Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY

Sau đây là mẫu Khóa luận tốt nghiệp Ngành y với đề tài là Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường. Hy vọng đề tài Khóa luận tốt nghiệp này sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi viết Khóa luận tốt nghiệp của mình. Một số tài liệu có phí, các bạn xem thêm nội dung dưới bài viết để biết cách tải nhé. Nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ viết Khóa luận tốt nghiệp, các bạn có thể tham khảo quy trình, và bảng giá viết đề tài khóa luận tại bài viết này.

CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU ĐTĐ là một bệnh rối loạn chuyển hóa rất thường gặp ở các nước phát triển và các nước đang phát triển và trở thành vấn đề y tế và xã hội nghiêm trọng. Tốc độ phát triển của bệnh rất lớn, nó là một trong ba bệnh (ung thư, tim mạch, ĐTĐ) phát triển nhanh nhất. Ngày nay có thể xem bệnh ĐTĐ như là một bệnh xã hội, bởi tính phổ biến và nặng nề của nó với nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. [5], [16] Gần đây World Health Organization (WHO) đã lên tiếng “báo động” về mối lo ngại của bệnh ĐTĐ trên toàn thế giới. Theo công bố của WHO năm 1985 cả thế giới có 30 triệu người mắc bệnh ĐTĐ thì năm 1994 số người mắc ĐTĐ lên tới 98,9 triệu người. Theo ước tính của Viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế vào năm 2000 có khoảng 157,3 triệu người và năm 2010 có 215,6 triệu người bị ĐTĐ. [5] Ở Việt Nam, qua số liệu thống kê ở một số bệnh viện lớn cho thấy ĐTĐ là bệnh thường gặp nhất và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết. Theo điều tra ĐTĐ toàn quốc của Bệnh viện Nội tiết năm 2002-2003: tỷ lệ ĐTĐ chung của cả nước là 2,7% (tỷ lệ nữ là 3,7%, nam là 3,3%). Ở vùng cao có tỷ lệ là 2,1%, Trung du là 2,2%, vùng đồng bằng ven biển là 2,7%, khu đô thị và khu công nghiệp là 4,4%. [5] Bệnh ĐTĐ nếu không được điều trị và quản lý tốt bệnh gây nhiều biến chứng trầm trọng: bệnh lý võng mạc, bệnh lý thần kinh ngoại biên và thần kinh tự chủ các tạng, bệnh lý thận, bệnh lý mạch máu ngoại vi, loét hoặc cắt cụt bàn chân, bệnh lý tim, đột qụy, bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng, biến chứng răng miệng, trầm cảm,… và tỷ lệ chết hàng năm là 5,5%. ĐTĐ là gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội toàn thế giới trong thế kỷ 21. Năm 1997 toàn thế giới chi cho chữa bệnh ĐTĐ vào khoảng 1030 tỷ đôla Mỹ, riêng nước Mỹ với 15 triệu người mắc bệnh ĐTĐ đã phải tốn 98,2 tỷ đôla. Ở các nước công nghiệp phát triển ĐTĐ thường chiếm từ 5-10% ngân sách dành cho y tế. Vì vậy muốn giảm tỷ lệ tử vong cũng như các biến chứng do ĐTĐ gây ra thì người bệnh cần tuân thủ tốt chế độ điều trị như chế độ dinh dưỡng, chế độ hoạt động thể lực, chế độ dùng thuốc, chế độ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của nhân viên y tế. [5], [16] Hiện nay, khoa khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ đang khám và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân ĐTĐ với tỷ lệ tuân thủ điều trị và cách phòng biến chứng là bao nhiêu hiện tại vẫn chưa có câu trả lời. Các nghiên cứu đã triển khai về tuân thủ điều trị ĐTĐ trước đây mới chỉ đề cập đến tuân thủ về thuốc, ít có nghiên cứu toàn diện về thuốc, chế độ ăn, hoạt động thể lực, kiểm soát đường huyết tại nhà và khám định kỳ. Để phát hiện sớm từ khi còn là các yếu tố nguy cơ, nhằm can thiệp tích cực làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ mức độ của biến chứng. [16]
8. 2 Xuất phát từ thực tế trên, được sự ủng hộ của ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ tôi nhận thấy rằng cần thực hiện đề tài: “Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đƣờng của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017”, với mục tiêu: 1. Mô tả sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017. 2. Tìm hiểu kiến thức phòng biến chứng của bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017.
9. 3 CHƢƠNG 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. ĐỊNH NGHĨA ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ĐTĐ đã được người Ai Cập nói đến từ 1500 năm trước Công nguyên như một bệnh tiểu nhiều. Bệnh được Celsus (30 năm trước đến 50 năm sau Công nguyên) chẩn đoán, nhưng mãi hai thế kỷ sau chữ “đái tháo” (diabetes) mới được một thầy thuốc Hy Lạp đặt với tên bệnh cảnh đầy đủ. Từ thế kỷ thứ III đến thứ IV sau Công nguyên bệnh cũng được ghi nhận ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ với đái ngọt. Năm 1674, Willis đặt tên đái nhiều chất ngọt như mật (diabetes mellitus), một thế kỷ sau Dolson chứng minh vị ngọt đó từ đường mà ra. Đầu thể kỷ XIX Brockman ghi nhận về đảo tụy, nhưng mang tên Langerhans(Langerhans mô tả đảo tụy năm 1869), liền sau đó Mering và Minkowski (các nhà khoa học Đức) gây bệnh ĐTĐ thực nghiệm ở chó sau đó phẩu thuật cắt tụy. Đó là một giai đoạn lịch sử kéo dài được gọi là thời kỳ tiền insulin, thời kỳ thách đố trong lịch sử y học về nguyên nhân bệnh sinh của ĐTĐ. [15], [17] Theo WHO, thì ĐTĐ: “là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu/hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin”. [9], [16] Theo Hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2008: “ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu”. [2], [5] 2.2. DỊCH TỂ HỌC ĐÁI THÁO ĐƢỜNG 2.2.1. Tình hình đái tháo đƣờng trên thế giới ĐTĐ là bệnh có từ rất lâu, nhưng đặc biệt

Còn rất nhiều mẫu Khóa luận tốt nghiệp tương tự đề tài Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường các bạn có thể xem thêm các bài khóa luận đó tại  

==>>Khóa luận tốt nghiệp ngành dược tại bệnh viện