Đề tài Tâm lý của học sinh lớp 1, ĐIỂM CAO, HOT 2018

Sau đây là mẫu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục với đề tài là Tâm lý của học sinh lớp 1. Hy vọng đề tài Khóa luận tốt nghiệp này sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi viết Khóa luận tốt nghiệp của mình. Một số tài liệu có phí, các bạn xem thêm nội dung dưới bài viết để biết cách tải nhé. Nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ viết Khóa luận tốt nghiệp, các bạn có thể tham khảo quy trình, và bảng giá viết đề tài khóa luận tại bài viết này.

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục – đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân đặt cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục học ở bậc học cao hơn. “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho việc phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc trung học cơ sở”. Lớp 1 có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông nói chung và trong bậc tiểu học nói riêng. Từ mẫu giáo lên lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng đối với mỗi học sinh. Quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo từ vui chơi ở mẫu giáo sang học tập ở tiểu học, trẻ phải tham gia vào một cuộc sống mới, một môi trường mới, hoạt động mới, yêu cầu mới… điều đó sẽ gây cho trẻ rất nhiều khó khăn, trong đó có những khó khăn về tâm lý. Vì vậy, nếu hiểu được những khó khăn tâm lí của trẻ và có biện pháp giúp trẻ khắc phục thì trẻ sẽ thích nghi với hoạt động học tập tốt hơn, tiếp thu sự giáo dục được thuận lợi hơn. Từ đó giúp trẻ đạt kết quả cao trong hoạt động học tập và phát triển tốt tâm lí cũng như nhân cách của trẻ. Hiện nay ở nước ta mỗi năm có hơn 1 triệu học sinh đi học lớp 1 và thu hút được sự quan tâm chú ý của các bậc phụ huynh cũng như của xã hội. Tuy nhiên áp lực từ phía phụ huynh, từ nhà trường tới trẻ đi học lớp 1 vẫn đang diễn ra dẫn đến những khó khăn cho trẻ khi đi học. Những khó khăn này có những biểu hiện khác nhau ở học sinh đầu lớp 1 của các vùng miền khác nhau. Qua khảo sát thử cũng như quan sát trên học sinh lớp 1, qua phỏng vấn giáo viên đã và đang dạy lớp 1 ở trường tiểu học Bộc Bố, Pác Nặm, Bắc Kạn, chúng tôi nhận thấy, học sinh khi đi học lớp 1 gặp rất nhiều khó khăn tâm lí và những khó khăn này cản trở hoạt động học tập và sinh hoạt của trẻ trong nhà trường. Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về học sinh lớp 1 song những khó khăn tâm lí của trẻ ở vùng sâu vùng xa còn ít được nghiên cứu.
6. 2 Đặc biệt là học sinh tiểu học vùng miền núi Đông Bắc – vùng còn có nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Bởi vậy, nghiên cứu những khó khăn tâm lý của trẻ đầu lớp 1 là cần thiết để giúp các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo – những người làm công tác giáo dục nhận thức được các khó khăn tâm lý của trẻ khi vào học lớp 1 và có biện pháp thích hợp nhằm khắc phục và hạn chế khó khăn tâm lí cho trẻ khi đi học đầu lớp 1. Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi chọn đề tài “Khó khăn tâm lí của học sinh đầu lớp 1 trường tiểu học Bộc Bố – huyện Pác Nặm – tỉnh Bắc Kạn”. 2. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Khó khăn tâm lí của học sinh đầu lớp 1. 2.2. Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 1 của trường tiểu học Bộc Bố – huyện Pác Nặm – tỉnh Bắc Kạn. 3. Mục đích nghiên cứu Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài phát hiện những khó khăn tâm lý của trẻ đầu lớp 1 trường tiểu học Bộc Bố và một số nhân tố dẫn tới những khó khăn đó. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp tháo gỡ khó khăn tâm lí cho học sinh lớp 1. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu – Hệ thống hóa các vấn đề có liên quan đến khó khăn của học sinh lớp 1: khó khăn tâm lý, đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 1. – Tìm hiểu thực trạng khó khăn tâm lý, các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý của trẻ lớp 1 ở trường tiểu học Bộc Bố – huyện Pác Nặm – tỉnh Bắc Kạn. – Đề xuất một số biện pháp để tháo gỡ khó khăn tâm lý cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Bộc Bố – huyện Pác Nặm – tỉnh Bắc Kạn. 5. Phạm vi nghiên cứu – Do điều kiện thời gian và khuôn khổ đề tài có hạn mà vấn đề khó khăn tâm lí là một vấn đề lớn. Nên xét về điều kiện của bản thân tôi chỉ tập trung nghiên
7. 3 cứu: khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 trong hoạt động học tập, vui chơi, giao tiếp, lao động và hoạt động xã hội. – Chúng tôi chỉ nghiên cứu trên 22 học sinh lớp 1A trường tiểu học Bộc Bố – huyện Pác Nặm – tỉnh Bắc Kạn và 13 học sinh lớp 1 phân trường Nà Lảy, trường tiểu học Bộc Bố; 20 giáo viên trường tiểu học Bộc Bố – huyện Pác Nặm – tỉnh Bắc Kạn. 6. Giả thuyết khoa học Nhìn chung, học sinh lớp 1 còn gặp nhiều khó khăn tâm lí khi đi học. Mức độ khó khăn tâm lí không đồng đều nhau theo giới tính, thành phần gia đình, độ tuổi, môi trường sống. Nếu tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp với học sinh thì sẽ tháo gỡ được khó khăn. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Sưu tầm, phân tích các tài liệu liên quan đến khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 (như sách, báo, tạp chí, khóa luận, luận án) nhằm nắm bắt được nội dung cơ bản về mặt lí luận của vấn đề nghiên cứu làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng. 7.2. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát cho phép nghiên cứu các hiện tượng tâm lí trung thực, khách quan và nghiên cứu tâm lí trong trạng thái tồn tại tự nhiên của nó, đơn giản về thiết bị và ít tốn kém về kinh phí. Chúng tôi tiến hành quan sát những biểu hiện về khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 trường tiểu học Bộc Bố và phân trường Nà Lảy trong giờ học, giờ ra chơi và ở nhà. 7.3. Phương pháp điều tra Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu thêm về khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1. Phiếu điều tra được xây dựng theo quy trình hai bước: – Bước 1: Xây dựng phiếu khảo sát sơ bộ: chúng tôi tiến hành khảo sát 20 giáo viên trường tiểu học ở huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn bằng phiếu khảo sát có nội dung gồm các câu hỏi: