong việc duy trì chính sách cổ tức

Vì bệnh dịch Covid-19 đã khiến cho nền kinh tế thị trường Việt Nam nói riêng lẫn thị trường kinh tế nói chung thay đổi đáng kể bao gồm chuỗi cung ứng bị bất cân bằng nghiêm trọng; năng suất kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp sụt giảm nặng do bị chịu nhiều ảnh hưởng từ các chính sách nhà nước như đóng cửa biên giới, cấm xuất nhập cảnh, …

Do đó, đã có nhiều quốc gia trên thế giới kể cả Việt Nam đã phải đề ra những chính sách cải thiện nền kinh tế lẫn như chính sách tiền tệ và tài khóa; kích thích lượng cầu nội địa; tăng cung tiền trong lưu thông nhằm giảm lãi suất điều hành và giảm nợ cho doanh nghiệp lớn; chính sách tập trung vào công cụ giãn thuế và báo cáo tài chính; chính sách tài trợ bảo hiêm thất nghiệp cho doanh nghiệp; cá nhân, đóng cửa thị trường chứng khoán; ban hành lệnh cấm bán cổ phiếu đối với một số loại nhất định trong khoản thời gian tạm thời; khuyến khích doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ để ổn định giá; tổ chức dịch vụ trực tuyến từ xa; giảm hoặc miễn lệ phí trên thị trường để khuyến khích nhà đầu tư.

Thế nhưng Việt Nam mình đã áp dụng được bao nhiêu giải pháp đó để có thể giải quyết được tình trạng chính sách cổ tức bị bão hòa ở trên và có phải tình hình dịch bệnh trên thế giới có dễ nắm bắt đến thế?

Giải pháp để giải quyết chính sách cổ tức là gì?Giải pháp để giải quyết chính sách cổ tức là gì?

Cho đến thời điểm hiện tại thì có 2 giải pháp là được Việt Nam đưa vào theo Thông tư số 14/2020/TT-BTC ngày 18/3/2020 đó là:

  • Cần phải đảm bảo sự hoạt động liên tục, thông suốt, minh bạch và an toàn trước quy luật cung-cầu, hạn chế can thiệp bằng kỹ thuật và tài chính vào thị trường.
  • Tăng cường theo dõi giám sát các biến cố và diễn biến của thị trường để kịp thời đưa ra thông tin chính thức, rõ ràng, đáng tin cậy để trấn an nhà đầu tư.

Bài viết này đã làm tròn nghĩa vụ trong việc đưa ra những yếu tố kinh tế thị trường trong thị trường chứng khoán tác động lên chính sách cổ tức của doanh nghiệp lớn kèm với lại lý giải được các yếu tố gây ảnh hưởng lên thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay.

Không những thế, bài viết này còn đưa ra những chính sách giải quyết độ thiệt hại gây ra bởi Covid-19 lên thị trường chứng khoán một cách khách quan nhất có thể.