Diện tập phòng cháy chữa cháy có bắt buộc thực hiện không?

Hiện nay, pháp luật về Phòng cháy chữa cháy không có quy định về thời hạn cụ thể huấn luyện phòng cháy chữa cháy là một năm một lần hay hai năm một lần, nên tùy thuộc vào yêu cầu của từng cơ sở và chỉ tiêu, số lượng người trong một cơ sở theo quy định của pháp luật để tiến hành tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy. Vì vậy, công ty bạn có thể tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy một năm một lần hoặc hai năm một lần tùy thuộc vào điều kiện của công ty bạn.

Diện tập phòng cháy chữa cháy có bắt buộc thực hiện không?

Diện tập phòng cháy chữa cháy có bắt buộc thực hiện không?

1. Diễn tập phòng cháy chữa cháy đối với khu dân cư có 100 người như khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 149/2020/TT-BCA như sau:

“Điều 10. Thời hạn thực tập phương án chữa cháy

1. Phương án chữa cháy của cơ sở quy định tại điểm a khoản 3 Điều 19 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP phải được tổ chức thực tập ít nhất một lần một năm và thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tổ chức ở địa phương. Mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống trong phương án lần lượt được tổ chức thực tập.

2. Phương án chữa cháy của cơ quan Công an quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 19 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP được tổ chức thực tập khi có yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy. Trước khi tổ chức thực tập phương án, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phải thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở nơi tổ chức thực tập trước thời điểm thực tập ít nhất 05 ngày làm việc và gửi yêu cầu huy động lực lượng, phương tiện cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động tham gia thực tập phương án trước thời điểm thực tập ít nhất 05 ngày làm việc.”

Dẫn chiếu đến điểm a khoản 3 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 19. Phương án chữa cháy

3. Trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy và phối hợp xây dựng phương án chữa cháy:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở đối với khu dân cư, cơ sở, phương tiện sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản lý (Mẫu số PC 17);

…”

Theo đó, hiện không có quy định rõ thêm về việc khi tổ chức diễn tập thì với số lượng bao nhiều thì yêu cầu những gì.

Chỉ có quy định về phương án chữa cháy của khu dân cư phải được tổ chức thực tập ít nhất một lần một năm và thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tổ chức ở địa phương.

Như vậy, diễn tập phòng cháy chữa cháy đối với khu dân cư có 100 người là ít nhất một lần một năm và thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt.

2. Giới thiệu các phương tiện PCCC và hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy

2.1 Giới thiệu các phương tiện PCCC

Để đảm bảo an toàn PCCC, cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng của con người
Các phương tiện PCCC hiện nay rất đa dạng, phong phú, gồm: hệ thống báo cháy; hệ thống, thiết bị chữa cháy; thiết bị phá rỡ; thiết bị cứu hộ;…

Hệ thống báo cháy tự động:

Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống giúp phát hiện một cách nhanh nhất dấu hiệu của sự cháy. Hệ thống báo cháy bao gồm các thiết bị: Trung tâm báo cháy; các đầu báo cháy; chuông, đèn báo cháy, nguồn điện.
+ Tủ báo cháy trung tâm.
+ Đầu báo, chuông, đèn, nút ấn, nguồn điện:

Hệ thống chữa cháy tự động và các thiết bị chữa cháy tại chỗ:

– Hệ thống chữa cháy tự động là hệ thống tự thực hiện hoạt động chữa cháy như: phun nước, bọt, khí,… khi phát hiện dấu hiệu của sự cháy nhằm dặp tắt đám cháy , phương tiện chữa cháy.
– Các thiết bị chữa cháy xách tay được trang bị tại chỗ, như: bình bột chữa cháy xáy tay (MFZ), bình chữa cháy khí, bình bột xe đẩy,…
Thiết bị thoát nạn:

– Dây thả chậm.
– Thang dây:

2.2 Giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy

Bình bột chữa cháy xách tay:

 a. Cấu tạo.

– Bình bột khí đẩy: khí đẩy nạp trực tiếp vào bình (bình MFZ, MFZL – Trung Quốc, Hàn Quốc).
Các bình được làm bằng tôn. Khí đẩy thường là Nitơ, Cacbonic, Cacbon hiđrô halogen…Cụm van gắn liền nắp đậy, có thể tháo ra nạp lại bột, khí sau khi sử dụng.
Van khoá có thể là van bóp hay van vặn, van khoá được kẹp chì . Đồng hồ đo áp lực khí đẩy. Loa phun bằng kim loại hoặc nhựa, cao su. Bình sơn màu đỏ trên có nhãn ghi đặc điểm, cách sử dụng.
Tác dụng dập cháy:
+ Kìm hãm phản ứng cháy (tác dụng của bột và là tác dụng chính).
+ Cách ly (tác dụng phụ và là tác dụng của bột).
+ Làm lạnh (tác dụng phụ và là tác dụng của bột).
+ Làm loãng – giảm nồng độ (tác dụng phụ và là tác dụng của khí đẩy).

b. Phạm vi sử dụng (ứng dụng).

Với loại bình bột loại ABC dùng để dập hầu hết các loại đám cháy chất rắn, lỏng, khí.
Với loại bình bột BC cũng có thể dập hầu hết các loại đám cháy chất lỏng, khí, tuy nhiên đối với đám cháy chất rắn hiệu quả không cao.
Dập đám cháy thiết bị điện có điện lưu tới 380v.
Không nên bố trí dùng bình bột để dập các đám cháy thiết bị có độ chính xác cao, thực phẩm hay vật dụng ăn uống.

c. Cách bảo quản.

– Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, mưa, ẩm.
– Nếu để ngoài nhà phải có mái che.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động.
– Khi di chuyển cần nhẹ nhàng.
Chú ý: có thể lắp đặt cố định trên tường hay để trong phòng bảo vệ, tuy nhiên sao cho việc thao tác lấy ra để sử dụng được nhanh chóng.

d. Phương pháp kiểm tra.

– Kiểm tra quan sát bên ngoài, xem bình có bị bẹp méo, vòi loa phun có bị lão hóa…
– Kiểm tra, xiết chặt các khớp nối, đai ốc.
– Kiểm tra áp suất khí nén: nhìn áp kế:
+ Nếu kim ở vạch xanh: bình sử dụng tốt.
+ Nếu kim ở vạch đỏ: hết khí đẩy, cần nạp lại.
+ Nếu kim ở vạch vàng: môi trường bảo quản có nhiệt độ cao hoặc áp suất trong bình cao.

e. Sử dụng khi có cháy.

– Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy. Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).
– Giật chốt hãm kẹp chì.
– Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.
– Giữ bình ở khoảng cách 4 – 1,5 m tuỳ loại bình, bóp van để bột chữa cháy phun ra.
– Khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
CHÚ Ý:
– Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
– Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
– Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).
– Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
– Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
– Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
– Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng.

Bình chữa cháy CO2

a. Cấu tạo, nguyên lý làm việc.

Thân bình làm bằng thép đúc, hình trụ đứng thường được sơn màu đỏ. Trên thân bình có nhãn mác ghi tên bình, ký hiệu, nơi và ngày sản xuất, cách bảo quản, kiểm tra và sử dụng…
Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều, hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng. Trên cụm van có một van an toàn (lò xo nén 1 chiều), van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn. Trên van là tay xách cũng chính là cần khởi động, tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng của bình.
Trong bình chứa ống nhựa cứng dẫn khí Cacbonic lỏng ra ngoài. Khí CO2 được nén với áp suất cao sẽ chuyển sang thể lỏng và duy trì ở áp suất khoảng 60 – 140 at, nên khi chữa cháy chỉ vặn van hay rút chốt bóp van là khí CO2 sẽ phun ra dập tắt đám cháy, nguyên lý làm việc của bình khí này là tự phun.
Loa phun bằng nhựa cứng và được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống mềm (bình lớn hay xe đẩy, có khối lượng CO2  từ 10 kg trở lên).
Cơ chế dập cháy: làm loãng nồng độ hơi khí chất cháy và nồng độ Oxy trong vùng cháy; làm lạnh (thu nhiệt).

b. Phạm vi sử dụng (ứng dụng).

Bình chữa cháy bằng khí CO2 thường được dùng để dập các đám cháy thiết bị điện tử, thực phẩm vì khi phun không lưu lại chất chữa cháy trên vật cháy nên không làm hư hỏng thêm vật.
Bình loại này thích hợp cho các đám cháy buồng, phòng, hầm, nơi kín khuất gió, không hiệu quả với đám cháy ngoài hay nơi thoáng gió vì CO2  khuếch tán nhanh trong không khí.

c. Cách bảo quản.

– Để nơi dễ dễ lấy thuận tiện cho việc chữa
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, mưa, ẩm. nếu để ngoài nhà phải có mái che.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rungđộng.
– Khi di chuyển cần nhẹ nhàng.
Chú ý: có thể lắp đặt cố định trên tường hay để trong phòng bảo vệ, tuy nhiên sao cho việc thao tác lấy ra để sử dụng phải nhanh chóng.

d. Phương pháp kiểm tra.

– Kiểm tra quan sát bên ngoài, xem bình có bị bẹp méo, vòi loa phun có bị lão hóa…
– Kiểm tra, xiết chặt các khớp nối, đai ốc.
– Kiểm tra áp suất khí nén: cân và so sánh với lượng ban đầu.

e. Sử dụng khi có cháy.

– Chuyển bình tới gần địa điểm cháy.
– Giật chốt hãm kẹp chì.
– Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.
– Giữ loa phun ở khoảng cách càng gần gốc lửa càng tốt.
– Khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

CHÚ Ý:
– Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng của từng loại bình để bố trí dập cháy cho phù hợp.

– Không dùng khí CO2 để dập các đám cháy than; kim loại nóng đỏ, vì sẽ tạo khí CO là khí độc và rất dễ nổ.– Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
– Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
– Khiphuntuỳthuộcvàotừngđámcháyvàlượngkhíđẩycònlạitrongbìnhmàchọnvịtrí,khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
– Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
– Khi phun giữ bình ở tư thế thẳngđứng.
– DoCO2 lỏngchuyểnsangtrangtháikhísẽthunhiệtnênkhiphuncầnđềphòngbỏnglạnh:không phun trực tiếp lên người, không cầm vào chi tiết kim loại trên vòi và loaphun…

Đánh giá post

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin